Xây dựng quy trình định giá doanh nghiệp cho Công ty Cổ phần Nhựa

Một phần của tài liệu Định giá Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên tiền phong (Trang 70)

3.1. CÁC GIẢI PHÁP

Định giá doanh nghiệp là công việc rất quan trọng và phức tạp, ngay cả ở những nước mà thị trường vốn đã phát triển. Giá trị doanh nghiệp phải được xác định theo hướng gắn với thị trường, đó là giá trị thực tế của doanh nghiệp mà người bán và mua cổ phần đều có thể chấp nhận được. Người bán cổ phần là Nhà nước còn người mua cổ phần là cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp và các cổ đông bên ngoài doanh nghiệp. Vì vậy, giá trị doanh nghiệp phải được xác định hợp lý bằng phương pháp khoa học phù hợp với tình hình thực tế, chỉ như vậy mới đảm bảo được sự kết hợp hài hoà giữa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động trong doanh nghiệp.

Sau đây tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện kết quả định giá doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong như sau:

3.1.1. Xây dựng quy trình định giá doanh nghiệp cho Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong Nhựa Thiếu niên Tiền Phong

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp cần phải được xem xét trước khi tiến hành định giá từ yếu tố bên ngoài đến yếu tố bên trong cũng như xem xét môi trường kinh tế vĩ mô của Việt Nam, phân tích trên phương diện ngành, môi trường nội tại của doanh nghiệp để từ đó xác định các phương pháp định giá phù hợp.

62

Sơ đồ 3.1. Quy trình định giá doanh nghiệp

(Nguồn: Bộ Tài chính 2004)

3.1.1.1. Phân tích môi trường kinh tế vĩ mô Việt Nam

PHÂN TÍCH KINH TẾ VĨ MÔ

MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ PHÁP LUẬT MÔI TRƯỜNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ

MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA XÃ HỘI MÔI TRƯỜNG KINH TẾ

Tốc độ tăng trưởng kinh tế Tỷ giá hối đoái

Lãi suất Lạm phát

Tác động của hội nhập kinh tế

PHÂN TÍCH NGÀNH

Chu kỳ kinh doanh của ngành Đánh giá mức độ rủi ro của ngành kinh doanh

Phân tích triển vọng tăng trưởng của ngành

Tác động của hội nhập kinh tế

Phân tích về cạnh tranh ngành hiện tại

Các nguồn cung ứng ngành Áp lực cạnh tranh tiềm tàng

MÔI TRƯỜNG NỘI TẠI DOANH NGHIỆP Hiện trạng về tài sản và công nghệ

trong doanh nghiệp

Quan hệ giữa doanh nghiệp với các nhà cung cấp

Vị trí địa lý Trình độ quản lý

Trình độ tay nghề của người lao động, nhà quản lý GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP Phương pháp EVA Phương pháp DCF Phương pháp so sánh

Tính điểm tín nhiệm điều chỉnh giá trị doanh nghiệp

63

Kinh tế Việt Nam đã phải trả giá không nhỏ để kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế. Bên cạnh đó, việc thị trường bất động sản đóng băng, tín dụng đen hoành hành và gây ra những hệ lụy cũng là những tác động tiêu cực. Đặc biệt là xu hướng sản xuất công nghiệp tăng chậm lại do thiếu vốn vì chính sách thắt chặt tiền tệ, lãi suất vay cao... cũng là yếu tố kiềm chế sự tăng trưởng.

Nhưng mặc dù vậy thì kinh tế Việt nam vẫn có những tín hiệu khả quan. Điển hình là việc kiềm chế và kiểm soát nhập siêu đã giúp giảm quy mô tuyệt đối. Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20/11, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký mới đạt khoảng 9,9 tỷ USD, bằng khoảng 75% cùng kỳ. Tổng hợp cả số vốn tăng thêm, 11 tháng cả nước thu hút được gần 12,7 tỷ USD vốn FDI, giảm 16% so với cùng kỳ và chỉ hoàn thành 64% kế hoạch năm (20 tỷ USD). Theo Tổng cục Thống kê, lũy kế 11 tháng, nhập siêu cả nước đạt 8,9 tỷ USD, giảm 21% so với cùng kỳ và chiếm 10,2% kim ngạch xuất khẩu. so với Chính phủ đặt mục tiêu nhập siêu khoảng 16% kim ngạch xuất khẩu. Tăng trưởng tín dụng hiện đạt hơn 10%. Bội chi ngân sách đến 15/11 đạt gần 53 nghìn tỷ đồng, bằng 44% kế hoạch năm do Quốc hội đề ra. Đặc biệt, chi trả nợ và viện trợ hiện đạt 86,4 nghìn tỷ đồng, bằng 100,4% dự toán năm.

Theo nhận định chung thì cho đến nay, khó khăn đối với nền kinh tế cũng như cộng đồng doanh nghiệp là vẫn còn, song CPI đã cơ bản được kiềm chế thành công, kinh tế vĩ mô đã phát đi những tín hiệu về sự ổn định. Nếu như CPI những tháng đầu năm tăng mạnh, có tháng tăng tới hơn 3% thì trong 3 tháng trở lại đây, CPI đã được kiềm chế và thực sự trong vòng kiểm soát. Trong đó đáng lưu ý là liên tiếp tháng 10 và tháng 11/2011 CPI được kiểm soát ở mức thấp lần lượt là 0,36% và 0,39%.

Bên cạnh đó, 3 yếu tố là lãi suất, tỉ giá và giá vàng cũng đã được kiểm soát và ổn định. Cụ thể là đến nay, lãi suất đã giảm đáng kể xuống còn từ 17% - 19%, thậm chí ở nhiều khoản vay còn được ưu đãi thấp hơn nhiều. Bên cạnh đó tỉ giá cũng ổn định, thị trường chợ đen và tình trạng niêm yết hay

64

mua bán bằng USD đã được kiểm soát chặt chẽ. Giá vàng cũng đã cơ bản tiệm cận với mức giá thế giới. Một lưu ý khác là việc kiểm soát các yếu tố có khả năng tác động đến chi phí đầu vào của sản xuất cũng đã được thực hiện quyết liệt và chặt chẽ. Việc giá điện và giá xăng dầu không tăng là thành công đáng kể trong công tác quản lý. Tất cả những yếu tố này kích thích sự tăng trưởng trở lại của các ngành sản xuất.

3.1.1.2. Phân tích xu hướng ngành nhựa Việt Nam trong thời gian tới

a. Nhu cầu thị trường

Kể từ năm 2000 trở lại đây, ngành công nghiệp sản xuất nhựa của Việt Nam đã duy trì tốc độ tăng trưởng cao nhờ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu khẩu tăng mạnh. Tiêu thụ nhựa bình quân theo đầu người tại Việt Nam năm 1975 chỉ ở mức 1kg/năm và không có dấu hiệu tăng trưởng cho đến năm 1990. Tuy nhiên, kể từ năm 2000 trở đi, tiêu thụ bình quân đầu người đã tăng trưởng đều đặn và đạt ở mức 12kg/năm và đỉnh cao là năm 2008 là 34kg/người. Chính phủ hy vọng đến năm 2011 sức tiêu thụ bình quân đầu người sẽ là 40kg/năm. Tiêu thụ sản phẩm nhựa tăng đã tạo ra một làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành xây dựng, giao thông vận tải và các ngành sản xuất khác phát triển.

(đơn vị: kg/người)

Biểu đồ 3.1: Tiêu thụ sản phẩm nhựa bình quân theo đầu người tại Việt Nam

(Nguồn: Bộ Công thương)

65

Cũng giống như ngành nhựa thế giới, ngành Nhựa Việt Nam cũng đang phục hồi tốt sau khủng hoảng. Các yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến xu hướng chung của ngành Nhựa trong năm 2012 và các năm sau đó gồm có tốc độ hồi phục của nền kinh tế thế giới, đặc biệt tại các thị trường xuất khẩu, tăng trưởng của các ngành tiêu thụ sản phẩm nhựa như thực phẩm, xây dựng trong nước và trên thế giới, giá dầu và khí gas,

Xu hướng tăng trưởng tốt năm 2012: Những năm 2008-2009 khủng hoảng kinh tế, ngành Nhựa Việt Nam vẫn tiếp tục đạt tăng trưởng trên 20%, đóng góp không nhỏ vào nền công nghiệp của Việt Nam. Sản xuất tăng trung bình 18%/năm nhưng vẫn chưa đủ cho nhu cầu trong nước, dẫn tới nhập khẩu lớn nguyên liệu và sản phẩm nhựa. Xu hướng dần phục hồi của năm 2012 sẽ thấy rõ ở kim ngạch xuất khẩu nhựa của Việt Nam khi kinh tế tại các khu vực trên thế giới dần phục hồi. Ảnh hưởng của động đất và sóng thần Nhật Bản cũng được nhận định chỉ trong ngắn hạn và ít ảnh hưởng tới các doanh nghiệp sản xuất phụ tùng ô tô do chủ yếu phục vụ nội địa. Với nhu cầu nhựa của khu vực châu Á dự báo tăng trưởng trung bình 20%/năm, nhu cầu nhựa bình quân của Việt Nam trong năm 2012 có thể giữ mức tăng trưởng 15-20% hoặc hơn. Nhu cầu tại các thị trường xuất khẩu chủ đạo như Nhật Bản, Mỹ cũng sẽ tăng khoảng 5% trong năm tới, Trung Quốc tăng 15-20% nên sản lượng sản xuất nội địa có cơ sở tốt để tiếp tục tăng trưởng từ 15-20% trong năm 2012.

Sản phẩm nhựa và hạt nhựa nguyên phụ liệu (NPL) tiếp tục tăng giá: Với nhu cầu sản phẩm nhựa ngày càng cao trong nước và quốc tế, sản xuất trong nước vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Giá thành sản phẩm nhựa trong nước năm 2011 tăng tuy không mạnh bằng thế giới. Tuy nhiên, dự báo giá sản phẩm nhựa trong năm 2012 sẽ tăng mạnh hơn năm 2011 khoảng 5-10% (tức 25-30%) là do yếu tố lạm phát năm nay cao, giá dầu, giá điện, tỷ giá và giá NPL nhập khẩu đều tăng. Giá dầu dự báo sẽ tiếp tục tăng lên trên 100 USD/thùng năm 2012 và tình hình bất

66

ổn ở Trung Đông có nguy cơ kéo dài, đẩy giá NPL nhập khẩu đặc biệt là PE và PP. Đầu năm 2012, tỷ giá VND/USD được điều chỉnh tăng từ 19,800 VND lên 20,800 VND/USD, đồng VND mất giá sẽ có lợi cho các doanh nghiệp ít phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, có qui mô sản xuất lớn, xuất khẩu và chủ động hơn về giá bán.

Sản phẩm nhựa tái chế đã bắt đầu được các doanh nghiệp chú ý: Phân khúc nhựa tái chế cũng đang ngày càng phát triển tại Việt Nam với một số doanh nghiệp có lợi thế đi sau, sở hữu máy móc thiết bị hiện đại nhất trên thế giới như Nhựa Bảo Vân Trên thế giới, nguồn cung cho nhựa tái chế (PET) vẫn chưa đủ và đây là tiềm năng lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam có khả năng sản xuất mặt hàng này. Cũng như trên thế giới, dòng sản phẩm tái chế sẽ có tăng trưởng mạnh trong nước trong các năm tới.

c. Khó khăn đối với Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong trong ngành nhựa

- Các doanh nghiệp ngành nhựa hiện nay phổ biến là tư nhân nên tính liên kết và đoàn kết giữa các doanh nghiệp trong cùng một lĩnh vực sản xuất không cao và rời rạc, thiếu sự hợp tác mà hậu quả của nó là những cạnh tranh không lành mạnh về giá…Hơn nữa cơ chế của các doanh nghiệp này cũng luôn chủ động và linh hoạt hơn đối với doanh nghiệp vẫn còn yếu tố nhà nước chi phối như Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong.

- Năng lực sản xuất chưa đủ lớn, còn nhiều hạn chế về quy mô sản xuất, máy móc thiết bị còn lạc hậu, số thiết bị của các nước tiên tiến chiếm tỷ lệ nhỏ nên việc đón nhận các đơn hàng lớn hết sức khó khăn.

- Chưa có sự chuẩn bị toàn diện và đầy đủ để ứng phó kịp thời với những rào cản thương mại phi thuế quan từ những quốc gia nhập khẩu truyền thống như việc áp dụng chống bán phá giá, chống trợ cấp.

67 về kỹ thuật.

- Do không chủ động về nguồn nguyên liệu nhựa nên ảnh hưởng đến giá thành sản xuất, làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm.

Một phần của tài liệu Định giá Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên tiền phong (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)