Singapore đƣợc đánh giá là quốc gia có chính sách thu hút nhân tài nƣớc ngoài bài bản nhất thế giới. Điều này cũng dễ hiểu bởi ngay từ khi mới
lên cầm quyền, cựu Thủ tƣớng Lý Quang Diệu đã xác định rõ nhân tài là yếu tố then chốt quyết định khả năng cạnh tranh và phát triển của nền kinh tế. Chính vì thế, trong suốt những năm qua, thu hút nhân tài, đặc biệt là nhân tài nƣớc ngoài đã trở thành chiến lƣợc ƣu tiên hàng đầu của Singapore.
Là quốc gia đƣợc tạo dựng nên từ những ngƣời nhập cƣ, Singapore chào đón tất cả những ai có thể đóng góp phần mình vào công cuộc phát triển kinh tế của đất nƣớc. Tuy nhiên, với dân số quá ít (khoảng 5 triệu dân), tỷ lệ sinh liên tục sụt giảm, Singapore rơi vào cuộc khủng hoảng dân số. Rõ ràng, tình trạng dân số cũng nhƣ nguồn lực lao động bị "co lại" sẽ là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra nguy cơ khủng hoảng thiếu nhân tài.
Tự nhận biết ngƣời tài trong nƣớc là có giới hạn, lãnh đạo Singapore bắt tay ngay vào việc hoạch định chính sách sử dụng ngƣời nhập cƣ (hay còn gọi là chính sách tuyển mộ nhân tài nƣớc ngoài) nhƣ đòn bẩy về nhân khẩu học để bù vào sự thiếu hụt lực lƣợng lao động bản địa.
Hơn thế, lãnh đạo nƣớc này còn xác định rõ rằng nhân tài "ngoại" không chỉ là "nguồn vốn đặc biệt" về kinh tế, mà họ còn là "động lực mạnh mẽ cho Singapore phấn đấu liên tục vì những chuẩn cao hơn" Thêm nữa, những ngƣời nhập cƣ cũng góp phần đem lại "sự phong phú, đa dạng, mang thêm màu sắc, sự giàu có và hƣơng vị cho đời sống văn hoá của Singapore".
Singapore mở cửa tiếp nhận lao động nƣớc ngoài từ những năm 1970 với mục đích tăng số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng của lao động trong nƣớc. Theo số liệu của Bộ Lao động Singapore công bố năm 2011, tính đến hết tháng 9/2011, số lao động nƣớc ngoài tại Singapore là 2,000,000 ngƣời – chiếm khoảng 40% lực lƣợng lao động của quốc gia này. Những số liệu về lao động nƣớc ngoài không bao gồm những ngƣời đƣợc cấp Thẻ cƣ trú (PR) hay quốc tịch bởi những lao động đã nhập quốc tịch đƣợc gọi là lực lƣợng lao động trong nƣớc. Theo Phó Thủ tƣớng – Bộ trƣởng Bộ Nội vụ Wong Kan Seng, trung bình hàng năm có gần 40,000 ngƣời đƣợc cấp Thẻ cƣ trú và 8,000 ngƣời đƣợc nhập quốc tịch Singapore trong khoảng thời gian 2005 – 2011,
trong số đó nhiều ngƣời là lao động lành nghề, có chuyên môn cao đƣợc cấp Thẻ làm việc tại Singapore.
Chính phủ Singapore đã nới lỏng một cách đáng kể những giới hạn đối với lao động nƣớc ngoài để thu hút nhân tài đến sinh sống và làm việc. Trong năm 2004 – 2005, lao động nƣớc ngoài tại Singapore tăng từ 3,6% lên 8% đối lập với tỉ lệ lao động trong nƣớc chỉ tăng từ 3,2% lên 4,0% (theo Bộ Lao động Singapore 2007b). Trong một bƣớc tiến mới, Chính phủ Singapore công bố ý định muốn thu hút thêm nhân tài đến sống và làm việc tại quốc gia này vừa để tăng dân cƣ trong nƣớc (do năm 2004 – 2005, tỉ lệ sinh của Singapore đã rơi xuống mức 1.25 trẻ sơ sinh/bà mẹ) vừa để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế trong thế giới toàn cầu hóa với đội ngũ lao động vừa đông đảo vừa có chuyên môn cao (Straits Times Interative, 27/8/2006; Straits Times Interative, 3/3/2007). Đồng thời, Singapore cũng mong muốn tăng số lƣợng lao động phổ thông và lao động có chuyên môn thấp, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng để thực hiện kế hoạch cải tạo Singapore, đáp ứng cơ sở hạ tầng cho dân số mong muốn là 6,5 triệu ngƣời trong tƣơng lai và triển khai dự án xây dựng những khu nghỉ mát liên hợp tại Singapore.
Chính phủ Singapore tuyển chọn nhân tài dựa trên năng lực, khả năng đóng góp vào sự phát triển của đất nƣớc này chứ không phân biệt quốc tịch, chủng tộc của ngƣời nhập cƣ. Trong 5 năm qua, Singapore đã thu hút đƣợc một bản danh sách ấn tƣợng những nhà khoa học lỗi lạc của thế giới. Nói đến nhân tài nƣớc ngoài ở Singapore, có lẽ không thể không kể đến những nhà giải phẫu thần kinh học, các lập trình viên phần mềm, các giám đốc ngân hàng, các siêu chuyên gia tầm cỡ thế giới và các giáo sƣ trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển.
Không phải ngẫn nhiên tạp chí Foreign Policy xếp Singapore là quốc gia toàn cầu hóa nhất trên thế giới. Với một chính sách bài bản và đúng đắn nhƣ vậy, Singapore xứng đáng với tên gọi "Trung tâm thu hút nhân tài" của thế giới.
2.2.2. Tác động của lao động nƣớc ngoài đến phát triển kinh tế xã hội của Singapore
Từ khi giành đƣợc độc lập vào năm 1959 đến nay, trong suốt hơn 50 năm, số lƣợng lao động ngƣời nƣớc ngoài đã không ngừng phát triển và tăng cao, trở thành một bộ phận quan trọng của Singapore, góp phần tích cực vào thành công mà Singapore có đƣợc ngày hôm nay
Tính đến nay với khoảng 2 triệu lao động trên tổng số 5 triệu dân, lao động nƣớc ngoài đã đóng góp đáng kể cho sự phát triển của Singapore. Lao động ngƣời nƣớc ngoài đã đóng góp tích cực cho sự tăng trƣởng và phát triển của nền kinh tế với mức đóng góp trung bình 30% GDP trong 50 năm qua. Lao động nƣớc ngoài là nguồn lực quan trọng cho sự phát triển của đất nƣớc, đáp ứng nhu cầu về việc làm cho toàn xã hộ và tăng trƣởng kinh tế đất nƣớc.
Lao động nƣớc ngoài góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp. Lao động nƣớc ngoài đã tạo ra nhiều ngành mới và tăng cƣờng năng lực cho nhiều ngành nhƣ dầu khí, điện tử, công nghệ… Lao động nƣớc ngoài đã kích thích lĩnh vực dịch vụ nâng cao chất lƣợng và phát triển nhanh hơn nhất là trong các ngành viễn thông, du lịch, tài chính ngân hàng…
Lao động nƣớc ngoài với trình độ chuyên môn cao thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến vào Singapore, biến Singapore từ một nƣớc nghèo nàn tài nguyên thiên nhiên trở thành một đất nƣớc phát triển hàng đầu thế giới. Phát triển một số ngành kinh tế quan trọng của đất nƣớc nhƣ viễn thông, lọc hóa dầu, chế tạo điện tử…. Nhìn chung trình độ công nghệ của Singapore cao hơn các nƣớc trong khu vực và ở trong top đầu của thế giới.
Lao động ngƣời nƣớc ngoài tác động lan tỏa đến các lao động ngƣời bản xứ. Thông qua sự liên kết giữa lao động ngƣời nƣớc ngoài và ngƣời lao động bản xứ, trình độ và năng lực đƣợc chuyển giao giữa ngƣời lao động. Sự lan tỏa này có thể theo hàng dọc giữa các nhân viên làm trong cùng một công ty hoặc theo hàng ngang giữa các nhân viên của các công ty khác nhau
Lao động ngƣời nƣớc ngoài đóng góp đáng kể vào ngân sách Nhà nƣớc và các cân đối vĩ mô đồng thời góp phần quan trọng trong việc tạo ra sự phát triển thần kỳ của Singapore hiện nay. Cùng với sự phát triển của đất nƣớc thì mức đóng góp của lao động ngƣời nƣớc ngoài vào ngân sách ngày càng tăng. Tính đến tháng 12/2010 thì lao động nƣớc ngoài đã đóng góp tới 41% GDP của Singapore
Góp phần giúp Singapore tiếp cận và mở rộng thị trƣờng quốc tế. Lao động ngƣời nƣớc ngoài đã góp phần quan trọng và tạo điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế theo hƣớng đa phƣơng hóa, đa dạng hóa, thúc đẩy Singapore hội nhập kinh tế thế giới và trở thành trung tâm của vận chuyển hàng hóa thế giới.