Chuyển mạch ghép

Một phần của tài liệu Giao tiếp với đường truyền điện thoại bằng vi điều khiển (Trang 26)

Trên đây đã trình bày cấu trúc chức năng của các trường chuyển mạch thời gian và không gian số. Nhược điểm lớn nhất của trường chuyển mạch thời gian là độ trễ, còn của trường chuyển mạch không gian là sự tắc nghẽn cũng đã được chỉ ra. Để đáp ứng yêu cầu thực tế và mở rộng dung lượng tổng đài, trong cơ cấu trường chuyển mạch của hệ thống tổng đài điện tử số người ta sử dụng quá trình ghép các trường chuyển mạch.

Về mặt vật lý, phân hệ chuyển mạch sẽ gồm một số module cơ sở, trên đó có chứa trường các chuyển mạch S và T

được cấu trúc ghép hợp với nhau. Các kiểu ghép có thể là TS, ST, STS, TST. Sau đây là một số mô hình ví dụ.

+ Khối chuyển mạch T-S

Khối chuyển mạch T-S bao gồm một trường chuyển mạch thời gian trên đầu vào và một trường chuyển mạch không gian trên đầu ra (hình 1 . 1 9 ). Trên cấu hình này thông thường các trường chuyển mạch thời gian đầu vào

Chuyển mạch T Chuyển mạch S S

S S

Hinh 1.19: Mô hình chuyển mạch ghép TS

(A)

(B)

thực hiện theo phương thức ghi vào tuần tự đọc ra có điều khiển. Trên ma trận chuyển mạch không gian thực hiện theo phương thức điều khiển đầu ra. Với khối chuyển mạch T-S này, các chuyển mạch thời gian sẽ chuyển nội dung thông tin giữa các khe thời gian đầu vào và đầu ra mong muốn, trong khi chuyển mạch không gian kết nối các tuyến vào và ra.

Đặc điểm của khối chuyển mạch T-S là mặc dù cho phép tăng dung lượng lớn hơn so với chuyển mạch một tầng T nhưng vấn đề tắc nghẽn vẫn có thể xảy ra trên các khe thời gian tương ứng tại phía tầng chuyển mạch không gian S.

+ Khối chuyển mạch S-T

Cấu trúc của khối chuyển mạch ghép S-T giống như khối chuyển mạch ghép T-S, ngoại trừ chuyển mạch không gian kết nối các tuyến đầu vào với đầu ra trước khi thức hiện trao đổi nội dung thông tin trong các khe thời gian tại đầu ra (hình 1.20).

Khối chuyển mạch S-T cho phép tăng dung lượng lớn hơn so với chuyển mạch một tầng, tuy nhiên vấn đề

tắc nghẽn tại phía tầng chuyển mạch không gian S vẫn chưa thể khắc phục được. + Khối chuyển mạch S-T-S

Khối chuyển mạch ghép S-T-S kết hợp các chuyển mạch không gian S qua trường chuyển mạch thời gian T để giảm thiểu tắc nghẽn xảy ra trong mạng chuyển mạch. Kiểu chuyển mạch này thường được sử dụng trong những năm đầu của công nghệ điện tử, khi các bộ xử lý tốc độ

cao có giá thành rất đắt và khó chế tạo. + Khối chuyển mạch T-S-T Cấu hình chuyển mạch T-S-T rất được ưa chuộng khi tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào công nghệ chế tạo tổng đài. Theo lý thuyết Clos, khi thực hiện ghép các trường chuyển mạch trung gian thì số khe thời gian trung gian tối thiểu qua tầng S là 2N-1,

trong đó N là số khe thời gian trên đầu vào của tầng T1 hay trên đầu ra của tầng T2. Khối chuyển mạch T-S-T cũng giống như các kiểu ghép khác đều nhằm mục đích tăng dung lượng và giảm độ tắc nghẽn. Tuy nhiên, khi ghép hợp các trường

S

Chuyển mạch S Chuyển mạch T

Hinh 1.20:Mô hình chuyển mạch ghép ST

Chuyến mạch T Chuyến mạch T

Chuyến mạch S

S

chuyển mạch sẽ làm phức tạp hóa vấn đề điều khiển. Đồng thời, độ tin cậy của toàn bộ hệ thống cũng sẽ giảm xuống khi có nhiều khối thiết bị hoạt động song song và cần đồng bộ với nhau.

Một phần của tài liệu Giao tiếp với đường truyền điện thoại bằng vi điều khiển (Trang 26)