ĐỊNH HƢỚNG VỀ CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG CỦA BIDV CẦU GIẤY

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Cầu Giấy (Trang 88)

GIẤY TRONG THỜI GIAN TỚI

3.1.1. Định hƣớng chất lƣợng tín dụng của hệ thống BIDV

Tiếp tục chủ động kiểm soát tăng trưởng kết hợp với quyết liệt cơ cấu tín dụng trên nguyên tắc kiên trì thực hiện chiến lược, nâng cao chất lượng tài sản. Đạt mục tiêu cơ cấu tín dụng chuẩn mực theo thông lệ nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao hiệu quả kinh doanh và góp phần tăng trưởng kinh tế của đất nước. Tập trung nâng cao năng lực tài chính, xử lý nợ xấu trong và ngoại bảng là mục tiêu nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động tín dụng, kiên quyết chỉ đạo và xử lý triệt để nợ xấu phát sinh trong phạm vi kiểm soát. Vận hành mô hình và hệ thống quản lý rủi ro tín dụng theo chuẩn mực tốt nhất.

Một số mục tiêu kiểm soát tín dụng đến 2015 như sau:

- Mức tăng trưởng tín dụng: Đảm bảo mục tiêu tăng trưởng đáp ứng yêu cầu kiểm soát an toàn, yêu cầu cơ cấu lại tài sản của BIDV, định hướng tăng trưởng bình quân trong giới hạn <20%.

- Tỷ lệ nợ xấu trong phạm vi cho phép của Ngân hàng thương mại theo thông lệ <5%.

- Cơ cấu tín dụng:

+ Tỷ trọng tín dụng trung dài hạn <35%

+ Đẩy mạnh cho vay các thành phần kinh tế phi nhà nước (bao gồm cả DNNN chuyển đổi) tối thiểu chiếm tỷ trọng 80%/tổng dư nợ.

80

+ Ngoài ra BIDV thực hiện xác lập quy mô cơ cấu tín dụng theo ngành kinh tế nhằm giảm dần đầu tư tập trung quá lớn vào một số ngành, ưu tiên tập trung đầu tư vào những ngành đánh giá là tiềm năng, ổn định, ít rủi ro, những ngành phục vụ cho các mục tiêu chính sách trọng yếu được Chính phủ quan tâm ưu tiên. Hạn chế những ngành có tiềm ẩn rủi ro hoặc cơ cấu hiện nay đang quá cao như: ngành xây lắp 11%; ngành công nghiệp tàu thủy 4%, ngành xi măng 7%. Xác định quy mô cần dựa trên thực trạng hiện tại và thế mạnh hoạt động truyền thống, đối tượng khách hàng, kinh nhiệm tài trợ các ngành kinh tế của BIDV.

Việc tổ chức khảo sát danh mục tín dụng theo ngành kinh tế được quản lý toàn hệ thống, trường hợp xuất hiện khả năng vượt giới hạn hoặc không đạt được mục tiêu sẽ có chính sách, thông qua chỉ đạo kiểm soát để hạn chế hay đẩy mạnh đầu tư cho phù hợp.

3.1.2. Định hƣớng chất lƣợng tín dụng của BIDV Cầu Giấy

Trên cơ sở phân tích môi trường kinh doanh, khả năng phát huy nội tại và yêu cầu phát triển của BIDV trong giai đoạn mới, BIDV Cầu Giấy xác định mục tiêu, định hướng hoạt động tín dụng giai đoạn 2012-2015 như sau:

- Thực hiện kiểm soát tăng trưởng, kiểm soát rủi ro tín dụng, tăng trưởng theo phương châm an toàn và hiệu quả, giảm tỷ trọng cho vay dài hạn, tăng cho vay ngắn hạn, tài trợ thương mại kinh doanh xuất nhập khẩu, đẩy mạnh cho vay tiêu dùng, cho vay ngoài quốc doanh các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân, nâng cao tỷ trọng cho vay có đảm bảo bằng tài sản. Kiên quyết nâng cao tài sản đảm bảo tiền vay bàng nhiều hình thức, tăng cường vòng quay vốn tín dụng. Thực hiện nghiêm túc đúng chỉ đạo của BIDV theo các Công văn về chỉ đạo công tác tín dụng hàng năm. Việc tăng trưởng tín dụng phải đảm bảo giữ đúng giới hạn, cơ cấu tín dụng và cân đối nguồn vốn huy động. Hoạt động tín dụng luôn phải thực hiện theo

81

- Đa dạng hóa các loại hình sản phẩm tín dụng, gắn tăng trưởng tín dụng với phát triển dịch vụ: không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm tín dụng theo đòi hỏi của cơ chế thị trường và lộ trình hội nhập quốc tế.

- Tăng cường hiệu lực quản lý và kỷ cương điều hành trong hoạt động tín dụng. Thực hiện đúng quy chế, quy trình nghiệp vụ, đúng quy chế ủy quyền, phán quyết và thực hiện tập huấn bồi dưỡng và khuyến khích tự đào tạo để đáp ứng yêu cầu về tín dụng phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới.

- Tích cực, chủ động tiếp cận và lựa chọn các khách hàng theo hướng chú trọng vào các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, khách hàng trong các khu công nghiệp, khu chế xuất cỏ tình hình tài chính rõ ràng, lành mạnh, kinh doanh có lãi, có phương án SXKD khả thi, có vốn tự có tham gia và có tài sản đảm bảo nợ vay, đặc biết là các doanh nghiệp, các dự án phát triển kinh tế xã hội có sức cạnh tranh cao phục vụ tốt nhất và có hiệu quả nhất các chương trình phát triển kinh tế xã hội của thành phố.

- Từng bước thực hiện cơ cấu lại khách hàng theo hướng tăng tỷ trọng cho vay hỗ trợ sản xuất, kinh doanh đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tăng tỷ trọng cho vay bằng ngoại tệ đối với các khách hàng sản xuất hàng xuất khẩu, cân đối giữa nguồn huy động ngoại tệ và cho vay ngoại tệ để giảm thiểu rủi ro.

- Tăng cường phân tích, đánh giá, phân loại khách hàng để có định hướng quan hệ tín dụng, chính sách lãi suất phù hợp với từng nhóm khách hàng, kết hợp với chính sách phát triển sản phẩm và dịch vụ theo hướng đáp ứng tối đa nhu cầu hợp lý khách hàng. Nâng cao chất lượng công tác xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm minh bạch hóa hơn nữa chất lượng tín dụng.

- Tư vấn cho khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ ngay từ khi thành lập cho đến khi doanh nghiệp đi vào hoạt động SXKD ổn định. Giúp cho doanh nghiệp hoàn thiện các thủ tục hồ sơ pháp lý, tài chính, hồ sơ khoản vay, đảm bảo tiền vay

82

khi doanh nghiệp có nhu cầu cấp tín dụng thì việc thực hiện nhu cầu cho khách hàng với thời gian ngắn nhất.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tuân thủ theo quy chế, quy trình tín dụng ở tất cả các khâu trước, trong và sau khi cho vay. Thường xuyên đánh giá, phân tích thực trạng các khoản vay, đặc biệt là các khoản vay có tiềm ẩn rủi ro dẫn đến khả năng không thu được nợ, các khoản nợ quá hạn. Đặc biệt lưu ý trong cho vay và quản lý tín dụng đối với các DNNN chuyển đổi, sắp xếp lại. Giảm dần dư nợ xuống mức có thể kiểm soát được rủi ro đối với khách hàng có tình hình tài chính không lành mạnh, sản xuất kinh doanh không hiệu quả.

- Tiếp tục thực hiện rà soát, hoàn thiện lại thủ tục và hồ sơ pháp lý của các khoản vay và bổ sung các hình thức đảm bảo tiền vay đối với các doanh nghiệp còn có tài sản. Nghiên cứu đề xuất cơ chế đảm bảo tiền vay phù hợp với thực tế để tăng khả năng đảm bảo an toàn vốn vay.

- Thực hiện nghiêm túc quản lý nợ quá hạn, nợ xấu, tuân thủ việc định kỳ hạn điều chỉnh và gia hạn nợ theo đúng quy định. Phối hợp giữa các phòng ban liên quan để khắc phục tình trạng chuyển nợ quá hạn, nợ xấu chưa đúng thực chất. Trên cơ sở đó xác định chính xác nợ xấu để có cơ sở trích dự phòng rủi ro đúng quy định đảm bảo an toàn vốn và hiệu quả kinh doanh.

Một số mục tiêu chất lượng tín dụng cụ thể đến 2015: - Tăng trưởng tín dụng bình quân 17-18%

- Tỷ lệ nợ xấu < 3%

- Tỷ trọng dư nợ trung dài hạn/tổng dư nợ < 30% - Tỷ trọng dư nợ ngoài quốc doanh/tổng dư nợ > 80% - Tỷ trọng dư nợ cho vay DNVVN/tổng dư nợ > 60% - Tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo/tổng dư nợ 70% - Trích dự phòng rủi ro đủ theo quy định

83 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG BIDV CẦU GIẤY TRONG THỜI GIAN TỚI BIDV CẦU GIẤY TRONG THỜI GIAN TỚI

3.2.1. Xây dựng chính sách khách hàng phù hợp

Chính sách khách hàng sẽ bao gồm chính sách tiếp thị, chính sách về cấp tín dụng, chính sách lãi suất cho vay, chính sách bảo đảm tiền vay, chính sách về dịch vụ, phí dịch vụ. Trên cơ sở phương pháp lượng hóa đã được áp dụng trong xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, sử dụng kết quả xếp hạng làm căn cứ chính để áp dụng chính sách khách hàng bởi kết quả này đã tổng hợp các đánh giá (chỉ tiêu tài chính, phi tài chính) và phân định mức độ rủi ro của khách hàng. Cụ thể như sau:

- Xây dựng các chính sách phù hợp theo từng đối tượng khách hàng, xây dựng hệ thống quản lý, đánh giá khách hàng nhằm theo dõi phát triển và phục vụ tốt nhất cho những khách hàng hiện tại và các khách hàng tiềm năng.

- BIDV Cầu Giấy cần tập trung phục vụ nền khách hàng truyền thống mà Chi nhánh đang có như: khách hàng sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu, các doanh nghiệp sản xuất kinh thép inox, sản xuất bao bì, đây là những khách hàng có năng lực tài chính và trình độ quản lý tốt, có thị trường tiêu thụ ổn định, có khả năng chống đỡ tác động của khủng hoảng kinh tế.

- Tích cực tìm kiếm khách hàng mới, làm ăn có hiệu quả, đặc biệt lựa chọn những khách hàng phù hợp với điều kiện và khả năng của chi nhánh. Chi nhánh nên tiếp cận các khách hàng xuất khẩu, khách hàng có hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, khách hàng ngành nghề kinh doanh được nhà nước khuyến khích phát triển và trong năm 2012 có kết quả xếp hạng tối thiểu từ A trở lên đồng thời nâng tỷ trọng khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa, khách hàng cá nhân.

- Bên cạnh đó, đối với những khách hàng hoạt động không hiệu quả chi nhánh nên kiên quyết khéo léo giảm dần dư nợ hiện tại, cho vay trên cơ sở lựa chọn các dự án, phương án có nhu cầu đảm bảo được tính khả thi, nguồn trả nợ chắc chắn đồng thời tìm biện pháp tăng tài sản bảo đảm nhằm hạn chế rủi ro mất vốn.

84

- Đánh giá thực trạng dư nợ nhóm 2, nợ cơ cấu, lãi treo tại Chi nhánh trong đó xác định rõ khách hàng có khả năng chuyển lên nhóm 1 để áp dụng chính sách khách hàng phù hợp, các khách hàng khó có khả năng cải thiện nhóm nợ và có nguy cơ phát sinh nợ xấu, từ đó thu hẹp quy mô tín dụng đối với các khách hàng thuộc nhóm này.

Thực hiện tốt chính sách khách hàng sẽ tạo được mối quan hệ gần gũi giữa Chi nhánh và khách hàng, giúp Chi nhánh nắm bắt được nhu cầu của khách hàng vay vốn để có những biện pháp thích ứng kịp thời, đồng thời phát hiện những khó khăn trong hoạt động sử dụng vốn vay của khách hàng để tìm giải pháp giúp đỡ hỗ trợ nhằm hạn chế những rủi ro không lường trước được.

3.2.2. Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý, phù hợp với điều kiện của Chi nhánh và đáp ứng các yêu cầu của BIDV Chi nhánh và đáp ứng các yêu cầu của BIDV

BIDV Cầu Giấy cần đánh giá, xác định mức độ rủi ro theo từng sản phẩm, ngành nghề, lĩnh vực để thực hiện kiểm soát giới hạn cấp tín dụng tối đa đối với một số ngành lĩnh vực. Với đặc thù khách hàng của Chi nhánh nên phát triển giới hạn tín dụng với các khách hàng hoạt động lĩnh vực sản xuất thép inox, bao bì, thương mại. Tiếp tục kiểm soát chặt chẽ hoạt động tín dụng vào các lĩnh vực: Bất động sản, chứng khoán và cho vay tiêu dùng theo chỉ đạo của NHNN; Đẩy mạnh việc đánh giá, phân tích và xác định khách hàng, nhóm khách hàng mục tiêu theo các tiêu chí: Xếp hạng khách hàng, vốn điều lệ, tổng nợ phải trả/vốn chủ sở hữu, tỷ lệ tài sản đảm bảo trên tổng dư nợ cho vay, bảo lãnh, đặc biệt là khả năng trả nợ của khách hàng để có biện pháp ứng xử phù hợp.

- Kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, đặc biệt là hạn chế và kiểm soát chặt chẽ cho vay đối với khách hàng thuộc nhóm nợ xấu.

- Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về cho vay, phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng; không nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng.

85

- Cần phối kết hợp chặt chẽ các điều kiện tín dụng trong hợp đồng tín dụng như lãi suất, tỷ lệ vốn tự có tham gia phương án/dự án, các tài sản bảo đảm ... để đảm bảo lợi ích thu được phải tương xứng với mức độ rủi ro.

- Tuyệt đối tuân thủ giới hạn và các cơ cấu tín dụng được giao

3.2.3. Hoàn thiện quy trình cấp tín dụng

Theo mô hình TA2, hoạt động tín dụng được tách riêng thành 03 bộ phận riêng biệt là Quan hệ khách hàng; Quản lý rủi ro và Quản trị tín dụng. Trong đó:

- Bộ phận Quan hệ khách hàng với chức năng nhiệm vụ chính là tìm kiếm, tiếp nhận nhu cầu của khách hàng và đề xuất cấp tín dụng, đề xuất giải ngân (không quyết định cho vay);

- Bộ phận Quản lý rủi ro với chức năng nhiệm vụ chính là: Xem xét phê duyệt cấp tín dụng một cách độc lập trên cơ sở đề xuất cấp tín dụng của Bộ phận Quan hệ khách hàng.

- Bộ phận Quản trị tín dụng với chức năng chính là xem xét giải ngân cho khách hàng một cách độc lập trên cơ sở đề xuất giải ngân của bộ phận Quan hệ khách hàng. Đồng thời, bộ phận Quản trị tín dụng là bộ phận lưu trữ hồ sơ tín dụng.

Việc áp dụng mô hình TA2 trong hoạt động tín dụng như trên thì với mỗi nghiệp vụ cấp tín dụng hay giải ngân đều được xem xét bởi ít nhất hai bộ phận độc lập nhau, điều đó giúp hạn chế rất lớn rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Tuy nhiên khi hoạt động theo mô hình này do sự không rõ ràng trong phân công nhiệm vụ và trách nhiệm giữa các phòng trong quá trình cấp tín dụng nên còn gây không ít khó khăn như thủ tục cấp tín dụng còn rườm rà, không thống nhất quan điểm giữa các bộ phận. Để giải quyết vấn đề này thì BIDV Cầu Giấy cần phải nhanh chóng hoàn thiện quy trình tín dụng theo hướng tạo ra sự phối hợp tốt giữa các bộ phận QHKH, QTTD và QLRR trong quá trình cấp tín dụng như sau:

- Một là: Quy định rõ lại chức năng của bộ phận QHKH chịu trách nhiệm đầy đủ về kiểm tra nội dung, tính chất của hồ sơ giải ngân (tính hợp pháp, hợp lệ của

86

hóa đơn, chứng từ giải ngân, hợp đồng kinh tế...), bộ phận QTTD chịu trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ do cán bộ QHKH cung cấp so với các điều kiện đã được phê duyệt trong hợp đồng tín dụng, quyết định phê duyệt tín dụng.

- Hai là: Trước khi ban hành các quy trình mới nên rà soát lại hệ thống văn bản pháp luật được áp dụng trong quy trình, tránh trường hợp nhiều quy trình mới ban hành nhưng hệ thống văn bản pháp luật áp dụng trong quy trình đã hết hiệu lực gây nên những ý kiến bất đồng giữa các bộ phận về các điều kiện và thủ tục cấp tín dụng. Điều này ảnh hưởng đến khách hàng và gây tâm lý khó chịu cho khách hàng khi đáp ứng các thủ tục để được cấp tín dụng.

- Ba là: cần áp dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý hồ sơ tín dụng, số liệu tín dụng được lưu trữ để các bộ phận có thể tra cứu bất cứ lúc nào trong quá trình cấp tín dụng tránh việc mượn hồ sơ giữa các bộ phận làm kéo dài thời gian xét

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Cầu Giấy (Trang 88)