Định hướng phát triển để đáp ứng rào cản môi trường của công ty

Một phần của tài liệu Một số giải pháp vượt rào cản môi trường nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ của công ty may Hưng Long (Trang 41)

4.1.1. Mục tiêu

Ngành dệt may đã trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn, chiếm ưu thế lớn , được ưu tiên xuất khẩu và được Nhà nước đặc biệt quan tâm. Năm 2010 là năm thành công của ngành dệt may, với KNXK đạt trên 11 tỷ USD, tăng 24% so với năm 2009. KNXK của hàng dệt may Việt Nam sang nhiều thị trường lớn có tốc độ khá mạnh ( ví dụ xuất sang Hàn Quốc tăng 63% , Thổ Nhĩ Kỳ tăng 42%, Nga tăng 25%, Mỹ tăng trên 22%, Nhật Bản tăng 14% , Liên minh châu Âu tăng 7%) Nhưng thực tế muốn phát triển ngành công nghiệp dệt may thì cần có sự nỗ lực và cố gắng của bản thân doanh nghiệp và Nhà nước.Một trong những yêu cầu không thể thiếu đó là đáp ứng các rào cản về môi trường nhằm đảm bảo vệ môi trường, bảo vệ con người và vì sự phát triển bền vững của chính doanh nghiệp .

Hiện nay, công ty may Hưng Long đang sử dụng hệ thống quản lý ISO 9001: 2000, ISO 14001: 2004 và WRAP áp dụng cho toàn công ty. Xong hiện nay Việt Nam đã gia nhập WTO và chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới vì vậy ngành dệt may nói chung và công ty may Hưng Long nói riêng ngày càng phải chịu nhiều áp lực trong việc sản xuất sản phẩm , chịu sự quản lý của nhiều văn bản pháp luật khác nhau , của các tổ chức và các cơ quan khác nhau . Chính vì vậy mà công ty cần phải có biện pháp thu thập thông tin , phân tích và làm rõ các yêu cầu , các quy định của pháp luật mà mình chịu sự quản lý, trong đó có các rào cản môi trường, hơn nữa, cần phải xem xét và làm rõ các yêu cầu của người nhập khẩu và thị trường nhập khẩu về môi trường .Hơn nữa, trong thời gian tới , mục tiêu đặt ra đến năm 2015 xuất khẩu sang thị trường Mỹ đạt 25 triệu USD/ năm

4.1.2. Định hướng phát triển

Công ty xác định rõ mục tiêu thực hiện và nâng cao khả năng thực hiện CPSIA để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ trong những năm tiếp theo dựa trên hoạt động nghiên cứu thị trường và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Trong những năm tới, công ty đã đề ra các phương hướng sau :

- Thực hiện các quy định về an toàn sản phẩm , thử nghiệm, giấy chứng nhận, … mà luật CPSIA đặt ra một cách triệt để để có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

- Triển khai áp dụng và quản lý tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm theo một quy trình khép kín từ khâu nhập NVL đầu vào đến khâu tiêu thụ.

- Đầu tư các trang thiết bị hiện đại , trang bị thêm nhiều nguồn lực mới , bổ sung nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn , kĩ năng và kinh nghiệm

- Tăng cường tìm hiểu các thông tin của Luật kịp thời và nhanh chóng nhằm tạo điều kiện tốt nhất phục vụ cho sản xuất cả về số lượng lẫn chất lượng.

Công ty cần bám sát thực tế năng lực của mình để đưa ra các giải pháp mang tính thiết thực và khả thi.

4.2. Các đề xuất giúp công ty may Hưng Long vượt các rào cản môi trườngkhi xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹtrườngkhi xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp vượt rào cản môi trường nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ của công ty may Hưng Long (Trang 41)