Tác động của tỷ giá tới lạm phát qua giá hàng nhập khẩu:

Một phần của tài liệu Phân tích nguyên nhân dẫn tới hiện tượng điều hành tỷ giá ngày 18 6 2014 (Trang 28)

Giá hàng nhập khẩu bị tác động bởi hai thành phần là giá nhập khẩu trên thị trường thế giới và tỷ giá. Khi tỷ giá tăng làm tăng giá hàng nhập khẩu tăng. Nếu là hàng nhập khẩu phục vụsản xuất, khi NHNN điều chỉnh tỷ giá tăng tức VND mất giá so với USD dẫn đến chi phí các yếu tố đầu vào tăng, sản phẩm đầu ra cũng tăng giá theo gây cho doanh nghiệp khó cạnh tranh hơn trên thị trường. Ở những doanh nghiệp nhập khẩu thì vấn đề biến động tỷ giá là không có lợi. Bởi doanh nghiệp sẽ tốn nhiều tiền đồng hơn để đổi sang ngoại tệ trả cho bạn hàng. Theo đó, chi phí sản xuất , chi phí tiêu dùng cũng bị tăng theo, điển hình như giá sữa, thực phẩm, nguyên phụ liệu trong ngành dệt may… Sẽ không bất ngờ nếu các hãng ôtô, du lịch, hàng không, xăng dầu, sữa… lại thông báo tăng giá sản phẩm do điều chỉnh tỷ giá. Điều này cũng sẽ làm cho nguy cơ lạm phát tăng theo. Việt Nam lại là một nước nhập siêu nên giá nhập khẩu tăng sẽ ảnh hưởng tới ngay tới CPI. Theo tổng cục thống kê thì chỉ số giá tiêu dùng tháng 7 tăng 0,23% so với tháng 6. Tóm lại thay đổi tỷ giá , xuất nhập khẩu và mức độ tác động đến lạm phát là điều cần được tính toán kỹ lưỡng giữa cái được và mất.

3.1.2. Lãi suất:

Ngoài lạm phát, việc điều chỉnh tỷ giá liên tục của NHNN có thể khiến cho lãi suất huy động đồng nội tệ tăng cao. Điều này sẽ làm giảm lòng tin của dân chúng và nhà đầu tưkhi có sự kỳ vọng về giảm giá đồng nội tệ trong tương lai. Trên lý thuyết, khi giữ tỷ giá ổn định thì sẽ tăng cường được lòng tin của công chúng vào đồng nội tệ. Tỉ giá ổn định cũng sẽ tạo môi trường hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Hơn hai năm nay, sự ổn định của tỷ giá là một

trong những điểm sáng của Việt Nam trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Mức điều chỉnh tỷ giá chỉ 1% lần này có thể sẽ không quá lớn, hoặc chấp nhận được đối với họ. Cũng vì lẽ đó mà khi NHNN điều chỉnh tăng tỷ giá, ngay lập tức đã có những sự lo ngại về khả năng lạm phát gia tăng và áp lực đối với các khoản nợ của Việt Nam và họ cũng lo ngại rằng NHNN sẽ không giữ được lời hứa chỉ tăng tỉ giá với biên độ -/+2% như mục tiêu đề ra đầu năm. Việc phá giá tiền đồng sẽ gây xáo trộn thị trường, làm niềm tin với VND sụt giảm.Theo BIDV chỉ cần cho phá giá tiền đồng 3- 4% sẽ gây đổ vỡ niềm tin, khiến lạm phát tăng mạnh. Tuy nhiên, với cách điều hành tỷ giá một cách từ từ theo tín hiệu thị trường hiện nay, kinh tế vĩ mô không bị ảnh hưởng.

Một phần của tài liệu Phân tích nguyên nhân dẫn tới hiện tượng điều hành tỷ giá ngày 18 6 2014 (Trang 28)