Chọn điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế xã hội hộ gia đình tại một số xã trên địa bàn huyện sơn động - tỉnh bắc giang (Trang 36)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.3.1. Chọn điểm nghiên cứu

Chọn vùng nghiên cứu

Theo vị trí địa lý, địa hình, địa mạo đất đai của huyện Sơn Động, dựa trên vùng sinh thái, đồng thời căn cứ vào sự phát triển kinh tế của các vùng, tôi tiến hành lựa chọn cụm xã: cụm phía Bắc, cụm xã Trung tâm và cụm phía Nam để nghiên cứu. Tiếp đó, căn cứ vào tỷ lệ nữ làm chủ hộ, tỷ lệ nữ tham gia quản lý sản xuất của hộ , tham gia lãnh đạo chính quyền đoàn thể của địa phƣơng, tham gia hoạt động cộng đồng, tôi lựa chọn 3 xã đại diện cho từng cụm xã để điều tra, gồm:

1. Xã: Tuấn Mậu (thuộc cụm xã phía Bắc): Ngƣời dân chủ yếu là ngƣời tày, nùng, kinh tế kém phát triển sản xuất nông lâm nghiệp là chủ yếu.

2. Thị trấn Thanh Sơn (Thị Trấn trung tâm): Là thị trấn trung tâm, đầu mối của các xã khu vực, ngƣời dân chủ yếu là ngƣời kinh, đây là xã có tỷ lệ con em theo học đại học, cao đẳng lớn. Nơi đây có nền kinh tế phát triển mạnh, bên cạnh phát triển hệ thống dịch vụ và nhiều khu công nghiệp nhỏ thì sản xuất nông lâm nghiệp cũng là thế mạnh nhƣ trồng chè “ Bát tiên”, trồng rừng kinh tế.

3. Xã Thanh Luận (thuộc cụm xã phía Nam): Là một xã có nền kinh tế đang trên đà phát triển. Kinh tế chủ yếu phát triển về ngành nông - lâm nghiệp là chính.

Chọn hộ nghiên cứu

Nghiên cứu phải nằm trong các xã đã đƣợc chọn, đồng thời mang tính đại diện cho các hộ trong vùng. Số mẫu điều tra đƣợc chọn ngẫu nhiên dựa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

theo danh sách hộ và đảm bảo đủ các hộ thuộc 3 nhóm hộ: nghèo, trung bình và khá. Kết quả chọn mẫu đƣợc trình bầy trong bảng sau:

Bảng 2.1: Kết quả lựa chọn nhóm hộ điều tra

Tên Xã Số hộ điều tra Phân theo mức sống

Nghèo Trung Bình Khá

Xã Tuấn Mậu 40 16 18 6

TT Thanh Sơn 60 17 28 15

Xã Thanh Luận 50 15 27 8

Tổng Phiếu 150 48 73 29

2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu Số liệu thứ cấp

Nguồn số liệu: Đƣợc thu thập sự liệu thống kê, báo cáo sơ tổng kết hàng năm, nhiệm kỳ của:

- Một số bộ, ngành có liên quan

- Ban vì tiến bộ của phụ nữ, hội phụ nữ huyện Sơn Động - Hội phụ nữ huyện

- Phòng thống kê, phòng LĐ-TBXH, LĐLĐ huyện Sơn Động. - Văn phòng UBND - HĐND huyện

Một số sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề vai trò phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn.

Phương pháp thu thập: Thông qua ghi chép, thống kê các dữ liệu cần thiết cho đề tài với các chỉ tiêu đƣợc chuẩn bị sẵn.

Số liệu sơ cấp

Nguồn số liệu: Thông tin sơ cấp đƣợc thu thập qua phỏng vấn sâu một sự tổ chức, cá nhân am hiểu lĩnh vực. Điều tra 150 mẫu hộ nông dân để đánh giá trách nhiệm, vị trí, vai trò và năng lực của phụ nữ trong gia đình theo nội dung trong mẫu điều tra.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Phƣơng pháp điều tra bảng hỏi: Là một phƣơng pháp phỏng vấn viết, đƣợc thực hiện cùng một lúc với nhiều ngƣời theo một bảng hỏi in sẵn, thông qua phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi tôi thu thập đƣợc:

+ Thu thập đƣợc thông tin về hộ

+ Điều kiện sản xuất, kinh doanh của hộ + Thu nhập của gia đình

+ Thu thập thông tin về phân công lao động

+ Phân công lao động trong sản xuất nông nghiệp, ai là ngƣời đƣa ra quyết định trong gia đình, sử dụng quỹ thời gian của phụ nữ.

- Phƣơng pháp phỏng vấn bán cấu trúc: Dạng phỏng vấn sử dụng một bảng hỏi sơ thảo chƣa hoàn thiện làm công cụ và phỏng vấn viên đƣợc quyền đƣa thêm các câu hỏi phụ để hỗ trợ thêm trong quá trình phỏng vấn, thong qua phƣơng pháp trên, trong quá trình phỏng vấn dựa trên bảng hỏi, tôi thu thập thêm các thong tin khác liên quan tới hộ, tới phụ nữ trong hộ gia đình nhƣ là:

+ Lúc kết hôn ông (bà) bao nhiêu tuổi

+ Ông (bà) sinh con đầu lòng năm bao nhiêu, sử dụng biện pháp kế hoạch gì

+ Việc nội trợ hoàn toàn thuộc về phụ nữ

+ Đi họp, tập huấn, làm nhà, mua bán tài sản là việc của đàn ông.- Phƣơng pháp quan sát trực tiếp để ghi nhận con số, sự kiện và những hành vi của bà con nông dân

2.3.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu

Xử lý số liệu đã công bố: Từ các số liệu đã thu thập đƣợc, tiến hành tổng hợp, đối chiếu để chọn ra những thông tin phù hợp với hƣớng nghiên cứu của đề tài.

- Số liệu điều tra bảng hỏi đƣợc nhập vào máy tính trên Excel, rồi tiến hành xử lý và phân tích số liệu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Phân tổ . - . 2.3.4. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích

Dân số hoạt động kinh tế: Là lực lƣợng lao động bao gồm toàn bộ những ngƣời từ 15 tuổi trở lên đang có việc làm hoặc không có việc làm nhƣng có nhu cầu làm việc và sẵn sàng làm việc.

Dân số không hoạt động kinh tế: Là toàn bộ những ngƣời từ 15 tuổi trở lên không tham gia lực lƣợng lao động nhƣng đang đi học, đang làm việc nội trợ gia đình, ốm đau, tàn tật không đủ khả năng lao động, ngƣời già.

Các chỉ tiêu khác:

- Thu nhập bình quân/ngƣời/năm. - Bình quân khẩu/hộ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị Trí địa lý

Sơn Động là huyện vùng cao của tỉnh Bắc Giang, cách trung tâm tỉnh lỵ 80 km về phía Đông Bắc; diện tích tự nhiên 84989.91 ha (chiếm 22% diện tích toàn tỉnh).

+ Phía Bắc: giáp các huyện Lộc Bình, Đình Lập tỉnh Lạng Sơn;

+ Phía Đông và phía Nam giáp các huyện Ba Chẽ, Hoành Bồ và thị xã Uông Bí tỉnh Quảng Ninh;

+ Phía Tây giáp các huyện Lục Nam, Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang.

Toàn huyện có 1142km đƣờng bộ (năm 2010), gồm: Đƣờng quốc lộ có hai tuyến dài 65km, trong đó Quốc lộ 31. Đƣờng tỉnh lộ có 2 tuyến: Đƣờng 291 có điểm đầu tại ngã ba Yên Định, điểm cuối ở Nhà máy Nhiệt điện Đồng Rì, dài 23km; Đƣờng 293 (đoạn qua Sơn Động) từ khu vực Đèo Bụt (xã Tuấn Mậu) nối với Quốc lộ 279 ở chân đèo Hạ Mi (xã Long Sơn), dài 21km. Đƣờng tuyến huyện có tổng chiều dài 96km.

Toàn huyện có 21 xã và 2 thị trấn với 178 thôn, bản, khu phố. Với vị trí địa lý nhƣ vậy, Sơn Động rất thuận lợi cho quá trình tổ chức sản xuất theo quy mô vừa và lớn, có điều kiện thông thƣơng, trao đổi hàng hóa với các vùng lân cận trong và ngoài tỉnh.[14]

3.1.1.2. Địa hình địa mạo

Huyện Sơn Động có địa hình dốc dần từ đông bắc xuống tây nam, độ dốc khá lớn, đặc biệt là các xã nằm ven dãy núi Yên Tử (bình quân trên 250). Độ cao trung bình của huyện là 450m so với mặt nƣớc biển. Sông suối trong huyện chiếm 1,53% diện tích tự nhiên (1.292 ha). Trên địa bàn huyện có một sông chính chảy qua, đó là sông Lục Nam còn có tên gọi là Minh Đức.[14]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thủy văn

Sơn Động ở cách biển không xa, nhƣng do bị án ngữ bởi dãy núi Yên Tử ở phía nam nên có đặc điểm khí hậu lục địa vùng núi. Hàng năm có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 22,60C, nhiệt độ trung bình cao nhất là 32,90C, nhiệt độ trung bình thấp nhất là 11,60C.

Lƣợng mƣa trung bình hàng năm là 1.564mm. Số ngày mƣa trung bình trong năm là 128,5 ngày, những ngày có lƣợng mƣa lớn nhất vào tháng 8, đạt 310,6mm. Do nằm trong khu vực che chắn bởi vòng cung Đông Triều nên huyện Sơn Động ít chịu ảnh hƣởng của bão.[14]

3.1.1.4. Tình hình phân bố, sử dụng đất

Sơn Động là một huyện miền núi của tỉnh với tổng số xã, thị trấn là 23. Trong đó có 2 thị trấn, 21 xã. địa hình chủ yếu là đồi núi, với tổng diện tích đất tự nhiên là 84989.91 ha. Phân theo địa giới hành chính thì diện tích lớn nhất thuộc về xã An Lạc với diện tích là 11960.53 ha, đơn vị có diện tích thấp nhất là Xã Chiên Sơn là 569,78ha.

Phân loại đất theo 5 hình thức sử dụng khác nhau thì diện tích lớn nhất đƣợc sử dụng vào sản xuất lâm nghiệp là 56916.51ha chiếm 69% tổng diện tích đất tự nhiên đƣợc phân bổ hầu hết ở các xã, thị trấn. Tiếp đó là đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp chiếm là 10951.7 ha chiếm 13%. Diện tích đất ở và đất chuyên dùng gồm 9613.76 ha chiếm 10%, diện tích đất chƣa sử dụng còn khá cao chiếm tới 7% trong cơ cấu, diện tích đất nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ trọng ít nhất chỉ có 45,8ha tƣơng đƣơng với 1%. Qua đó cho thấy Sơn Động là một huyện miền núi ngƣời dân chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp nhiều, tiếp đó là sản xuất nông nghiệp- chăn nuôi ngày càng đƣợc trú trọng để phục vụ nhu cầu sống hằng ngày, qua đó cũng cho thấy diện tích đất chƣa sử dụng còn cao chính quyền cần có những kế hoạch, chƣơng trình để sử dụng phần đất đó vào phục vụ, sản xuất nhằm đem lại lợi ích kinh tế cho huyện, cho ngƣời dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.1: Diện tích đất, phân theo loại đất theo xã, thị trấn của huyện Sơn Động năm 2013

Đơn vị tính: ha Tổng Số Tổng diện tích đất theo địa giới hành chính Chia ra Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất nuôi trồng thủy sản Đất ở chuyên Đất dùng Đất chƣa sử dụng 84989.91 10951.7 56916.51 45.8 1074.48 8539.28 5641.82 Chia ra xã, phƣờng, thị trấn TT. An Châu 213,3 84,17 27.06 0 53,91 32,03 0,9 TT. Thanh Sơn 2066.26 150.2 1526.36 2.09 77.29 191.01 40.17 Xã Thạch Sơn 2052.18 54.44 752.77 0 4.49 598 1211.2 Xã Vân Sơn 3763.66 387.23 2883.74 2 29.27 48.16 339.46 Xã Hữu Sản 3658.28 378.96 3184.48 0 23 58.13 194.26 Xã Quế Sơn 1016.34 310.43 366.92 0 23 58.13 194.26 Xã Phúc Thắng 2008.18 319.46 1238.42 0 25.84 44.5 334.96 Xã Chiên Sơn 569.78 333.91 64.2 0 47.66 48.16 12.87 Xã Giáo Liêm 2159.31 888.67 873.96 0.07 53.47 58.57 244.89 Xã Vĩnh Khƣơng 1647.83 217.85 1274.41 0 36.59 43.37 37.11 Xã Cẩm Đàn 1852.48 605.86 854.66 0.6 74.94 98.03 121.48 Xã An Lạc 11960.53 440.54 9483.17 8.37 56.27 64.97 1469.7 Xã An Lập 1237.34 597.24 428 1.2 60.9 74.13 49.69 Xã Yên Định 3105.92 1194.02 1534.56 6.55 41.94 63.68 31.81 Xã Lệ Viễn 1654.84 770.58 614.56 0 55.29 118.89 359 Xã An Bá 2937.54 316.88 224.45 3.8 41.87 37.71 238.38 Xã Tuấn Đạo 6746.61 912.16 5419.9 11.1 50.69 112.51 47.08 Xã Dƣơng Hƣu 7679.17 1237.4 6000.45 7.67 67.07 56.65 204.21 Xã Bồng Am 2378.28 131.47 2148.68 0 18.4 33.38 34.32 Xã Long Sơn 6489.14 473.13 5764.15 0 52.48 129.8 0 Xã Tuấn Mậu 6105.96 398.59 5452.16 0.99 110.23 58.4 34.11 Xã Thanh Luận 4917.28 257.79 4003.99 1 22.72 36.25 548.15 Xã An Châu 1810.52 482,02 1133.92 0 45,2 35,74 87,71

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu sử dụng đất huyện Sơn Động năm 2013

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Sơn Động 2013

Trong giai đoạn 2011-2013, diện tích các loại đất của huyện Sơn Động có sự thay đổi theo sự phát triển về kinh tế - xã hội của huyện.

Qua 3 năm, do huyện đẩy mạnh việc trồng rừng kinh tế, phủ xanh đất trống đồi trọc nên diện tích đất lâm nghiệp đƣợc mở rộng và tăng lên. Diện tích đất ở và đât chuyên dùng cũng tăng lên do quá trình tăng dân số tự nhiên, quá trình đô thị hóa thành lập các khu thị tứ ở các cụm xã nhƣ là Thị trấn Thanh Sơn, Xã Tuấn Mậu.

Trong khi đó diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm dần nhƣờng chỗ cho việc thành lập các công ty sản xuất nhỏ nhƣ nhà Máy Giấy tại xã Dƣơng Hƣu, Nhà máy May ở xã An Lập, nhà máy nhiệt điện Đồng Rì.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện Sơn Động giai đoạn 2011 - 2013

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh

S. lƣợng (ha) Cơ cấu (%) S. lƣợng (ha) Cơ cấu (%) S. lƣợng (ha) Cơ cấu (%) 11/12 12/13 Bình quân Tổng số 84664.49 100 84989.91 100 84989.91 100 100 100 100 1.Đất nông nghiệp 66676.29 78.75 67917.26 79.9 67917.26 79.9 101.86 100.00 100.93 1.1.Cây hàng năm 3969.52 4.67 3934.87 4.62 3934.87 4.63 99.13 100.00 99.56 -Đất trồng lúa 2879.42 3.38 2945.13 3.45 2934.36 3.46 102.28 100.00 101.14 -Đất dùng vào chăn nuôi 164.52 0.19 164.52 1.20 164.52 0.19 100.00 100.00 100.00

-Cây khác 943.58 1.09 943.58 6.88 842.22 0.97 100.00 89.26 94.63

1.2.Cây lâu năm 6704.08 7.91 7016.83 8.26 7016.83 8.26 104.66 100.00 102.33 2.Đất lâm nghiệp 55960.75 66.0 56916.51 66.96 56916.51 66.97 107.71 100.00 103.85 3.Đất chuyên dung 8438.14 9.90 8539.28 10.05 8539.28 10.1 101.20 100.00 100.60

4. Đất ở 998.06 1.18 1074.48 1.26 1074.48 1,26 107.66 100.00 103.83

5.Đất nuôi trồng thủy sản 38.71 0.05 48.80 0.06 45.80 0,05 126.06 93.85 109.95 6.Đất chƣa sử dụng 6862.44 8.12 5641.82 6.64 5641.82 6.64 82.21 100.00 91.11

(Đất chuyên dùng bao gồm cả đất tôn giáo, tín ngưỡng, đất nghĩa trang nghĩa địa, đất sông suối, mặt nước chuyên dùng) Nguồn: Phòng tài nguyên môi trường huyện Sơn Động năm 2011, 2012, 2013

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Qua bảng số liệu cho thấy tổng diện tích đất tự nhiên của huyện cũng có biến động nhẹ tăng qua từng năm, đặc điểm đất đai của huyện cũng khá đa dạng, phong phú phân bổ ỏ các địa hình bằng và địa hình dốc, đất sản xuất nông nghiệp hầu nhƣ ổn định không có nhiều biến động nhiều qua các năm, bên cạnh diện tích đất sản xuất lâm nhiệp, đất chuyên dung, đất ở, đất nuôi trồng thủy sản tăng qua các năm thì diện tích đất không sử dụng lại giảm đi theo các năm. Điều đó cho thấy chính quyền huyện, xã đã có nhiều chủ trƣơng, kế hoạch đƣa đất chƣa sử dụng vào sản xuất phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế cho ngƣời dân. Tuy nhiên, cần sự can thiệp của các đơn vị chức năng để vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế trên diện tích đất sản xuất, vừa đảm bảo diện tích rừng đầu nguồn, đem lại thu nhập và sự phát triển bền vững cho kinh tế của huyện.

3.1.1.5. Tài nguyên khoáng sản

Huyện Sơn Động có nhiều nguồn lực tự nhiên thuân lợi cho phát triển công nghiệp và thƣơng mại du lịch.

Du lịch: trên địa bàn huyện có nhiều điểm du lịch nhƣ là: Tây Yên Tử, Khu bảo tồn Khe Rỗ xã An Lạc, Khe Chão xã Long Sơn, Đồng cao, Thác Ba Tia Thị trấn Thanh Sơn…

Ngoài ra huyện Sơn Động còn có thế mạnh về khoáng sản để phát triển công nghiệp và phải kể đến là trữ lƣợng than “ Mỏ than Đồng Rì” nằm trên địa bàn Thị trấn Thanh Sơn cung cấp một lƣợng than lớn cho nhà máy nhiệtđiện Đồng Rì và xuất sang các tỉnh khác nhƣ Quảng Ninh,… Kẽm tập trung ở Cẩm Đàn, Giáo Liêm, Quế Sơn, Phúc Thắng, Vân sơn... Khai thác cát, sỏi ở Xã yên Định, Tuấn Đạo, An Châu,… Khai thác Vàng ở Yên Định, Phúc thắng.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Tình hình dân số và lao động của huyện

Dân số, lao động là một nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng. Toàn huyện Sơn Động năm 2013 có 72.959 ngƣời, mật độ dân số 86,85 ngƣời/km2

. Nguồn lao động là 35.173 ngƣời. Lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp là 33.725 ngƣời

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế xã hội hộ gia đình tại một số xã trên địa bàn huyện sơn động - tỉnh bắc giang (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)