3.1. Đối tượng điều tra.
Đàn lợn nái và lợn thịt ở xã Sơn Lĩnh.
3.2. Địa điểm nghiên cứu
Xã Sơn Lĩnh, Huyện Hương Sơn, Tĩnh Hà Tĩnh.
3.3. Thời gian nghiên cứu.
Từ ngày 05/12/2009 đến 09/05/2010.
3.4.1. Khả năng sinh sản của lợn nái.
- Số lợn nái /hộ. - Số lứa đẻ (thứ mấy).
- Giống lợn nái (F1, MC, khác). - Tuổi động dục lần đầu (ngày). - Trọng lượng động dục lần đầu (kg). - Số con đẻ ra/lứa
- Trọng lượng sơ sinh bình quân: Là trọng lượng cân được của toàn ổ đem chia cho số con đẻ ra.
- Số con cai sữa/lứa: Là số con còn lại cai sữa.
- Khoảng cách hai lứa đẻ: Là khoảng cách thời gian tính từ ngày đẻ lứa trước đến lần đẻ kế tiếp.
-Thời gian động dục sau khi đẻ: Là thời gian tính từ ngày đẻ lứa trước đến lần động dục kế đó.
- Trọng lượng cai sữa bình quân: Là trọng lượng cân được của toàn ổ đem chia cho số con còn lại cai sữa.
3.4.2.Tình hình chăn nuôi lợn thịt.
- Số con lợn thịt trên hộ. - Giống lợn thịt (F1, F2, Khác) - Tuổi khi đưa vào nuôi thịt (ngày). - Trọng lượng khi đưa vào nuôi thịt (kg).
- Nguồn gốc lợn giống (Tự sản xuất, mua trong địa phương, mua ngoài địa phương).
- Thời gian nuôi (tháng). - Trọng lượng khi bán (kg). - Tăng trọng (g/ngày). - Giá bán (đồng).
3.4.3. Thức ăn:
- Thức ăn giàu protein như: Thức ăn đậm đặc, bột cá, khô dầu lạc, thức ăn chế biến khác.
- Thức ăn giàu năng lượng: Gạo, cám, bột ngô, bột sắn, khoai. - Thức ăn xanh: Rau, lá khoai lang, lá sắn...
- Thức ăn bổ sung khác.
3.4.4. Chuồng trại.
- Chuồng bán kiên cố. - Chuồng tạm bợ.
3.4.5. Tình hình thú y, dịch bệnh.
- Công tác thú y trong xã đã được quan tâm, toàn xã có 3 thú y viên, 1 thú y trưởng, đều có trình độ trung cấp trở lên. Các thú y viên có tinh thần trách nhiệm cao, chửa lành ngay các con vật ốm khi có yêu cầu của dân. Co tập huấn cho nhân dân biết và phất hiện sớm các biểu hiên về bệnh lý kịp thời báo cho thú y có biện pháp xử lý.