2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan
* Môi trƣờng kinh tế xã hội
Môi trường kinh tế - xã hội và tự nhiên có nhiều biến động phức tạp và và rất khó dự báo. Ví dụ cụ thể như lạm phát tăng cao năm 2008, ảnh hưởng khủng hoảng tài chính thế giới từ cuối năm 2008 đến hết năm 2009. Tất cả những diễn biến đố tác động rất lớn đến quản trị rủi ro tín dụng.
Bước vào năm 2011 tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, giá dầu thô, nguyên vật liệu, lương thực thực phẩm tăng cao, ở trong nước lạm phát và
56
lãi suất tín dụng ở mức cao, cùng với những khó khăn nội tại của nền kinh tế tỉnh Thanh Hóa: thời tiết rét đậm rét hại kéo dài, dịch bệnh gia súc, gia cầm có nguy cơ bùng phát đã tác động bất lợi đến sản xuất, đầu tư xây dựng và đời sống nhân dân.
Thanh hóa là một tỉnh đông dân tuy nhiên điều kiện kinh tế phát triển chưa cao, các doanh nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ đôi lúc không có khả năng tự chủ trong hoạt động đặc biệt là trong vốn kinh doanh.
Kinh tế nói chung cả nứơc rơi vào tình trạng suy thoái, các doanh nghiệp của tỉnh Thanh hóa phá sản hàng loạt trong năm 2011, đặc biệt số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới giảm. Trong 6 tháng đầu năm 2012 có 293 doanh nghiệp tạm nghỉ kinh doanh và 146 doanh nghiệp ngừng hoạt động điều này ảnh hưởng mạnh đến khả năng trả nợ cho ngân hàng đối với các khoản đã vay. Đối với NHTMCP Bắc Á chi nhánh Thanh Hóa đây được xem là một trong những nguyên nhân khách quan dẫn đến rủi ro tín dụng .
* Thông tin tín dụng
Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) trực thuộc NHNN tuy hoạt động đã đạt được những kết quả bước đầu rất đáng khích lệ trong việc cung cấp thông tin về tình hình hoạt động tín dụng nhưng CIC chưa phải là cơ quan định mức tín nhiệm doanh nghiệp hoạt động một cách độc lập và hiệu quả. Thêm vào đó, vai trò nối kết các NHTM của CIC còn lỏng lẻo, chưa thực sự mang lại kết quả như mong muốn.
Trong thời gian qua, NHTMCP Bắc Á chi nhánh Thanh hóa trong một vài trường hợp trước khi quyết định cấp tín dụng, có nhiều lần đăng ký hỏi tin CIC, tuy nhiên thông tin do CIC cung cấp còn khá đơn điệu, chưa đảm bảo thông tin nhanh nhạy, kịp thời, chất lượng thông tin chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu.
Các NHTM nói chung và NHTMCP Bắc Á chi nhánh Thanh Hóa nói riêng hiện nay chưa nhận được sự phối hợp hỗ trợ cung cấp thông tin từ các cơ
57
quan chức năng như cơ quan thuế, chi cục thống kê, hay các cơ quan chủ quản. Khi tiến hành phân tích hồ sơ khách hàng, NHTMCP Bắc Á chi nhánh Thanh Hóa cũng còn lệ thuộc khá nhiều vào các số liệu của khách hàng cung cấp mà chưa chủ động tìm kiếm thông tin hay nói cách khác có tình trạng thông tin bất cân xứng giữa các ngân hàng và khách hàng vay.
* Môi trƣờng chính sách, luật pháp
Một là, cơ chế chính sách chưa phù hợp và việc triển khai còn chậm - Quyết định 67/TTg chậm được tổng kết, đánh giá trên cơ sở đó sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn, nhất là kinh tế hộ sản xuất khu vực đồng bằng Bắc bộ có những đặc thù so với các vùng khác. Cho đến năm 2010, mới được cơ bản điều chỉnh bằng Nghị định 41/CP.
- Tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nông dân, hộ gia đình triển khai chậm. Tại một số địa phương đến đầu quý IV năm 2009 mới đạt tỷ lệ trên 60% số hộ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên tổng số hộ cần được cấp.
- Tỷ lệ cấp giấy chứng nhận đạt thấp, mẫu hợp đồng thế chấp không phù hợp với các Thông tư liên ngành, gặp nhiều khó khăn trong đăng ký giao dịch bảo đảm, cho vay chậm, làm giảm khả năng cạnh tranh.
- Sau hơn 8 năm triển khai thực hiện Quyết định 488/2000/QĐ - NHNN5 ngày 27/11/2000 của Thống đốc NHNN Việt Nam về việc “Ban hành quy định về việc phân loại Tài sản “Có”, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của Tổ chức Tín dụng” đã mang lại kết quả hết sức to lớn, giúp hệ thống ngân hàng Việt Nam tổ chức tốt việc phân loại dư nợ tín dụng để có biện pháp quản lý tín dụng có hiệu quả; đặc biệt, giúp các NHTM trích lập dự phòng để chủ động xử lý rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, việc ban hành Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN thay thế Quyết định 488/2000/QĐ - NHNN5, vẫn còn một số vấn đề cần quan tâm trong việc áp dụng phân loại tài sản “Có”, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng sát
58
với thông lệ quốc tế hiện nay đang gây khó khăn cho hoạt động ngân hàng cũng như sự phát triển của nền kinh tế, trong đó có ngân hàng Bắc Á chi nhánh Thanh hóa.
Hai là, một số quy định về đảm bảo tiền vay và tài sản đảm bảo thiếu văn bản hướng dẫn rõ ràng:
- Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 và Nghị định 85/2002- NĐ-CP ngày 25/10/2002 của Chính phủ: Theo điều 12 chưa quy định về giữ giấy tờ đối với tài sản không có giấy chứng nhận quyền sở hữu. Ví dụ như dây chuyền máy móc thiết bị, máy thi công, xe ô tô, phương tiện vận chuyển... nhưng cho đến nay Chính phủ vẫn chưa có bổ sung và hướng dẫn cụ thể vấn đề trên.
- Đăng ký giao dịch đảm bảo là bất động sản:
Trước khi có Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 ra đời việc đăng ký giao dịch đảm bảo được thực hiện theo Nghị định số 08/2000/NĐ-CP ngày 10/3/2000 của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 03/2003/TTLT-BTP- BTNMT ngày 4/7/2003 của Bộ tư pháp – Bộ tài nguyên và môi trường.
Khi Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 ra đời thay thế các điểm d và điểm đ khoản 1, điểm d và điểm đ khoản 2 điều 8 và khoản 4 và khoản 5 điều 25 của Nghị định số 08/2000/NĐ-CP ngày 10/3/2000 về đăng ký giao dịch bảo đảm. Do vậy việc đăng ký giao dịch đảm bảo đối với tài sản là quyền sử dụng đất và tài sản trên đất chưa có cơ quan thực hiện việc trên. Đến nay Chính phủ, các bộ có liên quan cũng chưa có hướng dẫn việc đăng ký tài sản bảo đảm trên.
- Khó khăn khi xác định bên bảo đảm là hộ gia đình cũng như quy định về định đoạt tài sản của hộ gia đình. Tại khoản 2 Điều 109 của Bộ Luật Dân sự quy định: “Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ mười
59
lăm tuổi trở lên đồng ý”. [10, tr 89]. Quy định này khi áp dụng vào giao dịch bảo đảm có thể phát sinh nhiều cách hiểu khác nhau.
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan
a. Từ phía ngân hàng * Cán bộ tín dụng
- Năng lực, trình độ, kinh nghiệm của một bộ phận cán bộ tín dụng tại Ngân hàng Bắc Á chi nhánh Thanh hóa hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu công việc. Mặc dù theo kết quả khảo sát hầu hết tất cả các cán bộ tín dụng đều có trình độ đại học, tốt nghiệp đúng chuyên ngành, tuy nhiên do độ tuổi của đa số cán bộ tín dụng còn khá trẻ, cách thường xuyên và có phần lớn vừa được tuyển dụng, còn ít kinh nghiệm nên cần phải có thêm thời gian để được đào tạo thêm, và đúc kết nhiều kinh nghiệm. Điều này nói lên rằng có kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng, nhưng khả năng nắm bắt nghiệp vụ mới, ứng dụng công nghệ tin học để quản lý tín dụng sẽ có thể bị hạn chế.
- Bên cạnh nguyên nhân trên, vẫn còn một số ít cán bộ chưa có ý thức tự nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, ít chịu học hỏi kinh nghiệm, chỉ thực hiện công việc một cách thụ động. Một thực tế xảy ra tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á chi nhánh Thanh Hóa là trong năm 2011 đã có cán bộ tín dụng làm hồ sơ giả, cố tình thẩm định sai giá trị tài sản bảo đảm gây ảnh hưởng đến công tác tín dụng.
- Thêm vào đó, công tác phân công cán bộ tín dụng quản lý khách hàng của Ngân hàng Bắc Á chi nhánh Thanh Hóa hiện nay không theo từng ngành hàng, lĩnh vực kinh doanh nên dẫn đến việc cán bộ tín dụng làm việc theo kiểu đa năng, không chuyên sâu vào một ngành nghề cụ thể nào nên không có nhiều kiến thức chuyên ngành. Khách hàng khi cung cấp các dự án, có nhiều thông số kỹ thuật máy móc chuyên ngành hoàn toàn xa lạ với cán bộ tín dụng. Thuê chuyên gia đánh giá đòi hỏi chi phí cao nên chủ yếu ngân hàng tự tìm hiểu thông tin thông qua sách, báo, tạp chí chuyên ngành, qua mạng
60
internet. Việc không có kiến thức chuyên môn về chuyên ngành cần thẩm định dễ đưa đến những đánh giá sai, gây bức xúc cho khách hàng hoặc ngược lại, khách hàng thông tin sai mà cán bộ tín dụng không biết, từ đó có những quyết định sai lầm trong cho vay.
Ngoài ra, sự gắn bó, nổ lực trong công việc của một bộ phận cán bộ tín dụng tại Ngân hàng Bắc Á chi nhánh Thanh Hóa hiện chưa được phát huy do chính sách tuyển dụng, sử dụng, phân công, bố trí công việc và vấn đề đãi ngộ chưa đủ sức thu hút.
* Khả năng kiểm tra, giám sát thực hiện các mục tiêu, nội dung quản trị rủi ro tín dụng còn nhiều hạn chế.
Tình trạng nói trên do hai nguyên nhân chủ yếu:
- Thứ nhất, hệ thống công nghệ quản lý tín dụng lạc hậu không đáp ứng được yêu cầu quản lý tín dụng tập trung.
- Thứ hai, bộ máy kiểm tra kiểm soát hoạt động tín dụng đang trực thuộc sự điều hành và quản lý của Giám đốc chi nhánh, do đó, hiệu lực kiểm tra giám sát độc lập không cao. Cán bộ kiểm tra và kiểm soát vẫn có những mối quan hệ về gia đình, tình cảm và nể nang nên chất lượng kiểm tra, kiểm soát chưa cao.
* Thông tin tín dụng
Thông tin trong nền kinh tế thị trường là đặc biệt quan trọng. Đối với ngân hàng việc nắm bắt đầy đủ và kịp thời các thông tin về khách hàng về tình hình thị trường...là điều đặc biệt cần thiết. Tuy nhiên việc thu thập thông tin của ngân hàng Bắc Á chi nhánh Thanh Hóa về khách hàng, về ngành nghề, về môi trường kinh tế mà khách hàng đang hoạt động, về các văn bản mới được ban hành, về tình hình diễn biến giá cả thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt là những cảnh báo về các ngành hàng ngân hàng đang và sẽ đầu tư chưa được thực hiện một tính hệ thống. Ngân hàng chưa có bộ phận thu thập và xử lý thông tin riêng, độc lập và có tính chuyên sâu. Chính vì vậy thường dẫn tới rủi
61
ro trong quá trình cho vay và thu hồi nợ. Có một thực tế ở NHTMCP Bắc Á chi nhánh Thanh Hóa là các cán bộ ngân hàng rất khó khăn trong việc thẩm định được số liệu tài chính do các doanh nghiệp cung cấp có “đúng đắn” và chính xác tuyệt đối hay không.
* Tài sản bảo đảm
Rủi ro trong hoạt động tín dụng của NHTMCP Bắc Á chi nhánh Thanh Hóa trong thời gian qua liên quan đến TSBĐ có nhiều vấn đề cụ thể:
- Việc quản lý, phân loại, cảnh báo về danh mục các TSBĐ chưa được các cán bộ tín dụng làm thường xuyên mà định kỳ hàng năm chỉ kiểm tra trên hồ sơ pháp lý, đánh giá lại giá trị để điều chỉnh mức dư nợ cho vay nên xuất hiện tình trạng giá trị thanh lý thấp hơn so với giá trị thẩm định ban đầu khiến cho ngân hàng không thể thu hồi đủ nợ gốc và lãi vay.
- Quá trình định giá trị TSBĐ được ngân hàng thực hiện theo cách các bên tự thỏa thuận sau khi cán bộ tín dụng xác định giá trị tài sản trên cơ sở tham khảo bảng giá đất quy định do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành hàng năm. Do đa số cán bộ tín dụng tại ngân hàng còn khá trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm nên chưa được trang bị đầy đủ nghiệp vụ chuyên môn trong ngành thẩm định giá cũng như sự thông thạo về tài sản cần thẩm định, nhất là trong lĩnh vực bất động sản. Chính vì vậy, khi tiến hành định giá, phương pháp định giá đối với từng loại tài sản chưa được các cán bộ tín dụng sử dụng một cách thích hợp, dẫn đến việc nếu định giá thấp, khách hàng không hài lòng, nhưng nếu định giá cao ngân hàng sẽ khó đảm bảo khả năng thu hồi nợ và lãi vay trong trường hợp khách hàng mất khả năng thanh toán.
- Tâm lý chung của phần lớn các cán bộ tín dụng khi cấp tín dụng vẫn chủ yếu dựa vào TSBĐ. Sẽ rất rủi ro nếu cán bộ tín dụng quên rằng khoản vay cần phải được trả bằng chính dòng tiền tạo ra bởi phương án sản xuất kinh doanh chứ không phải bằng tiền bán TSBĐ. TSBĐ chỉ là sự đảm bảo cuối cùng khi phương án kinh doanh của khách hàng gặp rủi ro ngoài dự kiến. Tâm lý
62
dựa chủ yếu vào TSBĐ sẽ làm giảm chất lượng thẩm định khoản vay nên sẽ không đánh giá chính xác được hiệu quả và sự an toàn của khoản vay, dễ dẫn đến việc cho vay những dự án rủi ro, khách hàng không uy tín.
- Do không thể nắm bắt được chuyên môn trong tất cả các lĩnh vực, nên không tránh khỏi việc cán bộ tín dụng không thể đánh giá được chính xác hiện trạng của tất cả các loại máy móc thiết bị, nhất là đối với những máy móc thiết bị chuyên dụng. Thêm vào đó là tình trạng thông tin bất cân xứng về giá trị thực của TSBĐ giữa khách hàng và ngân hàng cũng là vấn đề cần được quan tâm. Vì khi thế chấp, cầm cố tài sản chỉ có khách hàng biết rõ về hiện trạng của tài sản. Chính vì vậy, khi xảy ra rủi ro, việc phát mãi tài sản để thu hồi nợ gặp không ít khó khăn.
- Việc cơ chế pháp lý về bảo đảm tiền vay hiện nay chưa rõ ràng và các vấn đề liên quan đến quá trình xử lý, phát mãi TSBĐ đã gây cản trở không ít cho ngân hàng, cụ thể:
+ Ngân hàng phải đối mặt với những khó khăn trong thời gian trước khi bán đấu giá tài sản như không có đầy đủ kho để bảo quản, giá trị tài sản giảm sút nhanh, nhất là trong giai đoạn công nghệ thông tin hiện nay, khi đó, để có thể bán, khai thác hoặc cho thuê buộc ngân hàng phải sửa chữa, đầu tư thêm, điều này làm cho chi phí tăng lên, trong khi giá trị thu hồi từ các tài sản chưa chắc đã thu đủ nợ gốc, hoặc như vướng mắc về hồ sơ, thủ tục pháp lý, nên giá bán thực tế đôi khi thấp hơn rất nhiều so với giá bán dự kiến, và vấn đề sẽ càng trở nên khó khăn hơn nhiều đối với những tài sản chuyên dùng. Đối với tài sản là bất động sản, do giá trị tài sản quá lớn (có những tài sản trị giá vài chục tỉ đồng hay thậm chí vài trăm tỉ đồng) gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ, vì ít người có khả năng mua được. Hơn nữa, khi bỏ ra một số