Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP may Chiến Thắng (Trang 32)

- Diễn giải: XN1 lĩnh phụ liệu

SỐ DƯ ĐẦU NĂM

2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.

Trong tổng giá thành, khoản chi phí nhân công cũng là 1 khoản chiếm tỷ trọng tương đối lớn. Việc tiết kiệm chi phí nhân công góp phần tiết kiệm được chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm

* Tài khoản kế tóan sử dụng để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp là TK 622-Chi phí nhân công trực tiếp được mở cho từng Xí nghiệp.

- TK 622101: Chi phí nhân công trực tiếp xí nghiệp 1. - TK 622102: Chi phí nhân công trực tiếp xí nghiệp 2 - TK 622103: Chi phí nhân công trực tiếp xí nghiệp 3. - TK 622104: Chi phí nhân công trực tiếp xí nghiệp 4.

Chi phí nhân công trực tiếp ở Công ty CP may Chiến Thắng bao gồm :

+ Tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất ở các xí nghiệp gồm tiền lương sản phẩm và các khoản khác như thưởng, phụ cấp...nhưng không bao gồm tiền ăn ca ( Tiền ăn ca được coi như chi phí sản xuất chung của cả xí nghiệp )

+ Khoản trích BHXH của công nhân sản xuất trực tiếp.

Để kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ,công ty sử dụng các tài khoản :

Số hiệu TK Tên TK

334 Phải trả công nhân viên 3341 Phải trả công nhân viên may 334101 Phải trả công nhân viên may XN1 334102 Phải trả công nhân viên may XN2

… …

3382 KPCĐ

3383 BHXH

3384 BHYT

3389 BHTN

Do đặc thù của loại hình sản xuất gia công, Công ty CP may Chiến Thắng đã tiến hành tính và trả lương cho công nhân trực tiếp theo sản phẩm. Tiền lương của công nhân trực tiếp được tính dựa trên cơ sở số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho trong tháng và đơn giá của từng mã hàng.

Công tác tính lương và tập hợp lương được phối hợp thực hiện giữa các bộ phận: Phòng tổ chức lao động tiền lương,Phòng tài vụ,nhân viên thống kê ở các xí nghiệp, và trong quá trình này còn phải sử dụng các tài liệu do Phòng quản lý hệ thống chất lượng cung cấp.

Tuy đã áp dụng kế toán máy nhưng ở phần hành này, hấu hết các công việc được tiến hành thủ công, sau khi lập được Bảng phân bổ lương và BHXH của công nhân sản xuất trực tiếp cho từng mã sản phẩm thì cán bộ kế toán mới nhập các số liệu đó vào phần mềm để phục vụ cho công tác tính giá thành trên máy.

Cụ thể, công tác tính và tập hợp chi phí nhân công trực tiếp được thực hiện như sau :

* Ở Công ty CP may Chiến Thắng , quỹ lương của toàn doanh nghiệp được chia cho bộ phận sản xuất trực tiếp theo mức khoán và bộ phận sản xuất gián tiếp theo hệ số lương. Đối với bộ phận sản xuất hiện nay công ty quy định chế độ khoán tiền lương với mức khoán là 55% đơn giá ký với bên thuê gia công. Và số tiền này được dung để chi trả tiền lương cho công nhân sản xuất và tiền lương cho bộ máy quản lý phục vụ ở phân xưởng.

Khi một mã hàng được đưa vào sản xuất, Phòng tổ chức lao động tiền lương có nhiệm vụ xây dựng Đơn giá lương từ khâu mở vải đến khâu đóng hòm cho từng mã sản phẩm,nghĩa là bao gồm cả lương công nhân trực tiếp sản xuất và luơng của các bộ phận phục vụ sản xuất của xí nghiêp. Đơn giá này không bao gồm các khoản phụ cấp các ngày nghỉ như : lễ tết...

Đơn giá

lương = Giá bán 1đơn vị sp * 55% * Tỷ giá thực tếcủa ngoại tệ

Khi nhận được đơn giá khoán (X) do Phòng tổ chức lao động tiền lương giao, nhân viên kinh tế ở các Xí nghiệp sẽ tiến hành chia thành đơn giá lương của từng công đoạn cụ thể. Công việc này được tiến hành như sau:

+ B1 : Đầu tiên , nhân viên kinh tế sẽ tiến hành trích 20% đơn giá lương để chuyển thành tiền thưởng ( theo sản phẩm hệ số thưởng loại A,B,C,D) , 80% còn lại để tính lương cho bộ phân sản xuất và bộ phận phục vụ sản xuất của xí nghiệp (GĐ ,phó GĐ..). Trong đó :

• 82% là lương của công nhân trực tiếp sản xuât ( X1) • 18% là lương của bộ phận quản lý xí nghiệp

+ B2 : Tiếp đến là xây dựng đơn giá lương sản phẩm cho các tổ trưởng, tổ phó, thợ cả và nhân viên thu hóa đơn bằng cách: lấy phần đơn giá lương (Xı) chia cho Tổng số công nhân trong xí nghiệp và nhân với hệ số lương sản phẩm của từng người. (Hệ số cụ thể như sau : Tổ trưởng : 1,6 ; Tổ phó : 1,4 ;Thợ cả : 1,25 ; Thu hóa : 1,25)

+ B3 : Tiếp theo, với phần đơn giá lương còn lại (sau khi trừ đi Xı) là X2 ,nhân viên kinh tế sẽ dựa vào bản thiết kế dây chuyền may do Phòng quản lý hệ thống chất lượng lập ra để tiếp tục phân chia. Việc này cần phải thật hợp lý , chính xác vì nó là yếu tố quan trọng thúc đẩy tinh thần ,thái độ làm việc của công nhân.

Bản thiết kế dây chuyền may nêu rõ tất cả các công đoạn để hoàn thành 1 sản phẩm và lượng thời gian để hoàn thành công đoạn đó.

Đơn giá lương của từng bước công đoạn được tính theo công thức : Đơn giá

lương công

= Đơn giá lương còn lại (X2) x Thời gian hoàn thành

Tổng thời gian hoàn thành sp

Sau khi tính toán và phân chia xong, nhân viên kinh tế sẽ ghi các đơn giá này vào Bảng cân đối lương sản phẩm (Biểu số 06). Mỗi mã hàng xí nghiệp sản xuất nhân viên kinh tế đều lập một bảng như vậy.Bảng này dùng để ghi chép, theo dõi số lượng sản phẩm hoàn thành ở từng công đoạn của từng công nhân.Từ các số liệu này, cuối tháng nhân viên kinh tế sẽ tổng hợp lại và tính ra được lương sản phẩm của công nhân tham gia sản xuất mã hàng đó.

CÔNG TY CỔ PHẦN MAY CHIẾN THẮNG Biểu số 06

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP may Chiến Thắng (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w