0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

So sánh kết quả thu được trong 2 trường hợp mô phỏng

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG PHỦ SÓNG INTERNET TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ SỬ DỤNG PHẦN MỀM MÔ PHỎNG ĐIỆN TỪ TRƯỜNG WIRELESS INSITE (Trang 68 -68 )

Sau khi thực hiện mô phỏng vùng phủ sóng ở tần số 2.4GHz và 5.1GHz ta thấy:

- Vùng phủ sóng khi sử dụng băng tần 2.4GHz 10 trạm phát: 80.59% - Vùng phủ sóng khi sử dụng băng tần 5.1 GHz 10 trạm phát: 70.06% - Vùng phủ sóng khi sử dụng băng tần 2.4GHz 5 trạm phát: 63.85% - Vùng phủ sóng khi sử dụng băng tần 5.1 GHz 5 trạm phát: 41.03%

Như vậy với băng tần 2.4GHz, khả năng phủ sóng là lớn hơn nhiều so với việc sử dụng băng tần 5.1GHz. Nguyên nhân là do khi truyền sóng thì tần số càng cao sự suy hao lại càng lớn.

KẾT LUẬN

Quá trình truyền sóng trong môi trường ngoài trời rất phức tạp và khó dự đoán chính xác do cấu trúc, kết cấu, vật liệu xây dựng của các công trình khác nhau, mục đích sử dụng cũng khác nhau: văn phòng cao tầng, khu vực kinh doanh hàng hóa rộng lớn, khu vui chơi, giải trí, khu du lịch … Việc đảm bảo chất lượng thông tin trong môi trường ngoài trời là hết sức cần thiết cho những ứng dụng mà yêu cầu về chất lượng ngày càng cao như truy cập internet, điện thoại, ……

Luận văn đã mô phỏng khái quát vùng phủ sóng di động của 10 trạm phát và 5 trạm phát Wifi trên băng tần 2.4GHz và 5.1GHz với kết quả vùng phủ sóng khi sử dụng ở băng tần 2.4GHz là lớn hơn nhiều so với việc sử dụng băng tần 5.1GHz. Trên cơ sở khảo sát thực tế các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng phủ sóng bao gồm địa hình, kiến trúc hạ tầng,… của thành phố Huế. Đồng thời, các yếu tố về địa hình, cơ sở hạ tầng của thành phố Huế gần giống với nhiều tỉnh ở nước ta. Với kết quả thu được ta có thể phủ sóng wifi trên băng tần 2.4GHz cho toàn bộ thành phố Huế với việc có thể lắp đặt từ 80 đến 100 trạm phát dựa trên cơ sở hạ tầng các trạm thu, phát sóng thông tin di động và các tòa nhà cao tầng là bước đi khá khả quan để phục vụ Internet cho thành phố Huế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. An Vân, “Giải pháp phủ Wifi ở những vùng rộng”, ACTPress, đăng ngày 15/05/2013.

2. Hồ Văn Quân, “Lý thuyết thông tin”, Đại học Bách Khoa Tp Hồ Chí Minh 3. N. Nhung, Đ. H. Hoàng, T.T.T. Quỳnh, T.Đ. Nghĩa, T.Đ. Tân, Mô phỏng phủ sóng di động trong tòa nhà sử dụng Wireless Insite, Tạp chí Khoa học công nghệ Trường Đại học Công nghiệp, số 8/2011, chấp nhận đăng tháng 12/2011.

4. Trịnh Anh Vũ, “Thông tin di động”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006. 5. Thông tin về thành phố Huế, http://www.huecity.gov.vn/

Tiếng Anh

6. Edgar Danielyan, "IEEE 802.11, " The Internet Protocol Journal, Volume 5, No. 1, March 2002.

7. George Liao, Ahmed Saleh, Aqib Haque “Characteristicsof Wifi”, ENSC 427 Spring 2010, Ljiljana Trajkovic.

8. http://www2.jpl.nasa.gov/srtm/

9. “Model Networkd Wifi”, http://www.altaitechnologies.com/

10. “The Wireless Insite users manual”, http://www.remcom.com/wireless- insite.

11. Tran Duc Tan, Do Duc Dung, Ta Duc Tuyen, Nguyen Van Hoang, “Innovative WiMAX Broadband Internet Access for Rural Areas of Vietnam using TV Broadcasting Ultra-High Frequency (UHF) Bands”, TENCON 2011, Indonesia, 11/2011.

12. William Lehra, Lee W. McKnightb “Wireless Internet access: 3G vs. Wifi?”, MIT Research Program on Internet and Telecoms Convergence, Massachusetts Institute of Technology, Amherst Street, E40-237, Cambridge, MA 02139, USA b4-181 Center for Science and Technology, Syracuse University, NY 13244, USA.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG PHỦ SÓNG INTERNET TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ SỬ DỤNG PHẦN MỀM MÔ PHỎNG ĐIỆN TỪ TRƯỜNG WIRELESS INSITE (Trang 68 -68 )

×