Mô hình này được dùng rộng rãi trong việc dự đoán tín hiệu ở vùng đô thị. Mô hình đáp ứng trong dải tần 150-1920MHz và cự ly 1 – 100Km. Nó có thể dùng cho chiều cao ăngten trạm cơ sở từ 30-1000m.
Okumura đã phát triển một tập các đường cong cho sự suy giảm trung bình liên hệ với lan truyền tự do (Amu) trong vùng đô thị trên địa hình hầu như bằng phẳng với chiều cao ăngten hiệu dụng của trạm cơ sở (hte) đến 200m và chiều cao ăng ten máy di động (hre) tới 3m. Những đường cong này được triển khai từ việc đo bao quát dùng ăngten tròn ở cả trạm cơ sở và di động và vẽ nó như một hàm của tần số trong dải từ 100MHz đến 1920MHz, cũng như là một hàm của khoảng cách T-R từ 1 km đến 100km. Để xác định mất mát đường truyền trong mô hình này, mất mát lan truyền tự do được xác định trước sau đó giá trị Amu(f,d) (đọc từ tập đường cong) được cộng thêm vào cùng các hiệu chỉnh về loại địa hình.
(2.1)
Trong đó:
LF là mất mát trong lan truyền tự do được tính theo công thức 2.2
(2.2)
là giá trị suy giảm trung bình được đọc từ họ đường cong Okumura là giá trị hiệu chỉnh cho ăngten phát được tính theo công thức 2.3
(2.3) là giá trị hiệu chỉnh cho ăngten thu được tính theo công thức 2.4
(2.4)
là hiệu chỉnh về địa hình bao gồm (chiều cao nhấp nhô của địa hình, độ cao đỉnh cô lập, độ dốc trung bình của địa hình, thông số hỗn hợp giữa đất và biển… Hiệu chỉnh này cũng sẽ được đọc từ tập các họ đường cong có sẵn như các họ đường cong Okumura.
Hình 2.10 : Họ đường cong Okumura [4]
Mô hình Okumura dựa trên các số liệu đo được mà không cho sự giải thích giải tích nào. Trong nhiều trường hợp việc ngoại suy cũng có thể được thực hiện để nhận được giá trị ở ngoài dải đo được. Mô hình này được coi là chính xác và đơn giản nhất trong việc dự đoán mất mát lan truyền trong môi trường đô thị lộn xộn, nó rất thực tế và trở thành tiêu chuẩn cho việc kế hoạch hệ thông ở các hệ thông tin di động ở Nhật.