Nguyên lý hoạt động của mạch

Một phần của tài liệu Giao tiếp với đường truyền điện thoại bằng vi điều khiển (Trang 59)

Mạch được thiết kế nhằm mục đích là giao tiếp được với đường truyền dây điện thoại bằng Vi điều khiển. Có hai loại mã được sử dụng để báo hiệu trên đường điện thoại là mã FSK và mã DTMF. Mã FSK được sử dụng để gửi thông tin người gọi đến số máy gọi. Muốn sử dụng dịch vụ này thì máy điện thoại phải đăng kí với tổng đài. Trong luận văn này tôi mới chỉ nghiên cứu cơ chế làm việc của mã FSK cũng như phương pháp để giải mã FSK. Mã DTMF dùng để mã hóa các số điện thoại trên bàn phím điện thoại. Như vậy muốn giao tiếp được với đường dây điện thoại thì mạch phải mã hóa và giải mã được mã DTMF để có thể gọi tới số cần báo hiệu cũng như nhận các tín hiệu điều khiển từ bàn phím điện thoại cần điều khiển. Để mô tả việc mã hóa và giải mã DTMF, trong luận văn tôi thiết kế mạch giải quyết bài toán tự động gọi và cảnh báo đến các số điện thoại đã được lưu sẵn trong bộ nhớ của Vi điều khiển, các số này có thể thay đổi cũng như nội dung bản tin cũng có thể thay đổi cho phù hợp với yêu cầu cảnh báo. Vì vậy mạch có các chế độ hoạt động như sau

- Kiểm tra các tín hiệu cảnh báo từ cảm biến, nếu có tín hiệu cảnh báo thì lập tức thông báo bản tin cảnh báo đã được lưu sẵn tới các thuê bao đã được người sử dụng lưu trong bộ nhớ.

- Thêm số điện thoại mới vào bộ nhớ. Mạch được thiết kế lưu tối đa 6 số điện thoại. Nếu quá 6 số sẽ báo đầy bộ nhớ.

- Kiểm tra các số điện thoại đã lưu, có thể thay đổi hoặc xóa số điện thoại. - Thay đổi nội dung bản tin nhằm mục đích phù hợp với từng loại cảnh báo.

Hình 3.17: Lưu đồ chọn chế độ hoạt động

Khởi tạo

Tín hiệu cảnh báo

Kết thúc

Quá trình cảnh báo

Thêm số điện thoại

Kiểm tra, thay đổi và xóa

Ghi âm Thêm số điện thoại

Thay đổi Ghi âm + + + + - - - - -

Một phần của tài liệu Giao tiếp với đường truyền điện thoại bằng vi điều khiển (Trang 59)