phán, Kiểm sát viên đảm bảo chất lượng tranh tụng:
Thực tế còn cho thấy, công tác tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán, Kiểm sát viên ở các huyện vùng sâu, vùng xa hiện nay còn nhiều khó khăn. Chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức ngành Toà án, VKS còn thấp, điều kiện sinh hoạt và làm việc còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, cộng với áp lực và trách nhiệm đối với công việc rất lớn. Để hoạt động xét xử, hoạt động tranh tụng tại phiên tào có chất lượng và hiệu quả, cần đảm bảo đủ cơ sở vật chất cần thiết về chế độ tiền lương, trụ sở, trang thiết bị làm việc, phương tiện kỹ thuật... Ở một số nước đang phát triển như Brazil lương Thẩm phán cao gấp 33 lần mức lương trung bình; tại Ecuador là 18 lần; tại Pêru là 14 lần... Với sự đảm bảo về vật chất này sẽ hạn chế được tối đa những tác động tiêu cực đối với Thẩm phán trong vấn đề độc lập xét xử, góp phần chống tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm. Việc điều chỉnh tăng lương cho Thẩm phán, Kiểm sát viên cần tương xứng với đặc điểm nghề nghiệp để họ yên tâm công tác, không bị tiêu cực tác động.
Bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc tổ chức phiên tòa. Cần xây dựng các phòng xử án bảo đảm tính trang nghiêm, hiện đại, bố trí phù hợp vai trò tố tụng của các chủ thể; có đầy đủ các trang thiết bị như hệ thống âm thanh, ghi âm, hình ảnh, máy tính. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác chuyên môn. Đồng thời xây dựng cơ chế về văn hóa pháp lý tại các phiên tòa, bảo đảm cho các phiên tòa được tiến hành thật sự dân chủ, khách quan, bình đẳng.
100
Thiết kế mô hình cơ sở vật chất phù hợp với hoạt động tranh tụng. Thiết kế vị trí của các bên tại phiên tòa để đảm bảo không khí tố tụng bình đẳng, khách quan, tạo điều kiện cho các bên dễ dàng tiếp xúc trong quá trình tố tụng; hệ thống âm thanh, hình ảnh thuận tiện cho việc theo dõi tiến trình tố tụng là những điều kiện rất cần thiết cho tranh tụng cần được nghiên cứu …
Vấn đề vị trí ngồi của Kiểm sát viên và Luật sư đã gây ra khá nhiều tranh cãi từ trước tới nay. Trong Đề án mô hình tố tụng hình sự Việt Nam do VKSND Tối cao đang chủ trì soạn thảo, các vấn đề về vị trí ngồi, cách thức xét hỏi, tranh luận… đều được ghi nhận theo xu hướng tiến bộ. Khoảng gần ba năm trước, TAND tỉnh Bình Dương là Tòa án đầu tiên trong cả nước đã tiến hành thí điểm việc thay đổi vị trí ngồi của HĐXX, Kiểm sát viên, Luật sư tại phiên tòa hình sự. Sau đó, dù được dư luận ủng hộ nhưng vì nhiều lý do khác nhau, cuối cùng việc thí điểm này phải dừng lại.
Gần đây, TAND Đà Nẵng đã bố trí lại vị trí ngồi của những người tiến hành tố tụng và Luật sư tại phiên tòa hình sự. Theo đó, HĐXX sẽ ngồi ở vị trí cao nhất và riêng biệt. Ngồi phía dưới và ngay trước HĐXX là bàn của Thư ký ghi biên bản phiên tòa. Cũng ngồi phía dưới ngang hàng nhưng ở hai bên và đối diện nhau là bàn của đại diện VKS và bàn của Luật sư.
Cùng với sự thay đổi chỗ ngồi, TAND Đà Nẵng cũng đã có sự thay đổi rõ rệt trong cách thức xét hỏi tại phiên tòa hình sự. Trong phần xét hỏi, nếu trước đây chủ yếu do HĐXX trực tiếp xét hỏi bị cáo, người bị hại… thì nay HĐXX sẽ hạn chế hỏi, nhường quyền chủ động cho đại diện VKS. Khi nào có vấn đề còn khúc mắc, chưa được làm rõ, chủ tọa phiên tòa hoặc các thành viên trong HĐXX mới yêu cầu đại diện VKS, Luật sư tiếp tục xét hỏi để làm rõ vấn đề. Sự chuyển đổi từ mô hình xét xử xét hỏi sang xu hướng đề cao tính tranh tụng hơn này ban đầu ít nhiều cũng gặp khó khăn do đội ngũ Thẩm phán, cán bộ tố tụng còn nặng thói quen cũ. Tuy nhiên, mọi thứ dần dần đã có sự thay đổi trong nội dung xét xử: Tính chất tranh tụng được nâng cao, tòa lấy kết quả tranh luận tại phiên tòa làm căn cứ tuyên án.
101
Hiện nay việc thay đổi cách thức xét hỏi, nâng cao tính tranh tụng, lấy kết quả tranh luận tại phiên tòa làm căn cứ tuyên án đã được áp dụng tại tất cả các tòa quận, huyện ở Đà Nẵng. Riêng việc đổi mới vị trí ngồi, trước mắt mới thực hiện tại TAND Đà Nẵng, sắp tới sẽ triển khai tại các tòa quận, huyện.
Việc đổi mới vị trí ngồi của những người tiến hành tố tụng và Luật sư chính là sự thể hiện của tinh thần thay đổi từ mô hình tố tụng xét hỏi sang mô hình tranh tụng. HĐXX giữ vai trò tài phán nên phải ngồi ở vị trí biệt lập và cao nhất. Còn đại diện VKS và Luật sư bào chữa lần lượt giữ các vai trò buộc tội và gỡ tội. Hai thành phần này có vai trò ngang nhau trong tố tụng nên cần phải ngồi ngang hàng nhau.