D. Hoạt động đầu tư
6. PHÂN TÍCH CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC KHI CHÚNG TA THỰC HIỆN ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG CÁC HIỆP ĐỊNH
ĐỦ NỘI DUNG CÁC HIỆP ĐỊNH
6.1. Những cơ hội khi Việt Nam thực hiện đầy đủ các hiệp định sau khi gia nhập WTO WTO
6.1.1 Việt Nam được hưởng ngay thành tựu, kết quả đàm phán của GATT và WTO: Sau gần 60 năm tồn tại và phát triển thể hiện qua trên 50 Hiệp định đa phương: GATT, GATS, TRIMS, TRIPS…
6.1.2 Vào WTO mang lại động lực cho cải cách nền kinh tế Việt Nam:
• Thúc đẩy Việt Nam xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật mang tính đầy đủ theo chuẩn mực quốc tế để phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam
• Xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.
• Minh bạch và công khai cơ chế chính sách.
• Nỗ lực và kiên quyết hơn chống tham nhũng.
• Cải cách bộ máy quản lí nhà nước theo hướng gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả, giảm thiểu các biện pháp hành chính can thiệp vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
• Thay đổi tư duy kinh tế
+ Từ kinh tế nhà nước sang kinh tế tư nhân làm động lực cơ bản cho phát triển kinh tế.
+ Từ kinh tế nhà nước sang kinh tế thị trường.
Tóm lại, vào WTO không phải là mục tiêu mà là ta có được phương tiện hữu hiệu, khách quan để cải cách nền kinh tế.
6.1.3 Doanh nghiệp có môi trường kinh doanh thuận lợi hơn để phát triển:
• Có hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ, mang chuẩn mực quốc tế.
• Không bị phân biệt đối xử, tất cả các thành phần kinh tế đều phải hoạt động theo cơ chế thị trường.
• Doanh nghiệp được tiếp cận với thị trường trong và ngoài nước.
• Được quyền tiếp cận với thông tin.
• Có môi trường hành chính đơn giản, công khai.
• Hạ tầng cơ sở kinh doanh tốt hơn ( vì vào WTO nhà nước bỏ hoặc giảm tài trợ trực tiếp và đầu tư nhiều hơn vào phát triển cơ sở hạ tầng).
6.1.4 Việt Nam thêm hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài
• Môi trường pháp lý của Việt Nam mang chuẩn mực quốc tế.
• Nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài có quyền đầu tư nhiều hơn vào thị trường tài chính, ngân hàng, chứng khoán sai khi Việt Nam gia nhập WTO.
+ Việt Nam cam kết cho nhà đầu tư nước ngoài được hưởng quy chế Tối huệ quốc (MFN).
+ Chịu sự điều tiết bởi các Luật Đầu tư, Kinh doanh, Thuế…tương tự các doanh nghiệp Việt Nam.
• Nhà đầu tư nước ngoài được cam kết bảo vệ quyền lợi hợp pháp. 6.1.5 Chi phí của doanh nghiệp có điều kiện giảm
• Thuế nhập khẩu giảm, mua nguyên nhiên vật liệu, máy móc sẽ rẻ hơn ( nhiều sản phẩm chủ lực của Việt Nam dựa vào nguồn nhập khẩu) .
• Cạnh tranh lớn thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc; quản lí tối ưu chi phí kinh doanh.
• Chí phí thủ tục hành chính ít hơn ( vì các rào cản kinh doanh: giấy phép con; thủ tục hành chính ít hơn; các đầu mối về thủ tục hành chính ít hơn..).
• Tham nhũng được kiểm soát chặt chẽ hơn ( giảm chi phí “dưới bàn”).
• Giảm chi phí vì cơ sở hạ tầng phát triển hơn. 6.1.6 Xuất khẩu dễ dàng hơn
• Vì năng lực cạnh tranh tốt hơn.
• Rào cản ở các nước nhập khẩu ít hơn ( thuế nhập khẩu giảm; các hàng rào phi thuế quan dần được bãi bỏ cho các nước thành viên WTO ..).
• Hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam được đối xử công bằng hơn trên thị trường thế giới (được hưởng quy chế Tối huệ quốc MFN và quy chế NT tại nước nhập khẩu).
• Hàng dệt may xuất khẩu không còn bị kiểm soát bởi hạn ngạch.
• Doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận hơn với thông tin về thị trường nhập khẩu (WTO yêu cầu mỗi nước thành viên phải công khai minh bạch chính sách ngoại thương của mình) .
6.1.7 Hàng hoá và dịch vụ nhiều hơn
Hàng hoá và dịch vụ nhiều hơn do phát triển nhiều nhà cung cấp, cho nên sự lựa chọn của doanh nghiệp và người dân sẽ nhiều hơn, hàng hoá rẻ hơn, chất lượng tốt hơn, mẫu mã phong phú hơn.
6.1.8 Doanh nghiệp có điều kiện bảo vệ quyền lợi
• Doanh nghiệp có điều kiện bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình tốt trên thị trường trong và ngoài nước.
• Quyền sở hữu trí tuệ được coi trọng và bảo vệ. 6.1.9 Đời sống nhân dân được cải thiện:
• Nhiều cơ hội việc làm hơn, thu nhập gia tăng.
• Nhiều hàng hoá và dịch vụ tốt hơn, với giá cạnh tranh hơn, giúp người lao động thoã mãn tốt hơn.
• Có điều kiện học tập, chữa bệnh, dụ lịch tốt hơn, tiếp cận với các thông tin, các phương tiện giải trí nhiều hơn.
• Có điều kiện phát huy nội lực của mỗi cá nhân hơn.
Tóm lại, vào WTO mang lại nhiều cơ họi cho nền kinh tế Việt Nam phát triển. Tuy nhiên, muốn biến cơ hội thành lợi ích cụ thể , thì phải nâng cao năng lực cạnh tranh ở các cấp độ, năng lực cạnh tranh ở cấp quốc gia, cấp địa phương và ngành, ở cấp độ doanh nghiệp và tính cạnh tranh sản phẩm.
6.2 Những thách thức khi Việt Nam thực hiện đầy đủ các hiệp định sau khi gia nhập WTO nhập WTO
Khi gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức sau đây 6.2.1 Sự lệ thuộc của nền kinh tế Việt Nam vào tiến trình toàn cầu hoá gia tăng:
• Xây dựng hệ thống luật lệ kinh doanh, thương mại phải tuân thủ theo khung chuẩn mực của WTO.
• Chính sách thương mại – kinh tế chịu sự giám sát của WTO.
• Sự biến động về chính trị - xã hội – kinh tế của khu vực và thế giới sẽ tác động mạnh đến nền kinh tế Việt Nam, các doanh nghiệp trong nước.
• Trong điều kiện đất nước có hạn, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, kinh nghiệm vận hành nền kinh tế thị trường chưa nhiều thì đây là khó khăn không nhỏ, đòi hỏi chúng ta phải phấn đấu vươn lên mạnh mẽ, với lòng tự hào và trách nhiệm rất cao trước quốc gia, trước dân tộc.
6.2.2 Sự cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn:
Vào WTO buộc Việt Nam phải giảm rào cản thuế quan và phi thuế quan, giảm bảo hộ và trợ cấp xuất khẩu, và như vậy, hàng nhập khẩu, dịch vụ nước ngoài vào Việt Nam nhiều hơn; nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm đầu tư trực tiếp và gián tiếp vào Việt Nam dễ dàng hơn, cạnh tranh trở nên gay gắt hơn, phần thua thiệt sẽ đến với Bên nào sức cạnh tranh thấp hơn.
Cạnh tranh không chỉ diễn ra ở cấp độ sản phẩm với sản phẩm, doanh nghiệp với doanh nghiệp. Cạnh tranh còn diễn ra giữa nhà nước với nhà nước trong việc hoạch định
chính sách quản lí và chiến lược phát triển nhằm phát huy nội lực và thu hút đầu tư từ bên ngoài. Chiến lược phát triển có phát huy được lợi thế so sánh hay không, có thể hiện được khả năng “phản ánh vượt trước “trong một thế giới biến đổi nhanh chóng hay không. Chính sách quản lí có tạo được chi phí giao dịch xã hội thấp nhất cho sản xuất kinh doanh hay không, đầu tư có thông thoáng và thuận lợi hay không…Tổng hợp các yếu tố cạnh tranh trên đây sẽ tạo nên sức cạnh tranh của nền kinh tế, sức cạnh tranh quốc gia….
6.2.3 Môi trường kinh doanh phức tạp hơn:
• Doanh nghiệp phải nắm luật lệ kinh doanh trong nước, quốc tế.
• Phải nắm thông tin về hội nhập, về kinh tế toàn cầu, về đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước.
6.2.4 Rào cản xuất khẩu sẽ tinh vi hơn, phức tạp hơn:
• Rào cản kĩ thuật: về quy cách mẫu mã, về quy định vệ sinh, an toàn thực phẩm, về môi trường.
• Rào cản bảo hộ quyền sỡ hữu trí tuệ.
• Các biện pháp chống bán phá giá, chống tài trợ ở nước nhập khẩu. 6.2.5 Nhiều chi phí kinh doanh sẽ tăng thêm:
• Chi phí cho xác lập quyền sỡ hữu trí tuệ, xây dựng thương hiệu.
• Chi phí đầu tư để nâng cao năng lực cạnh tranh.
• Chi phí đầu tư đầu tư cho xây dựng các tiêu chuẩn quản lí chất lượng: ISO – 9000; ISO -14000; SA – 8000; HACCP; GMP…
• Chi phí cho thu hút và đào tạo nguồn nhân lực.
• Chi phí cho tiếp thị quảng cáo, cho duy trì và phát triển thị phần.
6.2.6 Nhiều mâu thuẫn mới phát sinh:
• Mâu thuẫn giữa bảo hộ nội địa và mở để hội nhập.
• Mâu thuẫn giữa bản sắc dân tộc và văn hoá quốc tế.
• Mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển chung và lợi ích riêng ( mâu thuẫn trong vấn đề đền bù giải toả đất để phát triển; mâu thuẩn giữa lợi ích địa phương và quốc gia; mâu thuẫn giữa lợi ích trước mắt và lâu dài..)
• Khoảng cách giàu và nghèo trong nền kinh tế mở gia tăng sẽ tác động đến nền kinh tế chúng ta.
6.2.7 Thách thức đối với đội ngũ công chức và lực lượng lao động
Đội ngũ cán bộ, công chức nước ta còn yếu và thiếu về năng lực chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, tin học. đặc biệt, chúng ta còn thiếu một đội ngũ luật gia giỏi, thông thạo pháp luật quốc tế và ngoại ngữ để giải quyết các tranh chấp thương mại và tư vấn cho các doanh nghiệp kinh doanh trong nước. Lực lượng lao động chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ trọng lớn, số lao động có trình độ chuyên môn cao còn thiếu nhiều
Các thách thức cơ bản kể trên sau khi Việt Nam gia nhập WTO được coi là mặt trái của quá trình hội nhập. Tuy nhiên, cơ hội do WTO mang lại vẫn nhiều hơn, tác động tích cực hơn. Và cả cơ hội lẫn thách thức tác động sẽ giúp Việt Nam tăng trưởng mang tính bền vững hơn. Vấn đề quan trọng la các cấp quản lý từ vi mô cho đên vĩ mô chủ động đề xuất để nắm bắt cơ hội, hạn chế và vượt qua những khó khăn thách thức do quá trình tham gia vào toàn cầu hoá mạng lại.