Tế bào chúng tôi dùng trong các công việc của luận văn này là dòng tế bào ung thƣ vú MCF-7, lần đầu tiên đƣợc phân lập vào năm 1970. MCF-7 là từ viết tắt của “Michigan Cancer Foudation-7”, ngày nay đƣợc biết đến là viện ung thƣ Barbara Ann Karmanos, nơi đầu tiên phân lập đƣợc dòng tế bào này bởi Herbert Soule cùng các đồng nghiệp. Dòng tế bào ung thƣ vú MCF-7 cùng với hai dòng tế bào ung thƣ vú phổ biến khác là T-47D và MDA-MB-231 chiếm hơn hai phần ba trong tất cả các loại tế bào ung thƣ vú25. Chính vì thế nhu cầu phát hiện dòng tế bào ung thƣ MCF-7 đƣợc ƣu tiên trong phát hiện chẩn đoán ung thƣ vú và đƣợc chọn để nghiên cứu trong đề tài này. MCF-7 đƣợc nuôi tại Phòng thí nghiệm Công nghê Sinh học Phân tử Trƣờng ĐH Khoa học Tự Nhiên Tp.HCM trong môi trƣờng nuôi cấy DMEM (Dulbecco's Modified Eagle Medium), đó là môi trƣờng phổ biến để nuôi cấy tế bào ung thƣ vú.
Tế bào đƣợc lấy ra, bảo quản lạnh, và chuyển về Phòng thí nghiệm Công nghệ Nano, ĐHQG TPHCM để tiến hành đo đạc trong ngày.
Phát hiện tế bào ung thƣ vú chỉ có giá trị thực tế nếu các tế bào đƣợc phát hiện trong mẫu máu (hay các môi trƣờng tƣơng tự) của bệnh nhân. Tuy nhiên để đạt đƣợc mục đích này là một công việc khó và lâu dài, đặc biệt là trong máu có chứa rất nhiều chất làm ảnh hƣởng đến khả năng phát hiện của SiNW FET. Do đây là đề tài đầu tiên
thực hiện trong lĩnh vực này, do đó trong luận văn này sẽ chỉ giới hạn việc phát hiện các TBUTV trong dung dịch đệm và với nồng độ tế bào cao để kiểm chứng khả năng phát hiện TBUTV bằng SiNW FET. Trƣớc khi đo các mẫu tế bào đƣợc pha loãng trong dung dịch đệm (buffer PBS) 0.1M với nồng độ tế bào là 105/mL dung dịch.