NIÊN TIỀN PHONG
Kết quả định giá Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong qua các phương pháp có khác nhau về giá trị doanh nghiệp nhưng về cơ bản không khác xa nhiều so với vốn nhà nước của Công ty tại thời điểm ngày 30/9/2006. Tuy nhiên, kết quả định giá vẫn còn một số hạn chế sau:
a. Hạn chế về xử lý tài chính trước khi định giá doanh nghiệp
Tính đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp thì công nợ phải thu của Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong theo giá trị sổ sách là 454.014.027.665 đồng, công ty phải tiến hành gửi thư xác nhận đối chiếu công nợ với khách hàng để xác nhận các khoản nợ trên sổ sách là đúng. Nhưng kết quả chỉ có khoảng 45% là có xác nhận của khách hàng, còn lại là không có hồi âm của khách hàng. Có nghĩa phần mà chưa có xác nhận của khách hàng là phần mà không chứng thực được khách hàng có nợ công ty hay không, hoặc có nợ nhưng không có khả năng thanh toán. Điều này cho thấy đây là một căn cứ có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả xác định giá trị doanh nghiệp.
Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong vẫn tồn tại những khoản công nợ không có khả năng thu hồi, rất khó trong vấn đề xử lý vì thiếu tài liệu, giấy tờ cần thiết để chứng minh. Có một số khách hàng có khoản nợ phải thu đã quá hạn từ 3 năm trở lên, khách nợ đang hoạt động nhưng kinh doanh thua lỗ liên tục và quá khó khăn, hoàn toàn không có khả năng thanh toán; theo quy định về xử lý các khoản nợ này: phải có Báo cáo tài chính của khách nợ hoặc có xác nhận của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp về tình hình tài chính. Rất khó có được các tài liệu chứng minh này vì không có quy định doanh nghiệp là khách nợ phải gửi Báo cáo tài chính của mình cho các chủ nợ; hơn nữa không thể có xác nhận của cơ quan quyết định thành lập
59
doanh nghiệp về tài chính của doanh nghiệp tư nhân là khách nợ. Đặc biệt với những khoản nợ là các UBND các xã, các khoản nợ từ nhiều năm và qua nhiều đời chủ tịch, nên không ai chịu nhận nợ. Những trường hợp này thì không đủ bằng chứng và giấy tờ chứng minh để xóa nợ.
b. Hạn chế trong việc lựa chọn phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp
Căn cứ vào báo cáo tài chính 2009, 2010, 2011, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn nhà nước bình quân trong 3 năm thấp hơn lãi suất trả trước của trái phiếu Chính phủ (quy đổi từ lãi suất trả sau) thời hạn 15 năm; căn cứ văn bản quy định hiện hành của Chính phủ thì việc xác định giá trị doanh nghiệp của Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong không được áp dụng theo phương pháp dòng tiền chiết khấu (DCF).
Với việc áp dụng hương pháp xác định giá trị doanh nghiệp bằng phương pháp DCF đòi hỏi rất nhiều giả định đưa ra để dự báo về doanh thu hay dòng tiền của doanh nghiệp trong tương lai. Những dự báo của tác giả dựa trên những thông tin nội tại của doanh nghiệp và các dự báo của ngành, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội. Nhưng tất cả những giả định này đều chưa được kiểm chứng.
Bên cạnh đó hệ thống số liệu thống kê chưa phát triển và có hệ thống; việc xác định các chỉ số bình quân của từng ngành (P/E, IRR…) là rất khó và không phải lúc nào cũng làm được
Theo quy định giá trị của doanh nghiệp xác định theo phương pháp DCF không được cao hơn giá trị doanh nghiệp xác định theo phương pháp tài sản. Vì vậy, Công ty phải tiến hành định giá doanh nghiệp theo cả phương pháp tài sản, sau đó làm căn cứ đối chiếu với phương pháp DCF. Như vậy, thời gian xác định giá trị doanh nghiệp bị kéo dài, và rất tốn kém về mặt tài chính.
60
c. Hạn chế do không xét đến giá trị thương hiệu
Định giá doanh nghiệp ít quan tâm đến khâu xác định giá trị thương hiệu của doanh nghiệp. Điển hình có những doanh nghiệp, khi định giá lúc đầu để cổ phần hóa khoảng mười tỷ đồng, nhưng khi mời tư vấn nước ngoai đến định giá, thì giá trị đích thực của doanh nghiệp (giá trị tài sản và giá trị thương hiệu) lên tới con số hàng trăm tỷ đồng.
Trong quá trình xác định giá trị doanh nghiệp Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong cũng không tính đến giá trị thương hiệu. Khi nhắc đến Nhựa Tiền Phong thì đó là thương hiệu của chất lượng, độ tin cậy trong lĩnh vực sản xuất bao bì và tấm lợp PC.
Để định giá thương hiệu của Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong là một việc khó, nhưng nếu không đưa giá trị thương hiệu để tính kết quả định giá doanh nghiệp sẽ làm thất thoát vốn Nhà nước và làm giảm giá trị thực tế của doanh nghiệp.
61 CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾT QUẢ ĐỊNH GIÁ CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG