hình thành tế bào mới có hai nhân.
Trong giảm phân cũng xảy ra những biến đổi: do sự tiếp hợp và phân ly không bình thường của các NST, có thể làm phát sinh các giao tử thừa hoặc thiếu NST. Có trường hợp thoi vô sắc không xuất hiện, sẽ tạo thành các giao tử không giảm nhiễm.
SỰ SAO CHÉP VÀ CÁC BIẾN ĐỔI CỦA DNA
Một trong những tính chất căn bản của vật chất di truyền DNA là khả năng tự sao chép chính xác hay tự nhân đôi
Năm 1957, J.Stent và M.Delbruck đã đưa ra 3 kiểu sao chép DNA có thể có:
1. Kiểu bảo toàn: Chuỗi DNA xoắn kép ban đầu được giữnguyên trong khi chuỗi xoắn mới được hình thành hoàn nguyên trong khi chuỗi xoắn mới được hình thành hoàn toàn từ nguyên liệu mới
2. Kiểu nửa bảo toàn: chuỗi xoắn kép mới gồm một sợi đơncũ và một sợi mới được tổng hợp cũ và một sợi mới được tổng hợp
3. Kiểu phân tán: Các sợi DNA đứt ra thành các đoạn nhỏ,mỗi đoạn nhỏ làm khuôn để tổng hợp đoạn mới, sau đó mỗi đoạn nhỏ làm khuôn để tổng hợp đoạn mới, sau đó chúng nối lại với nhau.
Thí nghiệm của Meselson và Stahl (1958) Nuôi E.coli trong môi trường15NH4Cl (nitơ nặng), tế bào sử dụng15N để tổng hợp DNA cho đến khi phân tử DNA sinh ra hoàn toàn là DNA nặng (DNA có tỉ trọng lớn hơn DNA mang14N )
Chuyển các tế bào này sang môi trường14N- nitơ nhẹ. DNA được tổng hợp từ14N gọi là DNA nhẹ
Cách các khoảng thời gian đều đặn (20, 40 phút), người ta lấy các tế bào đem phân tích và li tâm trong gradient tỉ trọng CsCl để phân tích các DNA nặng và DNA nhẹ
Là một quá trình phức tạp, phải trải qua các cơ chế chung như:
Các liên kết hydro ổn định cấu trúc xoắn và gắn 2 mạch với nhau phải bị phá vỡ và tách rời 2 mạch
Phải có đoạn mồi (primer) tức là đoạn DNA hay RNA mạch đơn ngắn bắt cặp với mạch khuôn
Có đủ 4 loại nucleotide (dATP, dGTP, dTTP. dCTP) bắt cặp bổ sung với các nucleotide mạch khuôn
Mạch mới được tổng hợp theo hướng 5’P- 3’OH
Các nucleotide mới được nối lại với nhau bằng liên kết phosphodiester.
Mỗi bước được điều khiển bởi enzyme đặc hiệu và được thực hiện một cách nhanh chóng, chính xác
QÚA TRÌNH SAO CHÉP DNA
Sự sao chép bắt đầu từ điểm khởi đầu sao chép (origins of replication- ori). Vùng DNA được sao chép từ một điểm khởi đầu được gọi là replicon
Vi khuẩn: 1 điểm khởi đầu sao chép
Eukaryote: nấm men- 300 điểm khởi đầu (1- 40kb)
Người khoảng 20.000 điểm khởi đầu (1-150kb) KHỞI ĐẦU
Sự sao chép DNA gồm 3 bước:
Khởi đầu: Nhận ra điểm khởi đầu sao chép Kéo dài: nối dài mạch polynucleotide
Kết thúc: Kết thúc quá trình tổng hợp mạch polynucleotide
Điểm khởi đầu sao chép của E.coli và nấm men - Protein DnaA đặc hiệu nhận biết
điểm ori dài 245bp (chứa 13 nu lặp lại 3 lần và một đoạn lặp lại 5 lần 9 nu)