0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Mô hình Durkin

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG PHỦ SÓNG INTERNET TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ SỬ DỤNG PHẦN MỀM MÔ PHỎNG ĐIỆN TỪ TRƯỜNG WIRELESS INSITE (Trang 31 -31 )

Mô hình này được chấp thuận của ủy ban vô tuyến thống nhất của Anh để ước lượng vùng phủ sóng radio di động. Chương trình mô phỏng được chia làm 2 bước:

- Bước 1: Truy cập cơ sở dữ liệu topo địa hình vùng dịch vụ để xây dựng profile mặt đất từ bộ phát đến bộ thu.

- Bước 2: Thuật toán mô phỏng tính mất mát dọc đường truyền. Sau đó vị trí bộ thu được mô phỏng có thể dịch chuyển đến chỗ khác trong vùng dịch vụ để tạo nên các đường mức độ lớn tín hiệu.

Hình 2.8: Mô hình nội suy trên đường thu phát

Ở đây: d1 = RA d2 = RB

Hình 2.9: Mặt cắt địa hình thu phát

Dữ liệu địa hình có thể coi như một mảng 2 chiều. Mỗi phần tử trong mảng là tọa độ điểm trên bản đồ, giá trị của nó cho độ cao so với mực nước biển. Từ đây chương trình xây dựng mặt cắt địa hình từ nơi phát tới nơi thu theo phương pháp nội suy. Mỗi giá trị nội suy là trung bình các giá trị của các nội suy theo các đường thẳng đứng, nằm ngang và chéo. Sau đó mất mát đường truyền tính theo mô hình nhiễu xạ lưỡi dao.

Phương pháp Durkin khá tiện lợi vì nó có thể đọc bản đồ số và tính toán được đường truyền xác định và vẽ được các đường đồng mức độ mạnh tín hiệu thu. Nhược điểm của phương pháp này là không dự đoán được hiệu ứng lan truyền do cây cối, tòa nhà và các công trình do người mới xây và cả hiệu ứng đa đường nổi lên trong vùng đô thị.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG PHỦ SÓNG INTERNET TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ SỬ DỤNG PHẦN MỀM MÔ PHỎNG ĐIỆN TỪ TRƯỜNG WIRELESS INSITE (Trang 31 -31 )

×