Phân tích yêu cầu

Một phần của tài liệu Phân tích, thiết kế phần mềm nhúng (Trang 39)

Máy ghi âm số là một thiết bị điện tử được thiết kế để ghi âm và nghe lại những đoạn ghi âm trong máy. Thông điệp được ghi âm bằng cách sử dụng một micro gắn sẵn trong thiết bị và sau đó được lưu trữ trong bộ nhớ. Người dùng có thể nghe lại những thông điệp được ghi một cách dễ dàng tại bất cứ lúc nào thông qua một loa đặt ở trước thiết bị. Máy ghi âm số phải nhỏ, gọn, đẹp, dễ sử dụng, chạy tiết kiệm pin (pin sạc).

Hình 2.14 thể hiện giao diện của thiết bị. Đó là một thiết bị cầm tay, màn hình phẳng với các nút bấm ở bề mặt.

Hình 2.14 Hình dáng của thiết bị

Những đặc điểm chính của thiết bị:

 Khả năng lưu giữ 20 thông điệp khác nhau. Độ dài của mỗi thông điệp bị giới

hạn bởi bộ nhớ thiết bị.

 Menu trên thiết bị được thiết kế thuận tiện dễ sử dụng.

 Truy cập trực tiếp tới bất kỳ thông điệp nào.

 Có đồng hồ báo thức. Người dùng có thể đặt báo thức hàng ngày. Chuông báo

thức tắt khi người dùng bấm một phím bất kỳ hoặc tự tắt sau 60 giây.

 Màn hình LCD đầy đủ chức năng. Ngày giờ hiện tại luôn hiện trên màn hình và

trên màn hình cũng có những chỉ dẫn rõ ràng về cách sử dụng và đang thực hiện công việc gì.

 Một bộ chỉ thị mức pin. Hệ thống sẽ phát ra những tiếng beep đặc trưng khi gần

hết pin.

 Có chế độ chờ để tiết kiệm điện. Hệ thống sẽ tắt những thiết bị ngoại vi khi

chúng không sử dụng và sẽ hoạt động bình thường trở lại khi người dùng bấm một phím.

 Chất lượng âm thanh tốt. Âm thanh được xử lý ở 6 Khz, 8 bit trên mẫu.

a. Những sự kiện bên ngoài

Một hệ thống nhúng luôn phải tương tác với môi trường của nó. Trong giai đoạn đầu tiên của quá trình phân tích, chúng ta có thể coi hệ thống như là một hộp đen phản ứng lại với các yêu cầu và thông điệp từ môi trường. Môi trường bao gồm các tác nhân. Mỗi tác nhân tương tác với hệ thống có mục đích khác nhau và trao đổi một tập thông điệp khác nhau.

Biểu đồ ngữ cảnh của hệ thống

Hình 2.15 thể hiện các tác nhân tương tác với hệ thống. Có 3 tác nhân đó là: người dùng, pin và thời gian. Nó cũng chỉ ra các giao tiếp, các thiết bị mà cho phép hệ thống và tác nhân trao đổi với nhau.

Hình 2.15 Biểu đồ ngữ cảnh của hệ thống Các sự kiện

Một sự kiện là một thông điệp quan trọng từ môi trường. Một hệ thống thời gian thực phải đáp ứng lại những sự kiện trong một khoảng thời gian nhất định. Bảng dưới đây thể hiện các sự kiện bên ngoài có thể xảy ra trong hệ thống này. Hướng của sự kiện có thể là “In” (từ môi trường vào hệ thống), là “Out” (từ hệ thống ra môi trương). Sự kiện xảy ra có thể theo chu kỳ (periodic) hoặc không theo chu kỳ (episodic). Thời gian đáp ứng đặt ở cận trên. Hệ thống có thể hoạt động không chính xác nếu không đáp ứng được thời gian đặt ra cho các sự kiện.

Bảng 2.1 Bảng các sự kiện tác động lên hệ thống

b. Các Use case

Trong hệ thống này có 6 ca sử dụng khác nhau được thể hiện trong hình 2.16:

Hình 2.16 Biểu đồ Use Case

Record a message

Người dùng chọn một mục ghi thông điệp từ thư mục thông điệp lưu trữ và nhấn nút “record”. Nếu mục ghi thông điệp đã lưu trữ thông tin thì nó sẽ được xoá đi. Hệ thống

Playback a message

Người dùng chọn một mục ghi và bấm nút “play”. Nếu mục ghi đó chứa thông điệp đã được ghi, thì thiết bị sẽ phát âm thanh ra loa cho đến khi kết thúc hoặc người dùng bấm nút “stop”.

Delete a message

Nếu người dùng chọn một mục ghi đã sử dụng và sau đó bấm nút “delete” thì bản ghi đó sẽ xoá khỏi bộ nhớ và bộ nhớ được giải phóng.

Set the alarm time

Người dùng có thể tắt hoặc bật chế độ hẹn giờ bằng cách thiết lập lựa chọn.

Set the clock time

Người dùng có thể đặt thời gian đồng hồ và điều chỉnh nó theo múi giờ từng vùng.

Watch the time

Hệ thống thường hiển thị thời gian hiện tại và ngày trên màn hình, người dùng có thể xem ngày giờ trên đó.

c. Biểu đồ tuần tự của Use case chính

Hình 2.17 Biểu đồ tuần tự cho ca sử dụng Playback a message

Hình 2.18 dưới đây thể hiện ngữ cảnh khi người dùng đang nghe một đoạn ghi âm thì nhạc hẹn giờ xuất hiện.

Hình 2.18 Alarm while playback a message

Hệ thống có thể tắt hoặc bật màn hình, micro và loa trong những tình huống cần thiết. Những phần tử này sử dụng một lượng pin đáng kể. Bằng cách tắt chúng hệ thống có thể tiết kiệm được năng lượng và kéo dài thời gian của Pin.

Đối tượng Pin cũng đưa ra những cảnh báo cho hệ thống khi nó gần hết năng lượng. Sau đó hệ thống sẽ tắt tất cả các thiết bị ngoại vi và chuyển sang chế độ stand-by. Khi người dùng nạp Pin, hệ thống sẽ chuyển khỏi chế độ stand-by. Hệ thống ở chế độ stand-by thì các thông điệp vẫn còn được giữ trong bộ nhớ.

Hình 2.19 đưa ra ngữ cảnh hệ thống chuyển sang chế độ stand-by và sau đó được đánh thức bởi đồng hồ báo thức và khi gặp một cảnh báo về mức Pin, nó lại chuyển sang chế độ stand-by.

Hình 2.19 Ngữ cảnh vào và ra khỏi chế độ stand-by

Một phần của tài liệu Phân tích, thiết kế phần mềm nhúng (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)