Khi lối vào +IN và –IN khác pha, tần số lối ra và +IN sớm pha hơn –IN, lối ra sẽ nhận được chuỗi xung dương. Các xung này điều khiển hoạt động của VCO cho đến khi +IN và –IN cùng pha.
2.2.2. Khối trộn tần
Trộn tần là quá trình tác động lên hai tín hiệu sao cho trên đầu ra bộ trộn tần nhận được các thành phần tần số tổng hoặc hiệu của hai tín hiệu đó.
Thông thường một trong hai tín hiệu vào là tín hiệu đơn âm (có một vạch phổ), tín hiệu đó gọi là tín hiệu ngoại sai và có tần số là fns. Tín hiệu còn lại là tín hiệu hữu ích với tần số fth cố định hoặc biến thiên trong một phạm vi nào đó. Tín hiệu có tần số mong muốn được tách ra nhờ một bộ lọc, tần số của nó thường được gọi là tần số trung gian ftg.
Trộn tần trong máy thu đổi tần tạo dao động ngoại sai được đồng chuẩn với tín hiệu cao tần mang tin tức thu được sao cho ftg = fns – fth = const. Hai tín hiệu này được đưa vào bộ trộn tần, lối ra của bộ trộn tần nhận được tín hiệu , mà tần số bằng tổng hoặc hiệu tần số của hai tín hiệu vào. Nhờ mạch lọc của bộ trộn tần ta thu được tín hiệu có tần số trung gian mang tin tức ftg. Sau đó được khuyếch đại bằng các tầng khuyếch đại cộng hưởng( có tần số cộng hưởng bằng tần số trung gian ftg).
Có thể phân loại mạch trộn tần theo nhiều cách:
Phân loại theo phần tử tích cực được dùng để trộn tần, ví dụ trộn tần dùng phần tử tuyến tính tham số( mạch nhân) và trộn tần dùng phần tử phi tuyến( diode, transistor…).
Có thể coi bộ trọn tần là hệ thống tuyến tính tham số là vì quá trình trộn tần thường được thực hiện với điều kiện Uth<< Uns. Lúc đó với tín hiệu hữu ích nhỏ, đặc tuyến Von- Ampe của phần tử trộn tần có thể coi là thẳng, còn dưới tác dụng của điện áp ngoại sai lớn, điện dẫn của phần tử tuyến tính thay đổi. Như vậy đối với tín hiệu phần tử trộn tần là một hệ thống tuyến tính.
Cũng có thể phân loại theo sơ đồ trộn tần( trộn tần diode, trộn tần transistor…) hoặc theo cách chuyển phổ về phía tần số thấp tùy thuộc vào vị trí tương đối giữa tần số tần số tín hiệu fth ở đầu vào và tần số trung gian ftg ở đầu ra.
2.2.3. Khối khuyếch đại
Khối khuyếch đại là một thiết bị biến đổi tín hiệu có biên độ nhỏ ở đầu vào thành một tín hiệu có biên độ lớn ở đầu ra mà dạng tín hiệu không thay đổi. Thực chất khuyếch đại là quá trình biến đổi năng lượng có điều khiển, ở đó năng lượng của nguồn cung cấp một chiều được biến đổi thành năng lượng xoay chiều có quy luật giống như quy luật của tín hiệu điều khiển.
Mạch khuyếch đại được chia thành nhiều loại khác nhau:
Theo dạng tín hiệu cần khuyếch đại: khuyếch đại tín hiệu liên tục( khuyếch đại micro, âm thanh…) và khuyếch đại tín hiệu xung( radar, máy thu hình, các thiết bị tính toán, điều khiển…).
Theo dải tần số tín hiệu cần khuyếch đại: mạch khuyếch đại một chiều (f= 0 và tần số thấp), mạch khuyếch đại tần thấp( f= 16Hz đến 20KHz), khuyếch đại trung tần và cao tần( f > 20KHz).
Theo đặc tuyến tần số: mạch khuyếch đại cộng hưởng( hệ số khuyếch đại K đạt giá trị lớn nhất tại tần số cộng hưởng), khuyếch đại dải hẹp( K không thay đổi trong một dải hẹp tần số và suy giảm rõ rệt ngoài vùng này), khuyếch đại dải rộng( dải tần làm việc cỡ vài chục MHz).
Theo tính chất các đại lượng vật lý lấy ra: khuyếch đại thế (KU), khuyếch đại dòng (Ki), khuyếch đại công suất (Kp).
Thông thường các tín hiệu cần thu có tần số từ hàng chục MHz đến hàng trăm MHz thậm chí đến hàng chục GHz. Tín hiệu thu được thường rất nhỏ, cần phải khuyếch đại lên nhiều lần, để có tín hiệu đủ lớn( trên vài chục vôn) đáp ứng yêu cầu của mạch tách sóng. Nếu dùng nhiều tầng khuyếch đại sẽ dẫn đến kết cấu và kỹ thuật phức tạp và rất dễ bị tự kích làm độ nhạy không cao, chất lượng kém. Ngày nay, hầu hết tất cả các máy thu đều hoạt động theo nguyên tắc thu đổi tần. Tín hiệu thu từ ăng ten có tần số thu được đưa vào một bộ biên độ biến tần. Trong máy thu có bộ dao động nội phát ra dao động có tần số tần số là n. Dao động này cũng được đưa vào bộ biến đổi tần trộn với tín hiệu th. Ở lối ra của bộ biến tần sẽ thu được tín hiệu có tần số: