Một số giải pháp về kỹ thuật

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng, giải pháp và tiềm năng trong phát triển chăn nuôi lợn nái, lợn thịt ở xã Sơn Lĩnh, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. (Trang 52)

IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

00 Bảng 21 cho thấy, trong 1 hộ chăn nuôi có 37 hộ tự sản xuất con giống để

4.6.2. Một số giải pháp về kỹ thuật

- Cải tạo đàn lợn nái, kiên quyết loại bỏ những nái không rõ nguồn gốc, không đảm bảo về các tiêu chuẩn kỹ thuật, tăng cường đàn lợn nái Móng cái. Lợn nái Móng cái có ưu điểm dễ nuôi, tính chống chịu cao, phù hợp với điều kiện kinh tế, khí hậu thời tiết ở địa phương.

Đồng thời với việc xây đựng đàn lợn nái Móng cái từng bước đưa thí điểm một số nái ngoại có chất lượng cao vào sản xuất.

Xây dựng mô hình nái ngoại ở một số gia đình có điều kiện để chăn nuôi thí điểm, sau đó rút kinh nghiệm phổ biến nhân rộng cho các năm tiếp theo.

- Cải tạo đàn lợn đực giống: Loại bỏ ngay những đực giống không có nguồn gốc, đưa hai loại lợn ngoại Landrace và Yorkshire vào địa phương để tiến hành lai cải tạo đàn lợn ở địa phương. Để thực hiện được giải pháp trên cần có công tác dịch vụ cung cấp giống đảm bảo kỹ thuật cho bà con nông dân. Hỗ trợ vốn và kỹ thuật khuyến khích hộ nông dân thực hiện, tăng cường công tác thụ tinh nhân tạo nguồn giống lấy từ các trung tâm giống của Tỉnh.

Khuyến cáo bà con nông dân khi mua lợn giống cần có sự lựa chọn, cần hiểu rõ nguồn gốc giống, không sử dụng các loại lợn không đảm bảo chất lượng đưa vào sản xuất.

* Chương trình về thức ăn.

Qua kết quả điều tra và thực tế cho thấy nhiều nguồn thức ăn còn bị lãng phí, bà con nông dân chưa biết các kỹ thuật chế biến nhằm nâng cao giá trị dinh dưỡng của thức ăn hiện có cho lợn.

Chương trình thức ăn cần tập trung các vấn đề sau:

Hòa tân đông là xã đồng bằng, thuần nông trong nông nghiệp. Do đó thế mạnh là các loại thức ăn như cám, gạo,sắn, ngô... rất nhiều nguồn thức ăn này nếu biết chế biến thì sẽ đem lại hiệu quả rất cao.

- Sắn sử dụng được cả khô và tươi, vào mùa thu hoạch sắn củ, loại tốt đem sát mỏng, phơi khô để dành, loại sắn nhỏ nghiền mịn ủ chua (nguyên liệu sắn nghiền nhỏ trộn với muối ăn tỷ lệ 0,5% sau đó đem ủ yếm khí) cho lợn ăn dần. Loại sắn ủ chua này làm thức ăn cho lợn rất tốt.

Sắn khô nghiền mịn làm nguyên liệu chủ yếu cho các công thức trộn thức ăn cho lợn ngoại, lợn F1 sử dụng rất tốt.

- Ngô nghiền bột là loại thức ăn tốt giàu dinh dưỡng cho lợn. Cũng như bột sắn, bột ngô làm nguyên liệu chính phối trộn thức ăn cho các loại lợn đưa lại hiệu quả chăn nuôi cao.

- Cám gạo là nguồn thức ăn tốt dùng để chăn nuôi lợn, gạo có thể chế biến bằng nhiều cách để tăng hiệu quả và làm lượng dinh dưỡng như ủ lên men rượu, dùng gạo nấu rượu lấy sản phẩm hèm rượu chăn nuôi lợn cũng rất tốt.

Ngoài ra với diện tích mặt nước khá lớn, vùng sinh thái đồng bằng còn đẩy mạnh việc nuôi trồng thủy sản, từ nguồn phụ phẩm đó dùng để chăn nuôi lợn có giá trị dinh dưỡng cao. Để tăng hàm lượng thức ăn khoáng, đạm cho chăn nuôi, khuyến cáo bà con mua các loại cá có chất lượng kém ủ mắm làm nguồn thức ăn để dành cho lợn ăn vào mùa mưa rất tốt.

- Trong kỹ thuật chế biến thức ăn cho lợn tuyên truyền vận động bà con bỏ dần thói quen nấu cám, gạo, rau cho lợn ăn rất lãng phí về công và dinh dưỡng trong thức ăn. Ngoài ra bằng cách xen canh gối vụ trồng các loại rau, đặc biệt là cây khoai lang để tăng hàm lượng chất thô, xanh, vitamin cho lợn. Ngoài các kỹ thuật sử dụng chế biến các loại thức ăn, các hộ nông dân cần có kế hoạch cụ thể để chủ động về nguồn thức ăn đảm bảo đủ số lượng và chất lượng phục vụ cho việc chăn nuôi trong suốt cả năm. Từng bước đưa thức ăn công nghiệp vào chăn nuôi, trước hết khuyến khích bà con trộn thêm thức ăn đậm đặc vào khẩu phần ăn của lợn giai đoạn vỗ béo để xuất chuồng. Các hộ kinh tế khá có khả năng đầu tư từng bước đưa loại thức ăn công nghiệp vào chăn nuôi theo phương thức chăn nuôi có kỹ thuật tiên tiến, song song với việc đầu tư thức ăn công nghiệp vào chăn nuôi, thì vấn đề công tác giống, đầu tư xây dựng chuồng trại phải bảo đảm kỹ thuật và đồng bộ.

*Chăm sóc nuôi dưỡng

Việc chăm sóc nuôi dưỡng hiện nay còn nhiều hạn chế, chuồng trại chưa đảm bảo, người chăn nuôi chưa chú trọng việc chăm sóc và nuôi dưỡng lợn đúng kỹ thuật. Về chuồng trại cần cải tiến loại chuồng xây như hiện nay để tạo sự thoáng mát, khô ráo sạch sẽ cho lợn. Từng bước đưa các mô hình chuồng lợn có sàn rỗng, dưới có nền thoát nước tốt, mái cao, thoáng đảm bảo kỹ thuật để lợn tránh được nóng bức, ẩm thấp về mùa hè, tránh lạnh về mùa đông.

Vùng đồng bằng thường bị lũ về mùa mưa, trong mỗi hộ gia đình cần để dành một diện tích chuồng nhất định xây nền cao để tránh lũ cho lợn khi cần thiết, xử lý phân, nước thải đảm bảo kín, gọn, sạch không gây ô nhiễm môi trường.

Tận dụng các loại nguyên liệu hiện có như gỗ, tre để làm mái, hạn chế việc dùng tấm lợp bia rô xi măng, lợp cho chuồng lợn. Cần hướng dẫn cho nông dân các quy trình kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng vật nuôi tốt hơn.

* Công tác thú y.

Tăng cường công tác tiêm phòng các loại bệnh thường gặp, thường xuyên tẩy sinh trùng đúng định kỳ cho đàn lợn của xã.

Hướng dẫn bà con nông dân thực hiện tốt các quy trình về vệ sinh phòng dịch bệnh. Thực tế hiện nay các hộ nông dân còn xem nhẹ việc tiêm phòng bệnh cho đàn lợn, chỉ khi nào dịch bệnh xảy ra mới gọi thú y tới điều trị, vừa gây tốn kém về kinh tế, hiệu quả chăn nuôi thấp và khi dịch xảy ra khó dập tắt. Tư tưởng này của nông dân cần sớm được tuyên truyền vận động để thay đổi đồng thời cần tăng cường công tác quản

lý kiểm dịch đối với hộ giết mổ lợn trên địa bàn, sớm xử lý đúng không để dịch bệnh lây lan.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng, giải pháp và tiềm năng trong phát triển chăn nuôi lợn nái, lợn thịt ở xã Sơn Lĩnh, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w