QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ LAO ĐỘNG NƢỚC NGOÀI
1.2.1. Nội dung chính sách quản lý nhà nƣớc đối với lao động nƣớc ngoài ngoài
1.2.1.1. Khái niệm và đối tượng của chính sách quản lý nhà nước về lao động nước ngoài
Có nhiều quan niệm về phạm trù "chính sách". Theo từ điển giải thích thuật ngữ hành chính: “chính sách là sách lƣợc và kế hoạch cụ thể đạt đƣợc mục đích nhất định, dựa vào đƣờng lối chính trị chung và tình hình thực tế”. Kinh tế gia Franc Ellis lại cho rằng: "chính sách đƣợc xác định nhƣ là đƣờng lối hành động mà chính phủ lựa chọn đối với mọi lĩnh vực của nền kinh tế, kể cả các mục tiêu mà chính phủ tìm kiếm và sự lựa chọn các phƣơng pháp để theo đuổi các mục tiêu đó “. Có ngƣời lại cho rằng: có chính sách của nhà nƣớc, có chính sách của doanh nghiệp. Giáo trình của Đại học Kinh tế quốc dân nêu: “chính sách là hệ thống quan điểm, chủ trƣơng, biện pháp và quản lý đƣợc thể chế hoá bằng pháp luật của nhà nƣớc để giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội của đất nƣớc” [32].
Theo tác giả, chính sách quản lý nhà nƣớc về lao động nƣớc ngoài là việc nhà nƣớc xác định mục tiêu và bằng pháp quyền, đƣợc thể hiện thành văn bản nhằm tác động có tổ chức lên các quan hệ và hoạt động của lao động nƣớc ngoài nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả nhất nguồn lao động này phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.
Đối tƣợng của quản lý nhà nƣớc về lao động nƣớc ngoài là toàn bộ các chủ thể: nhà nƣớc, doanh nghiệp và tổ chức có ngƣời lao động nƣớc ngoài làm việc và cá nhân ngƣời lao động nƣớc ngƣời, cùng với các quan hệ giữa các chủ thể đó.
1.2.1.2. Quy trình chính sách quản lý nhà nước đối với người lao động nước ngoài
- Xây dựng chiến lược mục tiêu quản lý nhà nước về lao động nước ngoài
Nhà nƣớc chủ động xây dựng và thực hiện chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội đất nƣớc trong từng thời kỳ, giai đoạn khác nhau, trong đó có chiến lƣợc định hƣớng, quy hoạch, kế hoạch phát triển và sử dụng nguồn nhân lực, kể cả nguồn lao động nƣớc ngoài đến làm việc, nhằm hƣớng các hoạt động kinh tế (nhất là đầu tƣ nƣớc ngoài) vào lĩnh vực ƣu tiên để đạt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Yêu cầu xây dựng chiến lƣợc định hƣớng, định ra chƣơng trình mục tiêu, quy hoạch, kế hoạch phát triển và sử dụng lực lƣợng lao động ngƣời nƣớc ngoài phải bám sát vào chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội, phải phù hợp với lợi ích quốc gia, ngƣời lao động và của các chủ đầu tƣ, để mọi ngƣời đƣợc hƣởng lợi lớn hơn trong quá trình phát triển. Hơn nữa, để có đƣợc chiến lƣợc định hƣớng, quy hoạch, kế hoạch phát triển và sử dụng lao động nƣớc ngoài một cách khoa học cần phải dự báo chính xác cung - cầu lao động ngƣời nƣớc ngoài của từng ngành, từng địa phƣơng và cả nƣớc sát với yêu cầu thực tiễn. Để tính toán số lƣợng và các luồng lao động nƣớc ngoài, các nƣớc châu Âu sử dụng những công cụ và phƣơng pháp khác nhau ví dụ nhƣ điều tra dân số, đăng ký nhân khẩu, điều tra lực lƣợng lao động, giấy phép lao động hoặc visa tạm thời, các điều tra chuyên biệt và các nghiên cứu điển hình. Các số liệu đối với luồng nhập cƣ của nhân công kiều dân nƣớc ngoài có thể rất khác nhau tuỳ thuộc theo các biện pháp đƣợc sử dụng và tiến hành riêng rẽ, chúng thƣờng không đƣa ra đƣợc những thông tin thích hợp về số lƣợng và các luồng di cƣ nhân lực kỹ năng cao.
Thị trƣờng lao động quốc tế và cũng nhƣ của mọi quốc gia luôn có sự biến động, đôi khi có sự thay đổi lớn do tác động của kinh tế - xã hội, vì vậy trong quá trình xây dựng và thực hiện chiến lƣợc định hƣớng cần không
ngừng nghiên cứu, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn và xu thế vận động của nền kinh tế.
- Ban hành hệ thống pháp luật, chính sách quản lý lao động nước ngoài phù hợp với các qui định của quốc tế.
Thông qua hệ thống văn bản pháp quy của nhà nƣớc, Chính phủ các nƣớc quy định cụ thể việc tuyển dụng và quản lý lao động nƣớc ngoài làm việc tại nƣớc mình; trình tự, thủ tục cấp giấy phép lao động và việc sử dụng giấy phép lao động; trách nhiệm, nghĩa vụ của lao động ngƣời nƣớc ngoài, ngƣời sử dụng lao động và các cơ quan nhà nƣớc trong việc tuyển dụng và quản lý ngƣời nƣớc ngoài đến làm việc. Đối tƣợng chịu sự quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực này là lao động ngƣời nƣớc ngoài và các doanh nghiệp, tổ chức có sử dụng lao động ngƣời nƣớc ngoài.
- Tổ chức thực hiện chiến lược mục tiêu, pháp luật, chính sách quản lý lao động nước ngoài
Tổ chức thực hiện chính sách chính sách quản lý lao động nƣớc ngoài là quá trình biến chính sách thành những kết quả trên thực tế thông qua các hoạt động có tổ chức trong bộ máy chính quyền nhằm hiện thực các mục tiêu chính sách đã đề ra. Quá trình thực thi có ý nghĩa quyết định đối với sự thành công hay thất bại của chính sách quản lý lao động nƣớc ngoài. Quá trình thực thi cần tính toán đầy đủ đến các yếu tố khách quan, bối cảnh thực tế, tiềm lực kinh tế của các doanh nghiệp sử dụng lao động nƣớc ngoài, lao động nƣớc ngoài; bộ máy và cán bộ làm nhiệm vụ thực thi chính sách quản lý, thủ tục hành chính và kinh phí tổ chức thực hiện...
Quá trình tổ chức thực thi cần đảm bảo các điều kiện cần thiết để thực thi có hiệu quả chính sách: Trƣớc tiên cần có chính sách đúng, điều này chỉ có thể đạt đƣợc khi làm tốt quá trình hoạch định chính sách. Sự hợp lý, khoa học (tôn trọng quy luật khách quan, xác định đúng các vấn đề, đối tƣợng chính sách, xác định đƣợc mục tiêu ƣu tiên, có giải pháp, công cụ, chƣơng trình hành động). Sau đó phải có một nền hành chính có hiệu lực, có khả năng
thích nghi cao và trong sạch; sự quyết tâm của lãnh đạo; niềm tin và ủng hộ của doanh nghiệp và ngƣời lao động nƣớc ngoài,... Quá trình tổ chức thực thi chính sách quản lý lao động nƣớc ngoài cũng tuân thủ các giai đoạn: chuẩn bị triển khai, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra và điều chỉnh, đồng thời lựa chọn các hình thức và phƣơng pháp thực thi phù hợp, hiệu quả.
- Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách
Nhà nƣớc tiến hành, thực hiện công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện chính sách quản lý lao động nƣớc ngoài thông qua đối tƣợng quản lý trực tiếp của lao động nƣớc ngoài là chủ lao động. Các cơ quan nhà nƣớc có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về tuyển dụng và quản lý lao động là ngƣời nƣớc ngoài. Kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm đƣợc thông báo cho tất cả các cơ quan liên quan để theo dõi và phối hợp thực hiện.
1.2.1.3. Nội dung chính sách quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài
Chính sách xuất nhập cảnh và cư trú
Chính sách xuất nhập cảnh và cƣ trú của một quốc gia có thể hiểu là một hệ thống các quy định và biện pháp nhằm điều tiết việc di chuyển qua biên giới của ngƣời dân trong từng thời kỳ nhằm đạt đƣợc những mục tiêu nhất định.
Mỗi quốc gia khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu lao động của nƣớc mình để điều tiết dòng lao động di cƣ thông qua chính sách xuất nhập cƣ. Hệ thống kiểm soát xuất nhập cƣ gồm có việc cấp phép, điều tra, thị thực, chứng minh thƣ.v.v...
Phần lớn các quốc gia nhƣ Mỹ, Canada, Hàn Quốc nhập khẩu lao động qua hình thức cấp thị thực xuất nhập cảnh. Qua hệ thống thị thực, các nƣớc này hạn chế sự di chuyển và những yêu cầu mang tính tập thể, đồng thời điều chỉnh việc đối xử khác biệt giữa các quốc gia và ngƣời lao động nƣớc ngoài.
Pháp và Đức thì ngƣợc lại, do các quốc gia này đều tham gia vào liên minh Châu Âu với Chính sách di cƣ thống nhất theo Hiệp định Sen-ghen (Schengen) (theo đó các công dân EU đƣợc tự do sinh sống và làm việc ở các nƣớc thành viên trong khối) nên không dễ kiểm soát việc cấp thị thực. Vì vậy chính sách của các quốc gia này là phân biệt quyền làm việc với quyền sinh sống. Lao động nƣớc ngoài có thể vào Pháp và Đức nhƣng phải đƣợc Chính phủ cấp phép để định cƣ hoặc làm việc trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu không đƣợc phép, những ngƣời này sẽ bị đối xử khác biệt.
Các quốc gia Mỹ, Canada, Úc, Pháp, Đức, Hà Lan.v.v...chấp nhận hoặc có chủ trƣơng chấp nhận ngƣời nhập cƣ nƣớc ngoài có chính sách phân biệt ngƣời nhập cƣ với lao động di cƣ tạm thời. Trong khi họ đối xử với ngƣời nhập cƣ nhƣ đối với ngƣời dân bản xứ thì với lao động di cƣ tạm thời họ lại áp dụng một số khác biệt qua các quy định về pháp luật nhƣ: luật di cƣ, chƣơng trình cấp phép lao động.
Các quốc không dễ chấp nhận dân nhập cƣ nhƣ Đức, Nhật, Hàn Quốc nhƣng lại chấp nhận lao động nhập khẩu, những ngƣời sẽ rời quốc gia này sau một khoảng thời gian làm việc. Chính sách quản lý lao động nƣớc ngoài của các quốc gia này đƣợc đƣa vào trong luật xuất nhập cƣ của các quốc gia. Việc kiểm soát luồng ra vào đối với dân di cƣ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc xác định số lƣợng, chất lƣợng lao động nhập cƣ. Các quốc gia muốn tăng lƣợng lao động nhập cƣ có thể áp dụng chính sách miễn thị thực (nhƣ đối với các quốc gia thuộc liên minh Châu Âu), hay tạo điều kiện dễ dàng trong cấp thị thực (nhƣ Singapore). Ngƣợc lại, các nƣớc có thể hạn chế lao động nhập khẩu bằng cách kiểm soát hạn ngạch, cấp thẻ cƣ trú (thẻ xanh của Mỹ), áp dụng chƣơng trình cấp phép lao động (EPS-nhƣ Hàn Quốc đang áp dụng). Ngoài ra, các quốc gia cũng có thể thu hút nhân tài, nguồn lao động chất lƣợng cao nhƣ chính sách “nhập cƣ có lựa chọn” ở Châu Âu, thẻ thƣờng trú ở Singapore hay hệ thống “Thẻ vàng” của Hàn Quốc”.
Chính sách thị trường lao động
Phân tích thị trƣờng lao động là một nội dung quan trọng trong chính sách quản lý lao động nƣớc ngoài. Các quốc gia tiếp nhận lao động rất cần thông tin chính xác về thị trƣờng lao động của họ, bởi vì hơn ai hết, họ là ngƣời biết rõ ngƣời lao động di cƣ thích và có xu hƣớng lựa chọn khu vực làm việc nào trong tƣơng lai.
Trong nhiều trƣờng hợp, các quốc gia tiếp nhận lao động thƣờng chỉ dựa vào cầu của doanh nghiệp tƣ nhân đối với lao động di cƣ. Tuy vậy, nếu các quốc gia tiếp nhận lao động hoạt động lâu dài, có tính chiến lƣợc hơn và muốn có chính sách về lao động di cƣ rõ ràng và ổn định hơn thì họ cần đi sâu phân tích thƣờng xuyên thị trƣờng lao động – theo cơ cấu ngành, cơ cấu nghề và theo cả trình độ thành độ thành thạo hay kỹ năng trong công việc, nhằm tiếp cận tốt hơn vấn đề cầu về lao động di cƣ và đáp ứng những yêu cầu của lao động di cƣ.
Cầu về lao động di cƣ trên thị trƣờng chịu tác động bởi ba phát minh lớn sau: một là, sự phát triển của công nghệ thông tin (IT); hai là, việc tổ chức sắp xếp lại công việc và ba là, sự ra đời của các hàng hóa, dịch vụ mới. 3 nhân tố này góp phần tạo nên những thay đổi kép về mặt kỹ thuật. Các công ty sử dụng 3 phát minh trên có xu hƣớng sử dụng lao động chất lƣợng cao nhiều hơn, đặc biệt là lao động chất lƣợng cao ngƣời nƣớc ngoài, ví dụ nhƣ Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,...
Theo kết quả nghiên cứu thị trƣờng việc làm toàn cầu mới nhất do tập đoàn Manpower công bố, năm 2011, ở châu Âu, hoạt động tuyển dụng lao động ngoại nhập mạnh nhất sẽ diễn ra ở Na Uy, Thụy Điển và Đức. Trong đó, Đức là một trong những điểm sáng của châu Âu, với 16% số doanh nghiệp cho biết sẽ thuê thêm nhân viên trong năm 2011. Tại châu Á - Thái Bình Dƣơng, những nơi sẽ thuê thêm nhiều nhân viên nhất là Ấn Độ, Singapore, Đài Loan và Úc.
Chính sách Đầu tư, thương mại dịch vụ
Nguồn vốn nƣớc ngoài đầu tƣ trực tiếp ( FDI) có vai trò then chốt để thực hiện công nghiệp hóa, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế của mọi quốc gia, đặc biệt là các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển. Theo nhiều cuộc khảo sát, các quốc gia Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan là các quốc gia liên tục đứng vị trí cao trong bảng xếp hạng những quốc gia thu hút vốn FDI đứng đầu khu vực Châu Á. Bí quyết của các quốc gia này là:
- Cải thiện môi trƣờng pháp lý cho hoạt động đầu tƣ: Môi trƣờng pháp lý có vai trò quan trọng trong việc thu hút các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Thể chế chính trị ổn định, hệ thống pháp luật đồng bộ, thủ tục đầu tƣ đơn giản và nhiều chính sách khuyến khích, đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tƣ là những bí quyết của các nƣớc châu Á thành công nhất.
- Đơn giản hóa thủ tục, quy trình đầu tƣ: Thủ tục đầu tƣ ở các nƣớc này đều là thủ tục một cửa đơn giản, với những hƣớng dẫn cụ thể tạo thuận lợi cho các nhà đầu tƣ. Ở Thái Lan có Luật xúc tiến thƣơng mại quy định rõ ràng cơ quan nào, ngành nào có nhiệm vụ gì trong việc xúc tiến đầu tƣ. Trung Quốc thực hiện phân cấp, phân quyền, nâng cao quyền hạn nhiều hơn cho các tỉnh, thành phố, khu tự trị trong quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp FDI. Nhà nƣớc cho phép mỗi tỉnh, thành phố, khu tự trị có những đặc quyền trong quản lý, phê chuẩn dự án đầu tƣ..
- Công khai các kế hoạch phát triển kinh tế: Thái Lan thực hiện tốt công tác quy hoạch và công khai các kế hoạch phát triển đất nƣớc từng giai đoạn, ngắn và trung hạn. Trung Quốc cũng công bố rộng rãi và tập trung hƣớng dẫn đầu tƣ nƣớc ngoài vào các ngành đƣợc khuyến khích phát triển.
- Hệ thống pháp luật đồng bộ, đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tƣ: Hàn Quốc chú trọng xây dựng hệ thống luật đồng bộ, đảm bảo cho nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc hƣởng mức lợi nhuận thỏa đáng. Trung Quốc thể hiện sự quan tâm đến những quyền lợi của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài bằng cách thƣờng
xuyên bổ sung, sửa đổi Luật đầu tƣ nƣớc ngoài, đảm bảo tính thực thi nghiêm túc. Những hoạt động thanh tra trái phép, thu lệ phí hay áp đặt thuế sai quy định đối với các doanh nghiệp nƣớc ngoài bị xử lý nghiêm khắc. Nhiều quy định đƣợc xóa bỏ để phù hợp với pháp luật kinh doanh quốc tế nhƣ tỷ lệ nội địa hóa, cân đối ngoại tệ. Phạm vi ngành nghề đƣợc phép đầu tƣ đƣợc mở rộng, từ 186 lên đến 262 khoản mục đƣợc đầu tƣ.
- Giảm thuế, ƣu đãi tài chính tiền tệ: Thu nhiều nhất lợi nhuận từ dự án luôn là mục đích hàng đầu của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Vì vậy, nhiều nƣớc châu Á đã có những chính sách tài chính hấp dẫn cho các nhà đầu tƣ nhƣ giảm thuế, ƣu đãi tiền tệ, cho vay ngoại tệ...nhằm thu hút nhiều nhất nguồn vốn FDI vào các nƣớc này.
+ Cắt giảm thuế: Hầu hết các nƣớc châu Á đều đƣa ra những chính sách cắt giảm thuế hấp dẫn đối với các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài. Hàn Quốc miễn giảm thuế 7 năm với doanh nghiệp FDI có vốn trên 50 triệu USD. Thái Lan