3.2.1.Tình hình quản lý lao động nƣớc ngoài ở Việt Nam hiện nay 3.2.1.1. Xây dựng và ban hành chính sách
Qua số liệu báo cáo của các sở lao động, thƣơng binh và xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng và các ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế, số lƣợng lao động nƣớc ngoài vào Việt Nam làm việc qua các năm tăng đáng kể, đặc biệt là những năm gần đây.
Trƣớc năm 2000, lao động nƣớc ngoài đã di chuyển vào Việt Nam làm việc, nhƣng với số lƣợng ít và chủ yếu là các chuyên gia, lao động có trình độ kỹ thuật cao. Cùng với sự phát triển kinh tế đất nƣớc, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ đã thu hút lực lƣợng lao động nƣớc ngoài vào nƣớc ta làm việc ngày một gia tăng. Vấn đề tuyển dụng và quản lý ngƣời nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam đã và đang đƣợc Chính phủ, các cấp, các ngành và toàn xã hội quan tâm, nhất là trong thời gian gần đây.
Bảng 3.1: Số lƣợng lao động nƣớc ngoài ở Việt Nam qua các năm (1996-2009) Năm Số lƣợng (Ngƣời) So với năm trƣớc (%) 1996 2.799 2002 6.938 2004 12.602 2005 21.217 168,36 2006 34.117 160,80 2007 43.000 126,04 2008 52.633 122,40 2009 55.428 142,49
Nguồn: Tạp chí cộng sản điện tử số 16 (184) năm 2009.
Năm 2008, số lao động nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam chủ yếu là ngƣời mang quốc tịch Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Anh, Pháp… Nếu tính theo châu lục thì lao động mang quốc tịch Châu Á chiếm khoảng 57%; lao động mang quốc tịch châu Âu chiếm 14% tổng số lao động nƣớc ngoài, còn lại là các Châu lục khác chiếm khoảng 29%. Mấy năm gần đây, trên địa bàn các tỉnh phía Nam nhƣ: thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai…đã xuất hiện nhiều lao động nƣớc ngoài có nguồn gốc từ châu Phi vào Việt Nam tìm kiếm việc làm.
Bảng 3.2: Lao động nƣớc ngoài ở Việt Nam phân theo nguồn gốc quốc tịch châu lục (số liệu năm 2008)
TT Chỉ tiêu Số lƣợng (Ngƣời) Tỷ trọng (%) 1 Tổng số LĐNN năm 2008 52.633 100,0 2 Lao động đến từ châu Á 30.000 57,0 3 Lao động đến từ châu ÂU 7.373 14,0 4 Lao động đến từ châu lục
khác
15.260 29,0
Nguồn: Tạp chí cộng sản điện tử số 16 (184) năm 2009.
Về trình độ chuyên môn
Theo Nghị định 34/2008 của Chính phủ, ngƣời nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam phải có đủ các điều kiện: đủ 18 tuổi trở lên; có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc; là nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc chuyên gia có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao về dịch vụ, thiết bị nghiên cứu, kỹ thuật hay quản lý (bao gồm kỹ sƣ hoặc ngƣời có trình độ tƣơng đƣơng kỹ sƣ trở lên; nghệ nhân những ngành nghề truyền thống) và ngƣời có nhiều kinh nghiệm trong nghề nghiệp, trong điều hành sản xuất, kinh doanh và những công việc quản lý; không có tiền án về tội vi phạm an ninh quốc gia; không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành hình phạt hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nƣớc ngoài; có giấy phép lao động do cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền Việt Nam cấp.
Nhƣ vậy có thể thấy về nguyên tắc, ngƣời nƣớc ngoài không có tay nghề không đƣợc cấp phép vào Việt Nam làm việc. Tuy nhiên, thực tế cho thấy lao động nƣớc ngoài phổ thông làm việc tại Việt Nam lại khá lớn.
Bảng 3.3: Lao động nƣớc ngoài ở Việt Nam phân theo trình độ chuyên môn và ngành nghề (số liệu năm 2008)
TT Chỉ tiêu Số lƣợng (Ngƣời) tỷ trọng (%) Tổng số LĐNN năm 2008 52.633 100,0 1 Phân theo trình độ chuyên môn - LĐ có bằng Đại học trở lên 26.370 50,1 - LĐ có trình độ cao đẳng và kinh nghiệm nghề nghiệp
26.263 49,9 2 Phân theo ngành nghề - LĐ làm quản lý 16.737 31,8 - LĐ làm chuyên gia kỹ thuật 21.685 41,2 - LĐ làm nghề khác 14.211 27,0
Nguồn: Tạp chí cộng sản điện tử số 16 (184) năm 2009.
Trong tổng số lao động nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam có tới 49,9% ngƣời có trình độ cao đẳng và kinh nghiệm nghề nghiệp; lao động nƣớc ngoài làm quản lý chiếm 31,8%; lao động làm chuyên gia kỹ thuật chiếm 41,2% và lao động khác chiếm 27%.
Số ngƣời nƣớc ngoài có trình độ đại học chiếm 46,5% và nghệ nhân những ngành nghề truyền thống chiếm 3,6%.
Thực tế cho thấy, khi mới thâm nhập vào thị trƣờng Việt Nam, các doanh nghiệp nƣớc ngoài có xu thế mang theo một đội ngũ nhân lực của mình. Đây là những ngƣời đã có nhiều kinh nghiệm và đáng tin cậy, những ngƣời sẽ đi những bƣớc đầu tiên và đặt nền móng vững chắc cho doanh nghiệp nƣớc ngoài khi còn „chân ƣớt chân ráo‟ ở đất nƣớc ta. Do vậy, họ luôn là những ngƣời có trình độ chuyên môn rất cao và nắm giữ các chức vụ quan
trọng. Sau đó thì tùy vào chiến lƣợc phát triển kinh doanh lâu dài của dự án/doanh nghiệp mà thành phần nhân sự sẽ có ít nhiều sự thay đổi. Số lao động kỹ thuật cao nƣớc ngoài này không chỉ nắm giữ các vị trí quản lý mà ngay cả những vị trí nhƣ kỹ sƣ và chuyên gia kỹ thuật. Đáng lƣu ý là lực lƣợng lao động nƣớc ngoài kỹ thuật cao này lại không chỉ tới từ những quốc gia Tây Âu, Úc hay Mỹ mà có không ít lao động đến từ các quốc gia trong khu vực nhƣ Singapore, Malaysia, Philippines và thậm chí là cả Sri Lanka.
Tình hình cấp giấy phép cho lao động nước ngoài tại các tỉnh
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội (LĐ- TB&XH), tính đến 5/2011, số lao động nƣớc ngoài đang làm việc tại Việt Nam lên đến gân 75.000 ngƣời.
Riêng thành phố Hồ Chí Minh, theo Sở Công an Thành phố ƣớc tính, số lao động đang làm việc trên địa bàn có khoảng trên 50.000 ngƣời, đã cấp 10.480 thẻ tạm trú cho ngƣời nƣớc ngoài; TP Hà Nội có 15.357 lao động nƣớc ngoài bao gồm cả những ngƣời làm công tác ngoại giao, đại diện của các tổ chức phi chính phủ, ngƣời nƣớc ngoài thực hiện các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam...Tỉnh Quảng Ninh có trên 4.700 ngƣời nƣớc ngoài làm việc tại 90 doanh nghiệp, trong đó có 38 doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài; tỉnh Tây Ninh có 866 lao động nƣớc ngoài đang làm việc. TP. Hải Phòng có 3.500 ngƣời (trong đó có 3.000 ngƣời nƣớc ngoài thuộc đối tƣợng phải cấp giấy phép lao động và chủ yếu ở các nhà thầu xây dựng); tỉnh Lâm Đồng có 900 ngƣời nƣớc ngoài.
Bảng 3.4: Số lƣợng và tỷ lệ cấp phép của lao động nƣớc ngoài tại các tỉnh, thành phố năm 2009
Nguồn: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Qua đợt khảo sát và kiểm tra của Bộ LĐ-TB&XH tại các địa phƣơng, hầu hết các tỉnh, thành phố đều có lao động nƣớc ngoài làm việc nhƣng không nắm đƣợc tình hình, bởi những số liệu trên chủ yếu do các doanh nghiệp, tổ chức báo cáo, còn những đối tƣợng nhập cảnh trái phép vào làm việc thì các địa phƣơng không nắm rõ.
Năm 2008, số lƣợng lao động nƣớc ngoài ở Việt Nam đƣợc cấp giấy phép lao động chỉ chiếm 35,5%. Tính đến thời điểm 31 tháng 6 năm 2009, tổng số lao động nƣớc ngoài đƣợc cấp giấy phép lao động chỉ chiếm khoảng 37,9%, trong đó: TP HCM (29,3%), Hà Nội (39,1%), Quảng Ninh (10,3%), Tây Ninh (72,1%), TP Hải Phòng (57,7%), Lâm Đồng (18,7%)…
Cũng theo Bộ LĐ-TB&XH, hiện nay vấn đề cấp phép lao động cho ngƣời nƣớc ngoài tại Việt Nam đang rất bất cập. Số lao động đƣợc cấp phép chỉ chiếm khoảng 37,9% so với số lƣợng đã thống kê. Kiểm tra tại thực tế các địa phƣơng cũng cho thấy, hầu hết cán bộ quản lý sở tại đều không nắm đƣợc đầy đủ số ngƣời nƣớc ngoài hiện đang cƣ trú.
Theo Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh, năm 2007, chỉ tính riêng tại Tp.HCM số lao động nƣớc ngoài chất lƣợng cao
TT Tỉnh, Thành phố Số lao động (ngƣời) Số đƣợc cấp phép (ngƣời) So với tổng số (%) 1 TP. Hồ Chí Minh 50.000 14.655 29,31 2 TP. Hà Nội 15.357 6.018 39,19 3 Quảng Ninh 4.701 486 10,33 4 Hải Phòng 3.500 2.019 57,68 5 Tây Ninh 866 625 72,18 6 Lâm Đồng 900 168 18,67 Cả nƣớc 75.000 28.425 37,90
phép lao động khoảng 1.800 ngƣời. Số lao động trên đến từ 42 quốc gia và vùng lãnh thổ, tập trung nhiều nhất là: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Australia, Anh... So với mức tăng lao động bình quân 20% hàng năm, số lao động nƣớc ngoài tại Tp.HCM năm 2007 tăng 35,16%.
Bảng 3.5: Lao động nƣớc ngoài có trình độ chuyên môn KT ở TP Hồ Chí Minh năm 2007 TT Chỉ tiêu Số lƣợng (ngƣời) Tỷ trọng(%) I Số LĐ có trình độ đến đăng ký 3.985 100,0
1 LĐ có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao 2.550 64,0 2 LĐ có trình độ cao đẳng và có giấy chứng nhận
kinh nghiệm
1.435 36,0
II Số LĐ có trình độ chuyên môn KT cao được cấp giấy phép LĐ
1.800 70,6
III LĐ có giấy phép LĐ phân theo ngành nghề 1.800 100,0
1 Giày da, may mặc 432 24,0
2 Giáo dục 300 16,6
3 Công nghệ cao 100 5,6 4 Tài chính, ngân hàng, chứng khoán 90 5,0
5
Các ngành khác 878 48,8
Nguồn: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP Hồ Chí Minh
Các ngành nghề lao động nƣớc ngoài tham gia rất đa dạng. Đối với ngành giày da, may mặc có khoảng 432 ngƣời, chiếm 24,12%, chủ yếu từ Trung Quốc, Đài Loan. Ngành giáo dục có khoảng 300 lao động chiếm khoảng 16,6%, chủ yếu tập trung vào lao động châu Âu quốc tịch Anh, Australia, Mỹ, Canada và New Zealand. Ngành công nghệ cao có khoảng 100 lao động, chiếm gần 6%, chủ yếu từ Nhật, Mỹ, Đan Mạch. Còn lại là ngành tài chính ngân hàng, chứng khoán khoảng 90 ngƣời chiếm gần 5%.
Lao động nƣớc ngoài đến thành phố làm việc có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao chiếm tỷ lệ lớn với gần 64%. Lao động có trình độ cao đẳng và
giấy chứng nhận kinh nghiệm làm việc chiếm 36%, đặc biệt tập chung vào lao động Đài Loan, Trung Quốc trong ngành may mặc...
Bảng 3.6: Lao động quốc tịch châu Phi tại TP. Hồ Chí Minh Năm Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ tăng (%) Tỷ lệ có giấy phép LĐ (%) 2005 2.893 >60,00 Hầu nhƣ không có 2006 3.119 7,81 2007 4.080 30,81 2008 5.845 43,26
Nguồn: http://vnEconomy.vn (04/12/2008), Lao động phổ thông đang vào Việt Nam.
Theo báo cáo của UBND TP.HCM, qua thanh tra rà soát tình hình sử dụng lao động nƣớc ngoài tại 3.765 doanh nghiệp (DN), tổ chức, văn phòng đại diện..., tổng số lao động nƣớc ngoài tại các doanh nghiệp điều tra của TP.HCM là 16.055 ngƣời. Trong đó, tỉ lệ lao động nƣớc ngoài chƣa có giấy phép chiếm 13,8% (2.219/16.055 ngƣời).
Đáng lo nhất là tình trạng các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng lao động nƣớc ngoài cố tình bỏ qua các quy định về tuyển dụng và sử dụng lao động, từ đó tuyển dụng lao động không đủ điều kiện làm việc tại Việt Nam theo quy định.
Đặc biệt, nhiều DN hoạt động trong lĩnh vực giày da, may mặc… không cần tuyển dụng lao động nƣớc ngoài có trình độ chuyên môn cao mà chủ yếu chỉ dựa trên cơ sở kinh nghiệm. Nhiều cơ sở giáo dục, cơ sở đào tạo ngoại ngữ tuyển dụng, sử lao động nƣớc ngoài không báo cáo hoặc đề nghị cấp phép lao động.
Trên đây là số lao động nƣớc ngoài đƣợc các địa phƣơng báo cáo là những lao động có đủ điều kiện làm việc tại Việt Nam và đã đến Sở Lao động, Thƣơng binh và Xã hội hoặc Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất để xin giấy phép lao động. Còn những đối tƣợng lao động nƣớc ngoài
phổ thông không đủ điều kiện làm việc tại Việt Nam, vào Việt Nam làm việc bằng nhiều con đƣờng và hình thức khác nhau, thì chƣa đƣợc các địa phƣơng tổng hợp và báo cáo. Vấn đề tuyển dụng và quản lý ngƣời nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam đã và đang đƣợc Chính phủ, các cấp, các ngành và toàn xã hội quan tâm, nhất là trong thời gian gần đây.
Trong quá trình thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý ngƣời nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam, có một số vấn đề nảy sinh nhƣ sau:
* Đối với các địa phương
Thực hiện các quy định của pháp luật về lao động nƣớc ngoài chƣa nghiêm: Một số địa phƣơng xác nhận đối tƣợng không phải cấp giấy phép lao động sai quy định; hoặc áp dụng “linh hoạt” khi cấp giấy phép lao động, nhƣ cho nợ phiếu lý lịch tƣ pháp hay các giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động; hoặc khi gia hạn giấy phép lao động, không kiểm tra kỹ việc xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo ngƣời lao động Việt Nam để thay thế.
Theo dõi và quản lý lao động nƣớc ngoài chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, kịp thời và thiếu sự phối hợp, hỗ trợ của các ngành, các đơn vị ở địa phƣơng: Có những trƣờng hợp các nhà thầu phụ của nƣớc ngoài chƣa đƣợc cấp giấy phép thầu nhƣng vẫn hoạt động nhƣ bình thƣờng. Đặc biệt, có những trƣờng hợp chủ đầu tƣ khoán trắng cho nhà thầu chính; nhà thầu chính thuê nhà thầu phụ và mọi hoạt động liên quan đến tuyển dụng, sử dụng lao động nƣớc ngoài do nhà thầu phụ tự quyết định, chính quyền địa phƣơng không có ý kiến, dẫn đến tình trạng các nhà thầu phụ này sử dụng bao nhiêu lao động nƣớc ngoài thì chủ đầu tƣ và nhà thầu chính cũng không biết. Đây là sự buông lỏng trong quản lý của địa phƣơng và chủ đầu tƣ.
Ngƣời nƣớc ngoài nhập cảnh vào Việt Nam thông qua nhiều cửa khẩu và do nhiều cơ quan quản lý. Chẳng hạn, qua các cửa khẩu hàng không quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng… do Cục Xuất nhập cảnh - Bộ Công an quản lý; qua các cửa khẩu biên giới do Bộ đội Biên phòng quản lý; và có không ít trƣờng hợp qua đƣờng biên vào Việt Nam làm việc. Khi ngƣời nƣớc
ngoài vào Việt Nam, họ có quyền đi lại, tạm trú ở bất cứ đâu mà pháp luật không cấm, do đó, nếu không có sự phối hợp giữa các cơ quan, sự theo dõi sát sao của các địa phƣơng, cơ sở thì rất khó cho việc quản lý họ.
Thực hiện chế độ báo cáo không đầy đủ, không đúng quy định: Theo quy định tại Nghị định số 34/2008/NĐ-CP, ngày 25-3-2008, của Chính phủ và Thông tƣ số 08/2008/TT-BLĐTBXH, ngày 10-6-2008, của Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội, Sở Lao động, Thƣơng binh và Xã hội các tỉnh, thành phố có trách nhiệm theo dõi, tổng hợp và gửi báo cáo định kỳ 6 tháng và cả năm tình hình lao động nƣớc ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn quản lý về Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội. Tuy nhiên, số lƣợng Sở Lao động, Thƣơng binh và Xã hội gửi báo cáo là không nhiều.
Kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm còn rất hạn chế: Nhiều địa phƣơng thiếu chủ động trong thanh tra, kiểm tra về lao động nƣớc ngoài, mà chỉ tham gia với các đoàn thanh tra cấp bộ; việc phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật lao động về lao động nƣớc ngoài chƣa nhiều.
Chƣa có nhiều đề xuất với Uỷ ban nhân dân, Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan để có những giải pháp quản lý lao động nƣớc ngoài.
* Đối với người sử dụng lao động
Nhiều doanh nghiệp, tổ chức tuyển lao động nƣớc ngoài chƣa thực hiện đúng pháp luật Việt Nam: Không thông báo nhu cầu tuyển lao động trên các báo; không cung cấp đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền, trách nhiệm của ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động cho lao động nƣớc ngoài biết và thực hiện; tuyển cả lao động nƣớc ngoài không có các điều kiện