Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Kiểm định mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận và một số giải pháp nhằm tối thiểu hóa chi phí sản xuất của công ty cổ phần xây dựng SUDICO (Trang 36)

Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chịu tác động của nhiều nguyên nhân, tuy nhiên tác giả chia 2 nhóm nguyên nhân đó là nguyên nhân chủ quan và khách quan.

Nguyên nhân chủ quan

Một số nguyên nhân chủ quan dấn tới những hạn chế đó là:

Thứ nhất, đó là vấn đề liên quan đến sản lượng và mức giá bán. Công ty đầu tư

bất động sản và xây lắp công trình dựa trên nhu cầu của thị trường nhưng lại không tính toán, ước lượng với mức sản lượng nào thì sẽ đem lại lợi nhuận tối đa cho công ty.Điều này dẫn đến việc đầu tư quá so mới mức sản lượng tối ưu.

Thứ hai, nguyên nhân liên quan đến hệ thống trang thiết bị và cơ sở hạ tầng:

Trong những năm gần đây, công ty cổ phần xây dựng SUDICO luôn quan tâm tới việc đổi mới trang thiết bị. Tuy nhiên, hệ thống máy móc, trang hiết bị để thi công vẫn chưa đủ hiện đại so với sự phát triển của ngành xây dựng Việt Nam dẫn đến chư thể cạnh tranh về mặt tiến độ và chất lượng so với một số công ty khác.

Thứ ba, công tác quản lý kế toán vật tư của công ty còn kém, đồng thời công

tác kiểm tra giám sát nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất, xây lắp chưa được báo cáo định kỳ.

Nguyên nhân khách quan

Một số nguyên nhân khách quan đó là:

Thứ nhất, nguyên nhân là do tình kinh tế thế giới có nhiều biến động kéo theo

nền kinh tế Việt Nam mất ổn định, lạm phát tăng cao. Điều này sẽ làm cho giá các nguyên liệu đầu vào tăng lên đột ngột, thêm vào đó là thị trường xây dựng đóng băng, các công trình ít đi, ảnh hưởng làm giảm lợi nhuận của công ty.

Thứ hai là liên quan đến vấn đề pháp luật. Với hệ thống pháp luật và thủ tục

hành chính ở nước ta hiện nay mặc dù đã được cải thiện nhiều, đã giảm bớt được một số khâu rườm rà, phức tạp, không cần thiết. Tuy nhiên các thủ tục vay vốn, giải tỏa hay đầu tư vẫn còn khắt khe, nhiều công đoạn. Bên cạnh đó thì các thủ tục hải quan ở các quốc gia mà công ty nhập khẩu nguyên vật liệu cũng khá phức tạp.

Thứ ba là về vấn đề cạnh tranh. Trong quá trình mở cửa đã có rất nhiều công ty

xây dựng nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam. Các công ty này có tiềm lực tài chính mạnh, công nghệ kỹ thuật cao và điển hình như một số công ty Trung Quốc còn đưa ra giá thầu rất thấp. Trong khi đó các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam số vốn ít, kỹ thuật lạc hậu, trang thiết bị đi thuê, không đủ sức để cạnh tranh.

2.3.3. Các vấn đề đặt ra cần giải quyết

Theo thực trạng tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty vẫn còn tồn tại một số vấn đề đặt ra cần giải quyết đó là:

Thứ nhất, công tác kế hoạch của công ty chưa bám sát điều kiện thực tế do đó

tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thấp. Việc bố trí nhân lực triển khai thi công tại hiện trường còn yếu, quy mô lao động trực tiếp chưa đảm bảo tiến độ thi công. Công ty cần xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch 5 năm, định hướng 10 năm và kế hoạch tác nghiệp (định kỳ tháng, quý, năm) sát thực, thông tin báo cáo chuẩn xác, kịp thời làm công cụ để chỉ đạo, điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm phát triển công ty một cách bền vững, không ngừng nâng cao giá trị doanh nghiệp, lợi ích của cổ đông và đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên.

Thứ hai, những năm gần đây do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, các Chủ đầu

tư thiếu vốn đầu tư tiếp cho các công trình, giá vật tư và vật liệu xây dựng tăng cao dẫn đến tăng chi phí thi công, gây tác động không nhỏ đến tiến độ các công trình, nhiều hạng mục công trình phải tạm dừng để chờ vốn nên các dự án phải thi công cầm chừng, ảnh hưởng đến kế hoạch sản lượng của công ty đề ra. Mặt khác, hồ sơ năng lực của công ty còn có nhiều hạn chế, chưa thể tham gia đấu thầu các dự án bên ngoài. Chính vì vậy công ty cần tiếp tục sắp xếp đổi mới doanh nghiệp mà trọng tâm là: thành lập, tổ chức hoạt động của công ty, kiện toàn công tác tổ chức và cán bộ trên cơ sở phân cấp trách nhiệm một cách triệt để cho các đơn vị và cá nhân, xây dựng các phương thức quản lý phù hợp với mô hình của công ty, đưa công ty sớm vào hoạt động ổn định và có hiệu quả.

Thứ ba, công ty chưa thực sự mở rộng quy mô đầu tư theo chiều rộng và chiều

sâu trên các lĩnh vực có nhiều tiềm năng. Công ty cần lựa chọn các dự án có hiệu quả, đặc biệt là trong các lĩnh vực: sản xuất công nghiệp, bất động sản, khai khoáng, tài chính. Bên cạnh đó, công ty cần tổ chức thực hiện tốt các dự án hiện có một cách tích cực để sớm đưa vào vận hành, khai thác. Tích cực triển khai thực hành tiết kiệm, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng cường hạch toán kinh doanh để đảm bảo sản xuất kinh doanh ngày càng có hiệu quả.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Kiểm định mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận và một số giải pháp nhằm tối thiểu hóa chi phí sản xuất của công ty cổ phần xây dựng SUDICO (Trang 36)