Round robin

Một phần của tài liệu Phân tích, thiết kế phần mềm nhúng (Trang 25)

Đây là kiến trúc đơn giản nhất, nó không có cơ chế ngắt, không có vấn đề về dữ liệu chia sẻ (thường xẩy ra đối với kiến trúc có cơ chế ngắt) và vấn đề về độ trễ. Vòng lặp chính đơn giản chỉ kiểm tra lần lượt từng thiết bị vào ra và phục vụ khi thiết bị đó yêu cầu. Dưới đây là khuôn mẫu về kiến trúc này:

Hình 2.4 Kiến trúc Round robin

Do tính đơn giản của nó, kiến trúc round – robin được áp dụng cho việc thiết kế một số hệ thống nhúng đơn giản.

Ví dụ: Kiến trúc này được áp dụng cho thiết kế thiết bị đo điện tử. Thiết bị này dùng để đo điện trở, cường độ và hiệu điện thế dòng điện theo các đơn vị ohm, amp, vol trong một số khoảng khác nhau. Một thiết bị đo điện tử thông thường có 2 cực mà người sử dụng sẽ dùng để chạm vào 2 điểm của mạch điện cần đo, một màn hình hiển thị, và một nút xoay to dùng để chọn đơn vị và khoảng để đo. Hệ thống sẽ đo và hiển thị kết quả gần nhất vừa đo. Tại mỗi thời điểm hệ thống sẽ kiểm tra vị trí của nút xoay và thực hiện tính toán đo tương ứng sau đó định dạng kết quả đưa ra màn hình. Kiến trúc Round-robin hoạt động tốt đối với hệ thống này bởi vì chỉ có 3 thiết bị vào ra, không có những yêu cầu chặt về thời gian đáp ứng của hệ thống. Bộ vi xử lý có thể đọc phần cứng và đưa ra những đánh giá thích hợp tại mỗi thời điểm. Kiến trúc này chỉ có được ưu điểm là sự đơn giản so với các kiến trúc khác, trong khi đó nó có một số nhược điểm mà không thể áp dụng được cho nhiều hệ thống:

 Khi một thiết bị nào đó cần thời gian đáp ứng nhanh hơn thời gian mà bộ xử lý

phải đi qua và xử lý tất cả các thiết bị trong vòng lặp thì hệ thống không đáp ứng được.

 Nếu thời gian đáp ứng không yêu cầu tuân thủ tuyệt đối một deadlines thì hệ

thống cũng chưa chắc đã hoạt động tốt vì khi trong vòng lặp có một việc xử lý chiếm nhiều thời gian.

 Kiến trúc này không bền vững (fragile).

Một phần của tài liệu Phân tích, thiết kế phần mềm nhúng (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)