Môt số giải pháp về chính sách

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng, giải pháp và tiềm năng trong phát triển chăn nuôi lợn nái, lợn thịt ở xã Sơn Lĩnh, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. (Trang 55)

IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

00 Bảng 21 cho thấy, trong 1 hộ chăn nuôi có 37 hộ tự sản xuất con giống để

4.7 Môt số giải pháp về chính sách

Để phát triển chăn nuôi, bên cạnh các giải pháp về kỹ thuật cần có một số giải pháp về chính sách nhằm hỗ trợ vốn, hỗ trợ kỹ thuật, động viên khuyến khích nông dân phát triển chăn nuôi, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

*Có chính sách vay vốn ưu đãi, hỗ trợ kỹ thuật miễn phí cho người nông dân:

Hiện nay, ở xã Hòa Tân Đông các hộ nghèo và các hộ có mức sống còn thiếu vốn để phát triển chăn nuôi. Thực tế hiện nay các kênh cho nông dân vay vốn thủ tục còn phức tạp, lãi suất cho vay còn cao, số lượng cho vay ít, thời hạn cho vay vốn của Ngân hàng ngắn. Do đó người nông dân vẫn thiếu vốn để đầu tư cho chăn nuôi.

- Mặt khác do trình độ về kỹ thuật chăn nuôi còn hạn chế, năng suất thấp, lợi nhuận đưa lại từ chăn nuôi chưa cao đồng thời do công tác chăm sóc, nuôi dưỡng chưa tốt nên rủi ro cao. Do đó người nông dân chưa mạnh dạn vay vốn nhiều để đầu tư cho chăn nuôi.

Từ thực tế trên đòi hỏi Chính quyền cần có một chính sách cho vay vốn ưu đãi, hỗ trợ kỹ thuật miễn phí cho nông dân đặc biệt là nông dân nghèo để người nông dân có được điều kiện cần và đủ để phát triển chăn nuôi.

Mục đích của giải pháp này là cung cấp đủ vốn cần thiết và kỹ thuật chăn nuôi cho người nông dân. Bên cạnh đó với nhu cầu cấp thiết cần sớm cải tạo đàn lợn giống của địa phương. UBND xã cần trích một phần ngân sách hợp lý đầu tư cho công tác giống, chính quyền cần có một số chính sách khen thưởng khuyến khích các hộ nông dân có mô hình chăn nuôi đạt hiệu quả cao.

* Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi

Thị trường là yếu tố rất quan trọng có tác dụng kích thích, thúc đẩy sự phát triển của sản xuất. Thực tế ở địa phương thị trường tiêu thụ chủ yếu của ngành chăn nuôi lợn vẫn là thị trường nội địa, mang tính chất tự cung tự cấp, kênh tiêu thụ chủ yếu của hộ chăn nuôi là bán tại nhà qua tay lái buôn, do vậy người nông dân thường bị ép giá, lãi suất bị hạn chế không khuyến khích được sản xuất.

Nhu cầu tiêu thụ nội địa với mức thấp nếu người nông dân đầu tư chăn nuôi nhiều sẽ gây ra tình trạng thừa, cung vượt hơn cầu, sản phẩm làm ra sẽ không bán được, sản xuất thua lỗ, chăn nuôi bị đình trệ.

Mục đích của giải pháp này là giúp cho người nông dân bán được kịp thời sản phẩm với giá có lãi.

Chính quyền cần năng động tổ chức sản xuất theo hướng hàng hóa, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm cho địa phương mình. Muốn giải quyết được việc này, điều

quan trọng trước hết phải là tổ chức sản xuất có sản phẩm chăn nuôi nhiều với chất lượng cao đồng thời tìm các thị trường để tiêu thụ thường xuyên, lâu dài cho địa phương mình.

Thường xuyên và tăng cường cung cấp thông tin về thị trường thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để người dân nắm bắt.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng, giải pháp và tiềm năng trong phát triển chăn nuôi lợn nái, lợn thịt ở xã Sơn Lĩnh, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w