Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho mọi người hiểu

Một phần của tài liệu Cơ sơ lý luận và thực tiễn về tranh tụng tại phiên tòa trong xét xử vụ án hình sự ở tỉnh Bắc Ninh (Trang 110)

thực hiện nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa:

Việc tăng cường ý thức pháp luật trong nhân dân có tầm ý nghĩa rất quan trọng trong việc nhận thức và thực hiện các quy định của pháp luật. Trong tố tụng hình sự, bằng việc nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của Toà án, người bào chữa, Kiểm sát viên, các nguyên tắc bảo đảm tranh tụng… cũng góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động tranh tụng tại phiên toà. Để thực hiện được điều đó thì công tác phổ biến , giáo dục pháp luật là khâu đầu tiên của quá trình thi hành pháp luâ ̣t và có ý nghĩa , vai trò hết sức quan tro ̣ng trong viê ̣c tăng cường pháp chế , xây dựng Nhà nước pháp quyền Viê ̣t Nam XHCN của nhân dân , do nhân dân và vì nhân dân . Xuất phát từ vai trò, ý nghĩa quan trọng đó Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác này. Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị chỉ rõ: “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật với nhiều hình thức phong phú, sinh động, đặc biệt là thông qua các phiên toà xét xử lưu động và bằng những phán quyết công minh để tuyên truyền, nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ và nhân dân”[4]. Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư

102

Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biển giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân đã khẳng định: “Phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng” [9]. Do vậy cần tuyên truyền về các đường lối, quan điểm của Đảng về cải cách tư pháp, nhất là việc tổ chức phiên tòa xét xử theo tinh thần cải cách tư pháp, đảm bảo bình đẳng giữa các bên (bên buộc tội và bên gỡ tội), Tòa án đóng vai trò trọng tài trung gian điểu khiển tranh tụng và đưa ra phán quyết dựa trên kết quả tranh tụng tại phiên tòa. Bên cạnh đó cần thực hiện việc đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật nói chung và pháp luật về hình sự, TTHS nói riêng để người dân hiểu về những quyền và nghĩa vụ của mình. Cần tuyên truyền cho người tham gia tranh tụng biết về quyền tự bào chữa cho mình, nếu họ không có khả năng đó thì nhất thiết phải được sự trợ giúp của Luật sư.

103

Kết luận chƣơng 3

Trước chủ trương mở rộng và nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên toà hình sự theo tinh thần của Nghị quyết số 08-NQ/TW và Nghị quyết số 49- NQ/TW của Bộ Chính trị và Hiến pháp 2013, để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động tranh tụng tại các phiên tòa hình sự, cần tiến hành đồng bộ các giải pháp khác nhau, đó là: các giải pháp pháp lý; các giải pháp về tổ chức; các giải pháp về con người, các giải pháp vật chất – kỹ thuật, các giải pháp này liên quan chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau. Cụ thể: Thứ nhất, cần hoàn thiện các quy định của pháp luật TTHS hiện hành liên quan đến hoạt động tranh tụng tại phiên tòa hình sự trong đó đặc biệt chú trọng vấn đề đưa tranh tụng trở thành nguyên tắc cơ bản trong TTHS. Thứ hai, phải chú trọng nâng cao trình độ, kĩ năng điều khiển tranh tụng của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, đây là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa. Vấn đề điều khiển tranh tụng tại phiên tòa cần hướng tới bảo đảm tốt các quyền và lợi ích của con người, bảo đảm nguyên tắc mọi phán quyết của Tòa án đều phải dựa trên kết quả của việc tranh tụng công khai, bình đẳng tại Tòa án. Thứ ba, mở rộng nâng cao quyền bào chữa, có thể tự bào chữa hoặc nhờ người bào chữa, chất lượng và số lượng đội ngũ Luật sư cũng phải không ngừng được củng cố và tăng lên. Thứ tư, nâng cao chất lượng đội ngũ Kiểm sát viên đáp ứng yêu cầu của hoạt động tranh tụng tại phiên tòa. Bên cạnh đó, cũng cần tập trung xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo cho việc thực

hiện tranh tụng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho mọi người hiểu

và thực hiện nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa. Có như vậy chất lượng tranh tụng mới đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, phù hợp xu thế chung của quốc tế.

104

KẾT LUẬN

Trong tố tụng bao giờ cũng có sự tham gia của các bên có quyền và (hoặc) lợi ích trái ngược nhau yêu cầu tòa án phân xử. Để có cơ sở cho Tòa án có thể phân xử, pháp luật quy định cho các bên tham gia tố tụng quyền khởi kiện vụ việc ra trước Tòa án, chứng minh và tranh luận để bảo vệ yêu cầu của mình. Như vậy, tranh tụng bao giờ cũng gắn liền với hoạt động tài phán của Tòa án. Tranh tụng trong TTHS diễn ra giữa bên buộc tội và bên bào chữa, chủ yếu là giữa VKS với người bào chữa và bị cáo. Để những người đó thực hiện việc tranh tụng, pháp luật tố tụng quy định cho họ các quyền và nghĩa vụ tố tụng nhất định và Tòa án là cơ quan thực hiện chức năng xét xử. Tòa án thực hiện chức năng như một trọng tài có địa vị độc lập với các bên để phân xử một cách khách quan, theo pháp luật. Trong TTHS, chức năng xét xử của Tòa án độc lập với chức năng buộc tội và chức năng bào chữa.

Mỗi quốc gia khác nhau có các thủ tục tố tụng khác nhau mang yếu tố đặc trưng cũng như truyền thống của mình. Tuy nhiên, trong xã hội dân chủ, tiến bộ hiện nay, nguyên tắc hai cấp xét xử được thực hiện ở tuyệt đại đa số các nhà nước trên thế giới. Theo nguyên tắc này, bản án, quyết định sơ thẩm bị các bên tham gia tố tụng có quyền và lợi ích liên quan kháng cáo, hoặc bị VKS kháng nghị trong thời hạn luật định thì phải được xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm. Vì vậy, trong tố tụng nói đến phiên tòa, tức là nói đến phiên tòa sơ thẩm, phiên tòa phúc thẩm. Thế nhưng, là phiên tòa lần đầu xem xét và quyết định về toàn bộ vụ án, phiên tòa sơ thẩm thể hiện đầy đủ nhất các yếu tố đặc trưng của phiên tòa. Ngoài ra, tuỳ theo cách tổ chức của hệ thống tư pháp, ở các nước còn có các phiên tòa khác như phiên tòa giám đốc thẩm, phiên tòa tái thẩm nhưng đây là các thủ tục đặc biệt, nên những phiên tòa này cũng mang yếu tố đặc biệt, không thể thực hiện đầy đủ các yếu tố đặc trưng của một phiên tòa.

105

Tranh tụng tồn tại trong tất cả thủ tục tố tụng hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính. Tuy nhiên, mỗi loại án có những đặc trưng khác nhau về yếu tố tranh tụng. Việc tranh tụng được thực hiện trong giai đoạn điều tra và tại phiên tòa, nhưng tại phiên tòa là quan trọng nhất. Trong TTHS, xét xử là hoạt động giải quyết vụ án mà trong đó Tòa án xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ dựa trên các chứng cứ, tranh luận của bên buộc tội và bên gỡ tội, đối chiếu với các quy định của pháp luật có liên quan từ đó đưa ra các phán quyết về vụ án. Tùy theo tính chất của vụ án mà chức năng tố tụng, địa vị pháp lý của các bên cũng khác nhau. Tranh tụng trong TTHS diễn ra giữa các bên buộc tội và bên bào chữa, chủ yếu là giữa Kiểm sát viên với người bào chữa và bị cáo. Để những người đó thực hiện việc tranh tụng, pháp luật TTHS quy định cho họ các quyền và nghĩa vụ tố tụng nhất định.

Đặc điểm của tranh tụng tại phiên tòa là Tòa án giữ vai trò là chủ thể trong việc duy trì và hướng dẫn các thủ tục đối với các bên tham gia tranh tụng tại tòa. Tuy nhiên, Tòa án không hạn chế tính chủ động và tích cực của các bên tham gia tranh tụng hoặc làm thay chức năng của họ. Mặt khác, Tòa án cũng không để cho quá trình tranh tụng diễn ra theo ý chí chủ quan của các bên.

Phạm vi và nội dung tranh tụng có khác nhau trong các hệ thống pháp luật và các loại án. Thực hiện việc tranh tụng tại phiên tòa và Tòa án ra phán quyết trên cơ sở kết quả tranh tụng tại phiên tòa là đảm bảo quan trọng cho việc xác định sự thật khách quan của vụ án, giải quyết vụ án đúng đắn, khách quan. Theo pháp luật Việt Nam, phạm vi tranh tụng tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự được thực hiện cả trong giai đoạn bắt đầu, trong xét hỏi, tranh luận và tuyên án. Tùy theo địa vị tố tụng mà người tham gia tố tụng thực hiện nội dung tranh luận khác nhau.

Với vai trò quan trọng của hoạt động tranh tụng tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự, việc nghiên cứu xây dựng một hệ thống tố tụng tranh tụng hay hệ thống tố tụng khác có các yếu tố tranh tụng phải được xuất phát trước tiên từ vấn đề tranh tụng tại phiên tòa.

106

Với đề tài “Cơ sở lý luận và thực tiễn về tranh tụng tại phiên tòa

trong xét xử vụ án hình sự ở tỉnh Bắc Ninh”, tác giả đã đưa ra, làm rõ một

số vấn đề cơ bản về tranh tụng tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự trên cơ sở đó đi vào thực tiễn hoạt động tranh tụng tại phiên tòa của TAND hai cấp tỉnh Bắc Ninh.

Luận văn đã cố gắng đề cập tương đối toàn diện các vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn hoạt động tranh tụng tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự nói chung và trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nói riêng qua đó đưa ra những bất cập, hạn chế và những giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tranh tụng tại phiên tòa cũng như chất lượng điều khiển tranh tụng tại phiên tòa theo đúng tinh thần tranh tụng của Hiến pháp 2013, Nghị quyết 08-NQ/TW và Nghị quyết 49-NQ/TW về cải cách tư pháp của Bộ chính trị.

Những kết quả khiêm tốn của đề tài này hy vọng sẽ góp phần nhỏ bé về mặt lý luận và thực tiễn trong việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả tranh tụng tại phiên tòa trong xét xử án hình sự, góp phần thực hiện có hiệu quả công cuộc cải cách tư pháp mà Đảng, Nhà nước đã đề ra.

107

Bảng 2.1: Tổng hợp số liệu xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc

thẩm, tái thẩm của ngành Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh:

Vụ Năm Sơ thẩm (1) Phúc thẩm (2) Giám đốc thẩm, tái thẩm (3) Tổng cộng (4) Tỷ lệ % (2)/(1) Tỷ lệ % (3)/(1) 2008 724 96 13,25 3 0,41 823 2009 623 112 17,97 1 0,20 736 2010 537 105 19,55 2 0,37 644 2011 956 183 19,14 3 0,31 1142 2012 1042 203 19,48 2 0,19 1247 2013 1074 314 29,23 1 0,09 1389

108

Bảng 2.2: Tổng hợp số liệu vụ án hình sự sơ thẩm của ngành Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh có Luật sƣ tham gia từ năm 2008 đến 2013

Năm Số vụ án

HSST

Số vụ án có luật sƣ tham gia Luật sƣ tham gia theo chỉ định Tỷ lệ % Luật sƣ tham gia theo yêu cầu

Tỷ lệ % 2008 724 178 24,6% 52 7,2% 2009 623 234 37,5% 48 7,7% 2010 537 189 35,2% 32 5,9% 2011 956 356 37,2% 59 6,2% 2012 1042 387 37,1% 63 6,0% 2013 1074 391 36,4% 62 5,8%

109

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm của ngành Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh (2008-2013)

110

Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ vụ án hình sự sơ thẩm có luật sƣ tham gia (2008-2013)

111

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (2005), Hán - Việt tự điển, NXB Văn hóa thông tin.

2. Thạc sỹ Trần Duy Bình (2012), Thực trạng và một số kiến nghị nhằm

nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa hình sự theo tinh thần cải cách tư pháp,

http://www.toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_page_id= &p_cateid=1751909&article_details=1&item_id=11719754

3. Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2002), Nghị quyết số

08/NQ-TW ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới.

4. Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2005), Nghị quyết số

49/NQ-TW ngày 02/6/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

5. Bộ luật tố tụng hình sự Nhật Bản,

http://tks.edu.vn/law/detail/1280_0_Bo-luat-to-tung-hinh-su-Nhat- Ban.html.

6. Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp (1999), chuyên đề về

“Tư pháp hình sự so sánh (do tập thể tác giả biên dịch, hiệu đính bởi

PTS. Dương Thanh Mai và Ths. Cao Thanh Phong), Thông tin khoa

học pháp lý, Hà Nội.

7. Bộ tư pháp (2003), “Tố tụng tranh tụng và tố tụng xét hỏi”, Thông tin

khoa học xét xử, (1), tr.3-6.

8. Nguyễn Ngọc Chí (2008), “Các nguyên tắc cơ bản trong Luật tố tụng

hình sự - Những đề xuất sửa đổi, bổ sung”, Tạp chí khoa học Đại học

112

9. Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003,

Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biển giáo dục

pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân.

10. Bộ luật tố tụng hình sự cộng hòa liên bang Đức,

http://tks.edu.vn/law/detail/1027_0_Bo-luat-to-tung-hinh-su-Cong-hoa- lien-bang-Duc.html

11. Bộ luật tố tụng hình sự cộng hòa Pháp,

http://tks.edu.vn/law/detail/1281_0_Bo-luat-to-tung-hinh-su-cong-hoa- Phap.html

12. TS. Ngô Huy Cương (2004), Cải cách tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn

xây dựng Nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, tr.256.

13. Đỗ Anh Cường (2010), Cơ sở lý luận và thực tiễn về tranh tụng tại

phiên tòa trong xét xử vụ án hình sự ở tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sĩ

luật, Học viện chính trị hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Trần Văn Độ (1992), “Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của bị can,

bị cáo”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (9), tr.9.

18. Elisabeth Pelsez (2003), “Tố tụng tranh tụng và tố tụng xét hỏi”,

Thông tin khoa học xét xử, (1), tr.3.

19. Phạm Hồng Hải (1999), Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc

113

20. Phạm Hồng Hải (2004), “Thực trạng tranh tụng trong phiên tòa hình sự

của Kiểm sát viên dưới góc nhìn của Luật sư”, Tạp chí Kiểm sát, (8).

21. Tống Anh Hào (2003), “Về tranh tụng tại phiên tòa hình sự”, Tạp chí

Tòa án nhân dân, (5).

22. TS. Nguyễn Văn Hiển (2011), Về nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng

hình sự, NXB Chính trị quốc gia.

23. Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (2006), Các nguyên tắc liên bang về tố tụng

hình sự của hợp chủng quốc Hoa kỳ.

24. PGS.TS. Nguyễn Mạnh Kháng (2003), “Cải cách tư pháp và vấn đề

tranh tụng”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (10).

25. Khoa Luật, Trường Đại học Cannor Mỹ (2001), “Cải cách Tòa án”,

Thông tin khoa học xét xử, (1), tr.10.

26. Nguyễn Thúc Linh (1972), Từ điển Luật học diễn giải, Nxb Khai Trí,

Một phần của tài liệu Cơ sơ lý luận và thực tiễn về tranh tụng tại phiên tòa trong xét xử vụ án hình sự ở tỉnh Bắc Ninh (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)