Đánh giá tình hình phát triển kinh tế tƣ nhân Hà Nộ

Một phần của tài liệu Kinh tế tư nhân ở Hà Nội trong tiến trình đổi mới (Trang 52)

2.3.1. Những đóng góp tích cực của kinh tế tư nhân Hà Nội

Thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trƣờng mở cửa và hội nhập quốc tế, Đảng và Nhà nƣớc đã có nhiều chính sách nhằm huy động, phát huy tiềm năng của mọi thành phần kinh tế. Trong bối cảnh chung đó, kinh tế tƣ nhân ở nƣớc ta nói chung và kinh tế tƣ nhân Hà Nội nói riêng đƣợc tạo điều kiện phát huy mọi tiềm năng, góp phần thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá Thủ đô. Kinh tế tƣ nhân Hà Nội đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội của Thủ Đô, thể hiện trên các mặt chủ yếu sau đây:

Một là: Tính đến cuối năm 2003, Hà Nội có hơn 20.000 doanh nghiệp

thuộc khu vực kinh tế tƣ nhân đăng ký kinh doanh, đứng thứ hai cả nƣớc về số lƣợng cũng nhƣ tốc độ gia tăng doanh nghiệp (chỉ đứng sau Thành phố Hồ Chí Minh). Trong những năm qua số lƣợng doanh nghiệp thành lập mới trên địa bàn không ngừng gia tăng, đặc biệt là khi luật doanh nghiệp có hiệu lực từ 1/1/2000.

Trong số hơn 20.000 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, số lƣợng doanh nghiệp đăng ký từ 1/1/2000 đến nay chiếm khoảng 80% tổng số doanh nghiệp tƣ nhân. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp, chúng ta còn thấy một lực lƣợng đông đảo các hộ kinh doanh cá thể. Trên địa bàn thành phố Hà Nội có hàng chục vạn hộ kinh doanh cá thể và hàng trăm trang trại đang hoạt động linh hoạt và khá hiệu quả.

Hai là: Về cơ cấu ngành nghề đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp tƣ nhân trên địa bàn cũng có những chuyển biến tích cực. Theo số liệu thống kê 6 tháng đầu năm 2001, số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực nông - lâm - thuỷ sản chiếm 1,2%; lĩnh vực công nghiệp chiếm 16,81%; lĩnh vực giao thông - xây dựng chiếm 15,8; lĩnh vực thƣơng mại, dịch vụ chiếm 66,2%. Nếu so với thời kỳ trƣớc đó thì tỷ trọng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực thƣơng mại, dịch vụ giảm đáng kể, trong khi đó lĩnh vực sản xuất công nghiệp, xây dựng có tỷ trọng đăng ký ngày một cao hơn.

Ba là: Kinh tế tƣ nhân trên địa bàn đã huy động ngày càng nhiều vốn

đầu tƣ vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Lƣợng vốn đầu tƣ của khu vực này ngày càng tăng qua các năm. Từ năm 1991 đến 1995, tổng đầu tƣ của các hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tƣ nhân trên địa bàn Hà Nội là 2.305 tỷ đồng, chiếm khoảng 17,7% tổng đầu tƣ của địa phƣơng. Đến thời kỳ 1996 - 1999, số vốn đầu tƣ của khu vực này là 3.598 tỷ đồng, chiếm 24,2% tổng đầu tƣ xã hội của địa phƣơng, bằng 153,1% so với năm 1991-1995. Năm 2000, khu vực này đã huy động và đầu tƣ là 3.450 tỷ đồng, bằng 95,9% so với năm 1996 - 1999.

Trong giai đoạn 1991 -1999, riêng số vốn đầu tƣ của các doanh nghiệp là 4.564 tỷ đồng. Năm 2000 số vốn đăng ký là 2.324 tỷ đồng, bằng 90,3% cả giai đoạn 1996 -1999. Năm 2001 số vốn đăng ký của các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội là 4.260 tỷ đồng, bằng 93,3% cả giai đoạn 1991-1999, và bằng 153,9% so với năm 2000.

Bốn là: Kinh tế tƣ nhân trên địa bàn đã tạo nhiều việc làm, thu nhập

cho ngƣời lao động, góp phần nâng cao đời sống nhân dân. Các cơ sở kinh tế tƣ nhân vừa tạo việc làm cho mình, cho những ngƣời thân trong gia đình, làm

giàu cho bản thân, vừa tạo nhiều việc làm và thu nhập góp phần nâng cao đời sống của nhân dân, làm giảm tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn.

Năm 1996, số lao động trong khu vực kinh tế tƣ nhân Hà Nội là 500.731 lao động. Năm 2000 khu vực này đã thu hút đƣợc 639.881 lao động vào làm việc, tăng 3,86% so với năm 1999. Năm 2001 có 665.446 lao động, tăng 4% so với năm 2000. Năm 2002 số lao động là 716.672 ngƣời, tăng 7,4% so với năm 2001. Chỉ tính riêng lĩnh vực thƣơng mại, dịch vụ, năm 1991 đã thu hút 6.906 lao động; đến năm 2001 thu hút đ ƣợc 114.494 lao động. Số lao động làm việc trong khu vực tƣ nhân gia tăng theo từng năm.

Trong những năm qua kinh tế tƣ nhân trên địa bàn đã thu hút và giải quyết việc làm và tạo thu nhập cho khoảng 48-50% tổng số lao động của địa phƣơng. Trong điều kiện khu vực nhà nƣớc và kinh tế tập thể đang gặp khó khăn, chƣa thể đảm nhận thì kinh tế tƣ nhân đã có đóng góp đáng kể, làm giảm tỷ lệ thất nghiệp và sức ép về việc làm.

Năm là: Các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh cá thể của khu vực

kinh tế tƣ nhân trên địa bàn Hà Nội đã đóng góp khá lớn vào tốc độ tăng trƣởng GDP chung của Thủ đô.

Số liệu thống kê cho thấy GDP của kinh tế tƣ nhân trên địa bàn liên tục gia tăng với tốc độ khá nhanh và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng GDP của Thủ Đô. Năm 1996, GDP của kinh tế tƣ nhân Hà Nội là 4.097 tỷ đồng; năm 1999 chỉ tiêu GDP của khu vực này là 5.853 tỷ đồng, tăng 42,9% so với năm 1996; Năm 2000, GDP của kinh tế tƣ nhân trên địa bàn Thủ đô Hà Nội khoảng 6.346 tỷ đồng, tăng 8,5% so với năm 1999. GDP của kinh tế tƣ nhân Hà Nội năm 2001 là 6.898 tỷ đồng, tăng 8,7% so với năm 2000. Năm 2002, GDP của khu vực này là 7.553,3 tỷ đồng, tăng 9,5% so với năm 2001. Có nhiều ý kiến cho rằng trên thực tế GDP của khu vực kinh tế tƣ nhân còn lớn hơn rất nhiều so với số liệu thống kê trên.

Trong những năm gần đây GDP của kinh tế tƣ nhân Hà Nội luôn chiếm khoảng 20% đến 22% GDP của Thành phố. Kinh tế tƣ nhân đã đóng góp 10% giá trị sản xuất công nghiệp toàn Thành phố Hà Nội. Tỷ trọng đóng góp của kinh tế tƣ nhân trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp toàn Thành phố chiếm tỷ lệ tuyệt đối, năm 1995 chiếm 96,2%, năm 2002 chiếm 96,4% [13].

Trong giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2000, tốc độ tăng doanh thu bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội của khu vực kinh tế tƣ nhân là 12,8%, năm 2001 tăng 20.5%, năm 2002 tăng 10,9%. Tỷ trọng của khu vực kinh tế tƣ nhân trong tổng số doanh thu bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội của thành phố tăng từ 66,67% năm 1995 lên 78,4% năm 2002 [19].

Sáu là: Kinh tế tƣ nhân Hà Nội đã tích cực tham gia vào các hoạt động

xuất khẩu, giá trị xuất khẩu của khu vực này không ngừng tăng lên qua các năm. Từ năm 1996 đến năm 2000, kim ngạch xuất khẩu của khu vực kinh tế này là 312 triệu USD, chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của địa phƣơng. Năm 1996 giá trị xuất khẩu của kinh tế tƣ nhân trên địa bàn Hà Nội là 42 triệu USD, chiếm 4,04% giá trị xuất khẩu của địa phƣơng. Năm 1999, giá trị xuất khẩu của khu vực kinh tế này là 70 triệu USD, tăng 66,7% so với năm 1996. Năm 2000, kim ngạch xuất khẩu của kinh tế tƣ nhân trên địa bàn đạt 95 triệu USD, tăng 35,7% so với năm 1999. Năm 2001, kim ngạch xuất khẩu của khu vực này đạt 129 triệu USD, tăng 35,7% so với năm 2000. Năm 2002, giá trị xuất khẩu của khu vực kinh tế tƣ nhân Hà Nội là 176 triệu USD, tăng 36,4% so với năm 2001, chiếm 25% giá trị kim ngạch xuất khẩu của địa phƣơng. Năm 2003, giá trị xuất khẩu của khu vực này là 235 triệu USD, tăng 33,5% so với năm 2002.

Với lực lƣợng đông đảo, sự năng động, nhạy bén, linh hoạt trong kinh doanh, kinh tế tƣ nhân Hà Nội nói riêng và kinh tế tƣ nhân nƣớc ta nói chung là nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển của nền kinh

tế thị trƣờng ở nƣớc ta. Kinh tế tƣ nhân đã tạo đƣợc áp lực, sức ép cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác, trong đó có khu vực doanh nghiệp nhà nƣớc, buộc các doanh nghiệp nhà nƣớc phải thay đổi tƣ duy kinh tế và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Kinh tế tƣ nhân đã tích cực tham gia các hoạt động xoá đói giảm nghèo, hoạt động đền ơn đáp nghĩa, công tác từ thiện, nhân đạo…

Sự phát triển của kinh tế tƣ nhân trên địa bàn Hà Nội đã khôi phục và phát triển những làng nghề truyền thống trên địa bàn nhƣ làng nghề Gốm, Sứ Bát Tràng, đúc đồng Ngũ Xá… Sự khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống với những sản phẩm độc đáo đã tạo việc làm và thu nhập cho ngƣời dân ở địa phƣơng, đồng thời có những sản phẩm xuất khẩu có giá trị kinh tế cao. Loại hình kinh tế này tạo việc làm tại chỗ và có thể thu hút đƣợc nhiều lao động, nhƣng có nhƣợc điểm là quy mô nhỏ, công nghệ cũ, khả năng tiếp cận thị trƣờng còn nhiều hạn chế.

Trong những năm qua trên địa bàn Thủ đô đã hình thành đội ngũ những doanh nhân trẻ, đông đảo, năng động, ngày càng có kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh. Nhiều doanh nhân có tài, có tầm cỡ ngày càng trƣởng thành, dày dạn và bản lĩnh hơn trong cơ chế thị trƣờng. Một số doanh nghiệp và sản phẩm có uy tín trên thị trƣờng tiêu biểu nhƣ: Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội, Ổn áp Li-Oa, Nồi trục giữa xe đạp Việt Long, Bóng đá và dụng cụ thể thao Động Lực… Sự phát triển của khu vực kinh tế tƣ nhân đã góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá Thủ đô, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội chung của Thành phố.

2.3.2. Những hạn chế, yếu kém của kinh tế tư nhân Hà Nội * Về số lượng và sự phân bố

- Hà Nội có số doanh nghiệp đứng thứ hai cả nƣớc (chỉ đứng sau Thành phố Hồ Chí Minh), mức bình quân khoảng 200 ngƣời/doanh nghiệp. Nếu so với

các nƣớc trong khu vực và trên thế giới thì tỷ lệ trên còn ở mức rất thấp nhƣ: Singapore 4ngƣời/1 doanh nghiệp, Vƣơng quốc Anh 8 ngƣời/1doanh nghiệp, Đức là 13 ngƣời/1 doanh nghiệp, Australia 21 ngƣời/1 doanh nghiệp.

- Số lƣợng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thƣơng mại, dịch vụ trên địa bàn chiếm tỷ lệ lớn, khoảng 60% trong tổng số doanh nghiệp, tiếp đến là số doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng, còn lại là các lĩnh vực khác. Số lƣợng doanh nghiệp tập trung đông ở các Quận nội thành, chiếm khoảng 80%, trong khi đó số lƣợng này ở các Huyện ngoại thành chỉ chiếm khoảng 20%. Số doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực công nghệ cao chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của Hà Nội. Hiện tại Hà Nội chƣa có những sản phẩm chủ lực, sản phẩm mũi nhọn có khả năng cạnh tranh mạnh trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế.

* Về quy mô kinh doanh

- Trong những năm qua, kinh tế tƣ nhân Hà Nội không ngừng gia tăng về số lƣợng và quy mô kinh doanh, nhƣng về cơ bản đại đa số các cơ sở kinh doanh của tƣ nhân trên địa bàn thành phố có quy mô nhỏ. Số vốn bình quân của các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh khoảng 1,3 tỷ đồng/ doanh nghiệp. Trong số đó có 29% doanh nghiệp có mức vốn dƣới 100 triệu đồng, số doanh nghiệp tƣ nhân có quy mô lớn, số doanh nghiệp và sản phẩm tên tuổi, có tiếng tăm trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế còn rất ít. Số doanh nghiệp có mức vốn từ 10 tỷ đồng/doanh nghiệp trở lên chỉ chiếm khoảng 1%. Tuy nhiên so với quy mô bình quân chung của cả nƣớc, quy mô doanh nghiệp ở Hà Nội có quy mô lớn hơn. Số lƣợng lao động bình quân một doanh nghiệp khoảng 22 ngƣời/doanh nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nếu xét theo tiêu chí một doanh nghiệp có từ 200 lao động v à có số vốn trên 5 tỷ đồng thì đại đa số các doanh nghiệp thuộc khu vực tƣ nhân trên địa bàn Hà Nội đều là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Quy mô nhỏ có thuận lợi là quản lý đơn giản, khả năng linh hoạt cao, dễ dàng chuyển đổi ngành nghề kinh doanh, nhƣng khó khăn trong việc đổi mới công nghệ, chuyên môn hoá sản xuất, hạn chế khả năng cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trƣờng. Trong điều kiện hội nhập và cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt thì doanh nghiệp quy mô nhỏ sẽ gặp nhiều khó khăn.

* Về công nghệ sản xuất

- Những năm qua, do sức ép cạnh tranh trong kinh tế thị trƣờng, các doanh nghiệp tƣ nhân Hà Nội đã tích cực tự đổi mới công nghệ, hợp lý hoá sản xuất, nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh. Nhƣng số doanh nghiệp mạnh dạn đầu tƣ đổi mới công nghệ hiện đại để thay thế công nghệ cũ là rất ít. Tình trạng thiết bị và công nghệ sản xuất lạc hậu, chắp vá là khá phổ biến. Thậm chí lạc hậu rất nhiều không chỉ so với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới mà còn lạc hậu so với các doanh nghiệp nhà nƣớc hoạt động cùng trong ngành nghề lĩnh vực kinh doanh. Không ít đơn vị tƣ nhân sử dụng lại các thiết bị, công nghệ đã bị thải từ các doanh nghiệp nhà nƣớc. Những khó khăn về mặt bằng sản xuất kinh doanh, đặc biệt là những k hó khăn về vốn là nguyên nhân chủ yếu hạn chế việc đổi mới công nghệ, hiện đại hoá thiết bị sản xuất kinh doanh của khu vực tƣ nhân trên địa bàn Thủ đô. Là trung tâm khoa học, giáo dục nhƣng Hà Nội chƣa có cơ chế tạo sự liên hệ chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với các nhà khoa học, các viện nghiên cứu, các trƣờng Đại học nên chƣa gắn nghiên cứu, đào tạo với sản xuất. Nhiều doanh nghiệp chƣa thực sự nhận thức đƣợc vai trò của

khoa học và công nghệ hoặc chƣa mạnh dạn đầu tƣ đổi mới công nghệ. Trong điều kiện lợi thế về chi phí nhân công rẻ dần mất đi thì công nghệ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp, là lối thoát quan trọng hàng đầu để hạ thấp chi phí cá biệt.

- Công nghệ sản xuất là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hƣởng rất lớn đến hình thức mẫu mã, chất lƣợng sản phẩm và chi phí sản xuất cũng nhƣ năng suất lao động của bất kỳ đơn vị kinh doanh nào. Các doanh nghiệp tƣ nhân Hà Nội chƣa dám mạnh dạn đầu tƣ đổi mới công nghệ, nhất là đầu tƣ vào những lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ mới. Công nghệ sản xuất lạc hậu đã hạn chế sức mạnh, khả năng cạnh tranh cũng nhƣ ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh tế tƣ nhân Hà Nội. Đây là một trong những hạn chế lớn nhất của kinh tế tƣ nhân nƣớc ta nói chung và kinh tế tƣ nhân Hà Nội nói riêng. Nằm trên địa bàn có nhiều điều kiện trong việc tiếp xúc và chuyển giao công nghệ nhƣng các doanh nghiệp Hà Nội chƣa tận dụng lợi thế này. Mặt khác, Nhà nƣớc và chính quyền Thành Phố chƣa có cơ chế hỗ trợ thoả đáng đối với các doang nghiệp tƣ nhân trong việc đổi mới công nghệ.

* Về trình độ quản lý và lực lượng lao động

- Với vị thế là Thủ đô, là trung tâm đào tạo đội ngũ lao động có trình độ cao cho cả nƣớc, đội ngũ lao động ở Hà Nội có nhiều điều kiện thuận lợi để tiếp cận với các thành tựu tiến bộ về khoa học công nghệ, nhƣng các doanh nghiệp tƣ nhân Hà Nội chƣa tận dụng đƣợc những lợi thế này. Kết quả khảo sát cho thấy trình độ tay nghề của lao động trong các doanh nghiệp hiện nay

Một phần của tài liệu Kinh tế tư nhân ở Hà Nội trong tiến trình đổi mới (Trang 52)