Sơ đồ nguyên lý của khối Vi điều khiển

Một phần của tài liệu Giao tiếp với đường truyền điện thoại bằng vi điều khiển (Trang 49)

Vi điều khiển được sử dụng là PIC16F877A. IC này có ưu điểm là có bộ nhớ Flash có thể ghi xoá nhiều lần. PIC16F877A bao gồm 40 chân, có 5 cổng là cổng A có 6 chân, cổng B có 8 chân, cổng C có 8 chân, cổng D có 8 chân và cổng E có 3 chân. Như vậy có thể sử dụng 33 chân vào ra để điều khiển. Mạch tạo dao động sử dụng thạch anh loại 11.0592MHz. Với 33 chân vào ra, IC có thể ghép nối song song hoặc nối tiếp. Khi ghép nối song song sử dụng cổng D và cổng E, trong trường hợp ghép nối nối tiếp có thể dùng các chuẩn RS232, dùng chuẩn SPI và chuẩn I2C và chuẩn ICSP. Từ việc phân tích ở trên tôi lựa chọn cổng B để giao tiếp với IC MT8880 để mã hóa và giải mã tín hiệu DTMF, chân RB1 đến RB4 được nối với 4 đường dữ liệu của MT8880 là D0 đến D3, các chân còn lại được nối với các đường điều khiển như chân RB5 được nối với chân R/W, chân RB6 được nối với chân RS0, chân RB7 được nối với  còn thiếu một chân tôi dùng RD7 để nối với chân chọn chíp CS. Chân RC6 và RC7 được nối với chần TX và RX của cổng COM của máy tính để ghép nối với máy tính thông qua RS232, sử dụng 6 chân từ RD0 đến RD6 của cổng D để giao tiếp với khối hiển thị LCD, sử dụng 3 chân RA2 đến RA4 để giao tiếp với 3 chân điều khiển của IC ISD1110, dùng chân RB6 và RB7 cho ghép nối ICSP. Tôi sử dụng chân RA1 dành cho khối điều khiển, chân RC2 được kết nối khối cảm nhận tín hiệu chuông và chân RC3 được nối với khối cảm nhận tín hiệu âm tần. Ngoài ra để phát hiện tín hiệu âm tần còn có thể , chân RA0 được kết nối với khối giải mã FSK. Ngoài ra một số chân chưa dùng để kết nối với giao diện mở rộng I2C .

Một phần của tài liệu Giao tiếp với đường truyền điện thoại bằng vi điều khiển (Trang 49)