Tổ chức tín dụng:

Một phần của tài liệu Phân tích nguyên nhân dẫn tới hiện tượng điều hành tỷ giá ngày 18 6 2014 (Trang 32)

Do tỷ giá được điều chỉnh tăng 1%, nên nếu ngân hàng nào giữ trạng thái âm về ngoại tệ (đồng USD) thì sẽ bị “lỗ” chênh lệch tỷ giá tương ứng là 1%. Ngược lại, nếu ngân hàng nào giữ trạng thái dương về ngoại tệ, sẽ được “lãi” tương ứng 1%.

Biểu đồ 3.– Nguồn Bizlive

Trong số 16 ngân hàng được thống kê, có 8 ngân hàng có trạng thái ngoại tệ USD âm, với tổng giá trị quy đổi lên tới 16.768,96 tỷ đồng. Đáng chú ý là ACB, PGBank, Techcombank, VPBank là những ngân hàng có trạng thái ngoại tệ USD âm khá lớn. Ở chiều ngược lại, các ngân hàng TMCP nhà nước như Vietcombank, Vietinbank, BIDV hay một số ngân hàng khác như VIB,

Đông Á, Sacombank lại có trạng thái ngoại tệ dương khá lớn.Tổng trạng thái ngoại tệ USD quy đổi của 8 ngân hàng này lên tới 35.939 tỷ đồng.

Như vậy,nếu giả định trạng thái ngoại tệ của các ngân hàng tại thời điểm 31/3/2014 (công bố tại báo cáo tài chính quý I/2014) đến nay không có nhiều thay đổi, chúng ta có thể ước tính được thiệt hại của hệ thống ngân hàng. Các ngân hàng có trạng thái ngoại tệ âm ước tính sẽ lỗ khoảng 167,69 tỷ đồng, trong khi các ngân hàng có trạng thái ngoại tệ dương ước tính sẽ lãi 359,39 tỷ đồng.

Theo NHNN là trạng thái ngoại tệ của toàn hệ thống TCTD là âm, và các ngân hàng liên tục bán USD trong 5 tháng đầu năm, có thể dự báo con số “lỗ” của hệ thống ngân hàng có thể lớn hơn rất nhiều.

Trước lo ngại về sự tác động của việc điều chỉnh tỷ giá với doanh nghiệp và TCTD, bà Nguyễn Thị Hồng- Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ NHNN cho rằng định hướng điều hành tỷ giá đã được NHNN thông báo từ đầu năm nên các doanh nghiệp và NHTM cũng đã có sự chuẩn bị, cân nhắc khi đề ra kế hoạch kinh doanh cho năm 2014. Theo thông lệ hàng năm, vào thời điểm trước tết hoặc giữa năm, tỷ giá thường có những thay đổi về cung cầu nên doanh nghiệp cũng đã dự tính được điều này.Về phía ngân hàng, hệ thống hiện nay đang có trạng thái ngoại tệ âm, việc điều chỉnh tỷ giá lần này sẽ ảnh hướng đến chi phí tài chính của hệ thống các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên điều chỉnh tỷ giá sẽ góp phần hỗ trợ xuất khẩu, qua đó hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, đồng thời tạo điều kiện ổn định thị trường ngoại hối, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của nền kinh tế.

Vì vậy chúng ta cần nhìn nhận những tác động của việc phá giá tiền đồng trên bình diện toàn nền kinh tế để có cái nhìn đa chiều hơn về cái lợi và mất. Sau khi điều chỉnh tăng 1% tỷ giá bình quân thị trường liên ngân hàng vào ngày 19/6/2014, NHNN cho biết tỷ giá thị trường liên ngân hàng dần ổn định ở mặt bằng mới, thanh khoản thị trường ngoại hối khá tốt, khối lượng giao

dịch ngoại tệ trên thị trường hằng ngày tương đương mức giao dịch trong những tháng đầu năm, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp, hợp lý của tổ chức và cá nhân đều được tổ chức tín dụng đáp ứng đầy đủ, kịp thời.

Từ cuối tháng 6 đến nửa đầu tháng 7/2014, tỷ giá có xu hướng giảm.Để ngăn tỷ giá giảm quá sâu, từ ngày 14/7/2014, NHNN đã điều chỉnh tăng tỷ giá mua ngoại tệ từ TCTD từ mức 21.100 đồng/USD lên 21.200 đồng/USD nhằm hỗ trợ xuất khẩu, qua đó hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, tăng dự trữ ngoại hối nhà nước. Sau khi điều chỉnh tăng tỷ giá mua ngoại tệ, thị trường ngoại hối tiếp tục ổn định. Đến ngày 31/7/2014, tỷ giá giao dịch liên ngân hàng quanh mức 21.229 VND/USD, tỷ giá niêm yết mua bán của các ngân hàng thương mại khoảng 21.200-21.250 VND/USD, vẫn thấp với mức trần cho phép (tỷ giá trần là 21.458 VND/USD, tỷ giá sàn là 21.034 VND/USD), tứcđã hạn chế được tình trạng thị trường nóng như thời kì trước. Điều này cũng góp phần giúp diễn biến thị trường vàng trong tháng 7/2014 khá ổn định, giá vàng dao động phù hợp với giá vàng trên thị trường quốc tế.Như vậy, dường như thị trường ngoại tệ đã dần đi vào ổn định, việc NHNN điều chỉnh tỷ giá đượccác thành viên tham gia thị trường đón nhận một cách tích cực. Các NHTM được coi là đối tượng được đánh giá là chịu ảnh hưởng nhiều do họ đã bán ngoại tệ cho NHNN, thậm chí có nhiều NHTM ở trạng thái âm, cũng khẳng định hoạt động kinh doanh ngoại tệ sau khi NHNN điều chỉnh tỷ giá vẫn diễn ra bình thường. Tất nhiên, những ngân hàng nào để trạng thái ngoại tệ âm sẽ bị lỗ nhưng không ảnh hưởng nhiều đến kết quả kinh doanh của ngân hàng và họ đánh giá mức điều chỉnh 1% là chấp nhận được.

Một phần của tài liệu Phân tích nguyên nhân dẫn tới hiện tượng điều hành tỷ giá ngày 18 6 2014 (Trang 32)