11 3 4 15 14 16 13 12 1 Bộ ghi dịch 3-bit Bộ K.đại tích phân Chuyển đổi V/I C.mạch phân cực dốc 2 9 10
3.1.2. Nguyên lý hoạt động của IC MC34115
3.1.2.1. Trong trường hợp IC MC34115 được sử dụng làm mạch mã hóa làm mạch mã hóa
Tín hiệu thoại Analog được đưa vào chân 1. Chân 1 là đầu vào âm của bộ so sánh. Tín hiệu tham chiếu được đưa tới chân 2 (đầu vào dương của bộ so sánh) của IC. Tùy thuộc vào quá trình so sánh mà đầu ra của bộ so sánh sẽ cho ra bit 0 (ứng với tín hiệu thoại nhỏ hơn tín hiệu tham chiếu) hoặc bit 1 (ứng với tín hiệu thoại lớn hơn tín hiệu tham chiếu). Tín hiệu từ đầu ra của bộ so sánh sẽ được đưa tới đầu ra của mạch mã hóa (chân 9) đồng thời được lưu vào bộ ghi dịch 3-bit. Tín hiệu tham chiếu sau đó sẽ được hiệu chỉnh tăng lên (ứng với bit 0) và giảm đi (ứng với bit 1) theo các bước nhảy.
Tác dụng chính của bộ ghi dịch 3-bit là kiểm tra ba bit cuối cùng của dòng tín hiệu ra trước đó xem chúng là phải là toàn 0 hoặc toàn 1 hay không. Nếu chúng là toàn 0 hoặc 1 thì kích thước của bước nhảy sẽ được tăng lên, còn nếu không thì kích thước bước nhảy sẽ giảm đi. Điều này đảm bảo cho tín hiệu đầu ra giảm được hiện tượng quá tải độ dốc và nhiễu lượng tử. Khi đầu ra của bộ ghi dịch là 3 bit toàn 0 hoặc 1, thông qua mạch logic sẽ đưa tới chân 11 một giá trị logic thấp. Từ chân 11 này, thông qua mạch ngoài sẽ được đưa tới chân 3 để điều khiển bộ chuyển mạch phân cực dốc nhằm tăng kích thước bước nhảy.
Tất cả các quá trình trên đều được điều khiển bởi xung nhịp đồng hồ Clock được cung cấp vào chân 14. Thông thường, xung Clock này có tần số xung nhịp là 16 KHz.
Chân 16 có tác dụng cấp nguồn nuôi cho IC (thông thường, nguồn nuôi này có giá trị + 5V DC).
Chân 8 có tác dụng cấp nguồn âm cho IC (thông thường chân 8 được nối đất). Một nguồn tiêu chuẩn VCC/2 được cung cấp ở chân 10.
Để quy định IC MC34115 được sử dụng làm mạch mã hóa, chân 15 (Encoder/Decoder) được nối với nguồn + 5V DC.
3.1.2.2. Trong trường hợp IC MC34115 được sử dụng làm mạch giải mã làm mạch giải mã
Trong trường hợp này, tín hiệu số đầu vào được cung cấp tới chân 13 của IC. Chân 12 là nguồn tín hiệu tiêu chuẩn để thiết lập ngưỡng hoạt động cho chân 13. Dựa trên các bit dữ liệu ở chân 13, một tín hiệu Analog sẽ được tái tạo và cung cấp tới đầu vào của bộ lọc âm. Tín hiệu Analog này được tái tạo bằng tín hiệu tham chiếu được cung cấp tại chân 5 kết hợp với các bước nhảy (thông thường chân 5 này được kết nối với chân 10 VCC/2). Đồng thời tín hiệu từ chân 13 cũng được cung cấp tới bộ ghi dịch 3-bit. Nguyên tắc thay đổi kích cỡ bước nhảy cũng tương tự như đối với mạch mã hóa. Sau đó, tín hiệu Analog sau khi qua bộ lọc âm sẽ được đưa ra ngoài qua chân 7.
Trong mạch giải mã, chân 4 là chân điều khiển độ khuyếch đại của bộ lọc âm. Chân 6 là chân đầu vào âm của bộ lọc âm và được kết nối với bộ tích phân bên ngoài.
Để quy định IC MC34115 được sử dụng làm mạch giải mã thì chân 15 được nối đất.
Tương tự như với mạch mã hóa, chân 16 là chân nhận nguồn nuôi cho IC (thông thường là nguồn + 5V DC).
Chân 8 được nối đất, tạo ra nguồn âm cho IC.
Chân 14 được dùng để nhận tín hiệu đồng hồ Clock (thông thường tần số Clock là 16 KHz).
Chân 13 trong mạch mã hóa không được sử dụng (thông thường được đấu đất).
3.1.3. Sơ đồ nguyên lý của bộ mã hóa/giải mã Delta tự thích nghi