3.2.CÁC ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SUDICO – SÔNG ĐÀ

Một phần của tài liệu Kiểm định mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận và một số giải pháp nhằm tối thiểu hóa chi phí sản xuất của công ty cổ phần xây dựng SUDICO (Trang 40)

SÔNG ĐÀ

Nước ta đang ở nền kinh tế thị trường, cạnh tranh diễn ra gay gắt, để đạt được mục tiêu lợi nhuận, doanh nghiệp phải giành phần thắng trong cạnh tranh, các doanh nghiệp phải quan tâm hai yếu tố là chất lượng và giá cả. Hai yếu tố luôn luôn đi liền với nhau vì thiếu một trong hai yếu tố, các doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại lâu dài.

Nâng cao chất lượng sản phẩm là con đường đầu tiên và là con đường ngắn nhất để chiến thắng. Tuy vậy nếu chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm mà không quan tâm đến việc quản lý những khoản chi phí cần thiết để tạo ra sản phẩm thì doanh nghiệp khó mà đạt được mục tiêu lợi nhuận đã đề ra. Tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm là phương pháp cơ bản, trực tiếp nhất làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đây là vũ khí lợi hại để công ty gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường xây lắp. Để hạ giá thành sản phẩm xây dựng, công ty cần nghiên cứu để giảm các chi phí cấu thành.

Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Đó là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng rất lớn trong giá thành sản xuất của doanh nghiệp xây lắp. Do đó cắt giảm được khoản chi phí này là rất cần thiết, tác dụng lớn trong việc hạ giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận kinh doanh, nó được coi là vấn đề cốt lõi trong việc giá thành sản phẩm tăng lợi nhuận cho công ty.

- Về cung ứng nguyên vật liệu: Trong quá trình hoạt động của mình, khi được trúng thầu trong một công trình nào đó thì tại phòng quản lý dự án phải có đội ngũ nhân viên cùng với đội ngũ cán bộ làm việc tại phòng vật tư, thiết bị chuyên trách lĩnh vực cung ứng, cấp phát vật liệu cho toàn đội thi công, đồng thời công ty cần lựa chọn nguyên vật liệu có chất lượng, đảm bảo các thông số kỹ thuật an toàn cho đồ án thiết kế.

- Cần lựa chọn nhà cung ứng thích hợp: Giá nguyên vật liệu phải phù hợp với tài chính của công ty. Trên thị trường hiện có rất nhiều nhà cung cấp nguồn nguyên liệu cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, vì vậy thị trường cung cấp rất rộng lớn. Công ty phải có sự cân nhắc kỹ trước khi mua hàng, lựa chọn nguồn cung ứng quen, có uy tín vừa đảm bảo chất lượng giá cả có thể được ưu đãi hơn.

- Công ty có một bộ phận sản xuất vật liệu an toàn, công ty nên tận dụng tối đa nguồi lợi này, nếu như việc tự sản xuất sẽ rẻ hơn, chất lượng hơn thì công ty không nên mua ngoài. Ngược lại nếu chi phí tốn kém hơn thì mua ngoài là hợp lý bởi sẽ tiết kiệm được thời gian lắp đặt thi công. Khi thi công tại các công trình ở xa thì công ty nên sử dụng nguyên liệu ở địa phương để giảm chi phí vận chuyển và giảm được sự hao tổn trong quá trình vận chuyển. Đây cũng là một yếu tố rất quan trọng trong công tác tiết kiệm chi phí.

Đặc điểm của sản phẩm trong công ty đôi khi được sản xuất ngay ở nơi tiêu thụ, nên trong quá trình thi công công ty phải chịu nhiều ảnh hưởng của các nhân tố khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng gia tăng chi phí nguyên vật liệu như: thời tiết hay sự tiêu hao khá lớn nguyên vật liệu.

- Quá trình cấp phát nguyên vật liệu cần có sự giám sát chặt chẽ, thường xuyên tránh cấp phát thừa, cấp phát không đủ, đúng chủng loại. Công ty cần có chế độ xử phạt thích đáng với những trường hợp vi phạm. Các sản phẩm thi công là sản phẩm riêng biệt không tập trung một chỗ, vì vậy công ty không nên trữ vật liệu tại kho bãi chung mà nên giao cho các đội ở từng công trình quản lý.

- Trong thi công, công ty cần đảm bảo tính toán kỹ lưỡng tỷ lệ nguyên vật liệu sử dụng hợp lý, tránh việc thừa vật liệu gây lãng phí, hoặc thiếu vật liệu dẫn tới chất lượng công trình không đảm bảo, phải sửa chữa gây mất uy tín và sử dụng tối đa phế liệu tái chế nếu có thể.

- Ban quản lý dự án, phòng vật tư thiết bị và kế toàn phải có sự so sánh đối chiếu giữa thực tế và dự toán để tìm nguyên nhân gây ra sự tăng chi phí từ đó có những biện pháp thích hợp để giảm thiểu tối đa những chi phí đó.

- Công ty nên đầu tư máy móc thiết bị hiện đại để có thể sử dụng tiết kiệm vật liệu trong quá trình thi công và đầu tư cho công tác đào tạo cho lao động có trình độ cao hơn để vận hành máy móc thi công đúng cách, phát huy hết công năng của máy.

Đối với chi phí nhân công trực tiếp

Trong giai đoạn gần đây, công ty có lực lượng lao động tương đối tốt, các kỹ sư đều hoạt động tốt công việc của mình. Vì vậy, tùy theo khối lượng công việc, công ty nên huy động số lao động cho từng công trình khác nhau. Tuy vậy, trong một số công việc công ty vẫn nên đi thuê nhân công ngoài để giảm bớt chi phí nhân công trực tiếp. Công ty cần thiết các giải pháp sau:

- Trước hết công ty cần áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất, cụ thể là tăng cường máy móc thiết bị vào sản xuất, tạo khả năng tăng năng suất lao động đã bỏ ra nhưng không quá nhiều, tránh thưởng tràn lan hoặc bỏ sót. Công ty có thể sử dụng nhiều hình thức trả lương khách nhau như thưởng công, thưởng sáng kiến kỹ thuật, thưởng cho người có ý thức trách nhiệm, thưởng lễ, tết.

- Đẩy mạnh công tác phân công lao động: Công ty cần bố trí, sắp xếp lao động theo đúng trình độ chuyên môn của mình. Với những công trình ở xa, công ty nên thuê lao động tại địa phương đó nhằm giảm bớt chi phí ăn ở, di chuyển.

Năm 2011, công ty đã dành những khoản vay ngân hàng để đầu tư, mua sắm máy móc thiết bị kỹ thuật, nhưng do công trình rải rác ở khắp mọi nơi nên công ty vẫn phải đi thuê ngoài. Để giảm chi phí sử dụng máy thi công, công ty cần thực hiện các biện pháp cụ thể sau:

- Quan tâm đầu tư những loại thiết bị phục vụ trực tiếp cho quá trình thi công.

- Khai thác triệt để năng lực sản xuất của máy móc thiết bị hiện có của công ty.

- Lên kế hoạch sử dụng ca máy, gời máy hợp lý để có thể phối hợp sử dụng máy móc, thiết bị ở những công trình gần nhau để hạn chế thuê ngoài, tránh tình trạng ở nơi này thì nhàn rỗi, nơi khác lại không có máy để hoạt động.

Đối với chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung cần được quản lý, kế toán chặt chẽ ở từng đội sản xuất. Chi phí sản xuất chung phát sinh liên tại công trình nào thì tính cho công trình đó, thường xuyên cử cán bộ trên có chuyên môn và kinh nghiệm xuống điều tra, giám sát và chịu toàn bộ trách nhiệm với công ty.

Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp

Trong năm 2012, mức chi phí tăng 42,85% so với năm 2011, điều này đã làm giảm đi lợi nhuận của công ty. Đó cũng là khoản chi lớn, khó dự toán được chính xác và không lường trước dđược nếu có phát sinh, do vậy để giảm được chi phí quản lý doanh nghiệp thì công ty nên có những biện pháp sau:

- Công ty nên giảm biên chế bộ máy quản lý của công ty, việc này góp phần làm giảm chi phí quản lý.

- Công ty cần xác định rõ mức giới hạn cho các khoản chi như: tiền điện, điện thoại, chi phí hội họp, tiếp khách hàng cho từng ban cụ thể như vượt giới hạn thì phòng ban đó phải tự bỏ tiền ra chi trả, để tránh tình trạng lạm dụng tràn lan vào việc cá nhân làm tăng chi phí cho công ty.

- Công ty cần xem xét kỹ trước khi đầu tư mua, gắn trang thiết bị phục vụ quản lý, vì đây là những thiết bị hiện đại dễ hao mòn vô hình và có kế hoạch sử dụng, kế hoạch sản xuất trong dài hạn. Tất cả các chi phí quản lý, chi phí hội họp phải có hóa đơn chứng từ giải trình rõ ràng đảm bảo tính hợp lý, mục đích của chi phí bỏ ra.

Các giải pháp ngoài khác giải pháp về chi phí

Giải pháp về công tác tổ chức chỉ đạo, điều hành và quản lý doanh nghiệp

- Tăng cường chất lượng trong công tác tuyển dụng và đào tạo cán bộ nhằm xây dựng đơn vị thành một doanh nghiệp có đội ngũ cán bộ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, năng động, nhạy bén với thị trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Định kỳ kiểm điểm công tác quản lý kỹ thuật và chất lượng trong đơn vị, kịp thời đưa ra giải pháp khắc phục và bồi dưỡng cho cán bộ nhân viên.

- Để đảm bảo phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty theo các mục tiêu phát triển bền vững đã đề ra, công tác đầu tư phải được đặc biệt quan tâm đúng mức và cần phải có sự lựa chọn kỹ lưỡng để đầu tư các dự án nhằm mang lại hiệu quả.

- Đa dạng hoá các loại hình đầu tư: Trực tiếp hoặc gián tiếp, đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực đầu tư thiết bị để cơ giới hoá công tác xây dựng, nâng cao năng lực thiết bị thi công để có thể thi công được các công trình đòi hỏi kỹ thuật phức tạp. Chuyển dần cơ cấu ngành nghề một phần sang lĩnh vực đầu tư bất động sản và đầu tư tài chính.

Giải pháp về công tác Kinh tế - Kế hoạch:

- Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh phải có cơ sở, cụ thể, sát với thực tế, trên cơ sở tiến độ và khối lượng thực hiện. Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh gắn liền với kế hoạch đầu tư và tài chính.

- Xây dựng và ban hành các quy chế hoạt động cụ thể cho các dự án, công trình trực thuộc công ty.

- Xây dựng và ban hành giá xuất xưởng các sản phẩm, mức chiết khấu hoa hồng và quy chế quản lý hệ thống bán hàng đối với các sản phẩm của công ty.

- Xây dựng định mức khoán cho các công trình. Lập kế hoạch chi phí cho các hạng mục công trình thi công. Xây dựng phương án khoán và ký hợp đồng giao khoán cho các đội, nhận thầu thi công và sản xuất.

Giải pháp về công tác quản lý kỹ thuật, cơ giới:

- Chủ động làm việc với chủ đầu tư và các đơn vị tư vấn để nhận các bản vẽ thiết kế, triển khai công tác bóc tách bản vẽ, lập biện pháp thi công, dự toán thi công ... để phục vụ tốt cho công tác chuẩn bị thi công và nghiệm thu thanh toán.

- Quản lý chặt chẽ máy móc, thiết bị thi công, thực hiện việc duy tu bảo dưỡng và sửa chữa máy móc thiết bị đúng định kỳ đảm bảo hiệu suất sử dụng cao. Bên cạnh đó cân đối nhu cầu sử dụng, tính toán các phương án thuê xe máy, thiết bị phục vụ thi công đảm bảo mục tiêu tiến độ đồng thời đảm bảo hiệu quả kinh.

Giải pháp về công tác tài chính:

- Thường xuyên giám sát, kiểm điểm việc thực hiện tài chính tháng, quý, năm.

- Lập kế hoạch chi phí giá thành và sản lượng theo các công trình ngay từ khi bắt đầu triển khai công trình.

- Xây dựng và bổ sung các quy chế tài chính nhằm quản lý việc sử dụng nguồn vốn được hiệu quả. Đẩy mạnh công tác thu hồi công nợ, vốn và các khoản phải thu của công ty tránh tình trạng nợ đọng quá nhiều.

3.3. CÁC KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ CÓ LIÊN QUAN3.3.1. Kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước 3.3.1. Kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước

Nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn hội nhập với nền kinh tế thế giới, có nhiều thuận lời nhưng cũng có không ít các thách thức từ bên ngoài đối với các doanh nghiệp. Do đó nhà nước cần phải có những chính sách để điều tiết, ổn định nên kinh tế

vĩ mô tạo điều kiện thuận lợi cho công ty để phát triển ổn định, tăng sức cạnh tranh với các công ty nước ngoài đang tràn vào ngày một nhiều. Công ty muốn thực hiện các mục tiêu, phương hướng của mình trong thời gian tới, công ty cần đưa ra một số kiến nghị đối với cơ quan Nhà nước và một số ban hành có liên quan như sau:

- Nhà nước tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, các cơ quan chức năng tăng cường quản lý thị trường chặt chẽ, ổn định nền kinh tế vĩ mô trong nước. Với tình hình lạm pháp vẫn đang diễn ra như hiện nay, giá điện, nước, xăng dầu tăng làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần xây dựng SUDICO nói riêng. Điều này làm tăng chi phí của công ty như: chi phí giá vốn hàng bán, chi phí vận chuyển, chi phí dịch vụ mua ngoài…chính vì vậy, Nhà nước cần phải kiểm soát chặt chẽ tình hình lạm phát trong nước và tình hình biến động giá cả trên thị trường.

- Nhà nước cần thực hiện chính sách đối với phần vốn tự tích luỹ của công ty. Nên xem phần tích luỹ được từ vốn tự lũy được tự huy động là vốn của công ty, không chia cho cá nhân nhưng doanh nghiệp được sử dụng trong kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn và tập thể lao động của công ty được hưởng một phần lợi ích sau thuế cao hơn lợi ích phát sinh từ phần vốn do nhà nước cấp. Bộ tài chính cần có sự ổn định tương đối trong việc tạo ra chế độ chính sách về quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh. Nhà nước có chính sách phát triển công tác kiểm toán của các công ty bên ngoài và kiểm toán nội bộ để đảm bảo tính chính xác, hợp pháp, khách quan những tài liệu, số liệu kế toán tài chính, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý vốn lưu động.

- Nhà nước nên có sự phân định các ngành và lĩnh vực thuộc xây dựng và bất động sản để thấy rằng không hoàn toàn là phi sản xuất và việc siết lại cho vay toàn bộ khu vực này là chưa hợp lý. Ví dụ, việc cho vay để phát triển các khu công nghiệp, để tạo lập nhà xưởng, lắp đặt máy móc thiết bị đang rất cần được khuyến khích. Nhà nước cho vay để xây dựng cơ quan, văn phòng, chợ búa, trung tâm thương mại hay cho vay các nhân để xây dựng và sửa chữa nhà ở cũng rất cần thiết để phục vụ đời sống và anh sinh xã hội.

- Nhà nước cần bổ sung thêm vốn kinh doanh cho công ty. Nhà nước cần có những chính sách cho vay hợp lý cũng như kích cầu ngành xây dựng vì xây dựng và bất động sản cũng là nơi tiêu thụ đầu ngành của các ngành công nghiệp, sản xuất vật liệu như xi măng, sắt thép, ghạch ngói, thiết bị sứ vệ sinh… Các ngành này đang là lĩnh vực được khuyến khích với nhiều kỳ vọng tăng trưởng, nhưng cũng có thể bị đình trệ nếu thiếu đầu ra. Kéo theo đó là các tác động tới ngành giao thông vận tải, khi thị trường vật liệu thiếu nhu cầu chuyên chở, tiếp theo đó là vấn đề dư thừa lao động, thiếu việc làm… Chính vì thế, nhà nước cần duy trì việc cho vay với lãi suất ổn định đối với một số doanh nghiệp, dự án, công trình theo các tiêu chí định sẵn. Ví dụ, các dự án đạt tỷ lệ

Một phần của tài liệu Kiểm định mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận và một số giải pháp nhằm tối thiểu hóa chi phí sản xuất của công ty cổ phần xây dựng SUDICO (Trang 40)