Xuất giải pháp về nguồn lực

Một phần của tài liệu báo cáo nghiên cứu giải pháp tăng cường hiệu quả tham vấn doanh nghiệp trong đàm phán các hiệp định thương mại tự do (Trang 83)

I. Hoạt động tham vấn chính sách thƣơng mại trên thế giới và những bài học kinh

7. xuất giải pháp về nguồn lực

Bên cạnh lý do về cơ chế, một nhóm lý do quan trọng khác ảnh hƣởng đáng kể tới hiệu quả của hoạt động tham vấn chính sách TMQT đƣợc nhắc đến: vấn đề nguồn lực.

Trong khá nhiều trƣờng hợp, thiếu nguồn lực là nguyên nhân dẫn tới những hạn chế về số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng của các hoạt động tham vấn. Tìm kiếm giải pháp để tăng cƣờng nguồn lực nhằm hỗ trợ, thúc đẩy và hiện thực hóa các ý tƣởng tham vấn và nâng cao chất lƣợng của ý kiến tham vấn là rất cần thiết.

Nhìn từ góc độ “nguồn lực”, vì tham vấn đòi hỏi sự trao đổi thông tin giữa cơ quan có thẩm quyền với doanh nghiệp nên nguồn lực cho tham vấn thực chất là nguồn lực phục vụ cho quá trình này, bao gồm: nguồn lực về thông tin (trực tiếp) và nguồn lực để tổ chức các hoạt động trao đổi thông tin (gián tiếp). Các đề xuất giải pháp cho vấn đề nguồn lực cũng đƣợc phân nhóm theo 02 loại này.

7.1. Giải pháp tăng cường nguồn lực thông tin

Nguồn thông tin đầy đủ, nhiều chiều và thực chất sẽ là căn cứ quan trọng để việc tham vấn có hiệu quả. Mặc dù phạm vi thông tin cần thiết phục vụ tham vấn có thể là rất rộng, cốt lõi của thông tin vẫn là những nội dung đƣợc trao đổi, thảo luận trong các đàm phán thƣơng mại liên quan. Nói cách khác, trong mọi tham vấn, văn bản dự thảo đàm phán là loại thông tin cốt lõi cần có, đặc biệt đối với ngƣời đƣợc tham vấn.

Chỉ có trên cơ sở nội dung dự thảo, các hiệp hội doanh nghiệp cũng nhƣ doanh nghiệp mới có thể thực hiện những công việc cần thiết phục vụ tham vấn nhƣ: đánh giá tác động tiềm tàng của các quy định trong dự thảo đối với ngành mình, dự kiến triển vọng phát triển của mình trong bối cảnh pháp lý và môi trƣờng kinh doanh mới theo những gì đƣợc dự kiến trong dự thảo, từ đó xây dựng các quan điểm về từng nội dung cụ thể của dự thảo và đƣa ra các ý kiến đề xuất về phƣơng án đàm phán chi tiết tƣơng ứng.

Cùng với đó, những thông tin từ các góc độ khác nhau trong các nghiên cứu khoa học, các khảo sát/điều tra thực tiễn, các bài viết/bình luận của chuyên

84 gia ... về các tác động khác nhau của những quy định dự kiến trong dự thảo cũng sẽ đóng góp quan trọng vào quá trình đƣa ra ý kiến tham vấn của doanh nghiệp cũng nhƣ quá trình cân nhắc tiếp thu các ý kiến của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền.

Giải pháp tăng cƣờng thông tin thực chất là khá đơn giản: Thông tin cốt lõi (bao gồm dự thảo và các tài liệu liên quan tới dự thảo) là những thông tin vốn đã nằm trong tay các cơ quan đàm phán, vì vậy, vấn đề chỉ còn là ở việc cơ quan đàm phán chủ động cung cấp các thông tin này cho doanh nghiệp.

Do đó, mấu chốt của đề xuất này là:

- Tính minh bạch: Cần coi dự thảo cũng nhƣ những thông tin liên quan tới dự thảo (trừ phƣơng án đàm phán) là thông tin không mật và đƣợc phép công khai; và

- Cơ quan đàm phán có trách nhiệm cung cấp các thông tin này công khai trên websites hoặc các công cụ có thể tiếp cận rộng rãi khác (chứ không phải chỉ trong khuôn khổ các tham vấn cụ thể) để tất cả các doanh nghiệp và các đối tƣợng liên quan đều có thể tiếp cận và sử dụng làm căn cứ để thực hiện các hoạt động phục vụ tham vấn liên quan.

Việc này thực chất cũng tƣơng tự nhƣ việc công khai thông tin phục vụ tham vấn của các cơ quan soạn thảo văn bản pháp luật nội địa trong quy trình soạn thảo quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Vì vậy, nó hoàn toàn hợp lý (về logic lý thuyết) và khả thi (từ góc độ thực tế).

Hơn nữa, do các thông tin này đều đã đƣợc các cơ quan đàm phán quản lý tập hợp, quản lý (phục vụ cho quá trình đàm phán), việc cung cấp các thông tin này không đòi hỏi chi phí đáng kể nào và hoàn toàn khả thi.

7.2. Giải pháp tăng cường nguồn lực vật chất

Liên quan tới các hoạt động tham vấn và phục vụ tham vấn, bên cạnh nguồn thông tin có sẵn và không mất phí (trong phạm vi thẩm quyền của cơ quan Nhà nƣớc), để có các thông tin khác phục vụ cho việc phân tích và đƣa ra ý kiến tham vấn, doanh nghiệp/hiệp hội cần tiến hành một số hoạt động nhất định (nghiên cứu, khảo sát, điều tra...). Trong một lĩnh vực phức tạp nhƣ chính sách TMQT, các hoạt động này đòi hỏi một nguồn lực vật chất đáng kể.

Cùng với đó, các hoạt động để chuyển tải các ý kiến của doanh nghiệp, hiệp hội tới cơ quan Nhà nƣớc theo các hình thức khác nhau (tọa đàm trao đổi,

85 hội thảo diện rộng, họp diện hẹp, các chiến dịch báo chí....) đòi hỏi những chi phí không nhỏ.

Trong hoàn cảnh hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều là doanh nghiệp nhỏ và vừa, không dự kiến bất kỳ nguồn quỹ sẵn có nào cho các hoạt động mang tính vĩ mô phức tạp nhƣ thế này, các hiệp hội doanh nghiệp thì nhỏ, nguồn lực cho hoạt động bình thƣờng còn khó khăn, những chi phí cần thiết cho những hoạt động phục vụ tham vấn các hiệp định TMQT nói trên là những gánh nặng lớn, những thách thức không dễ vƣợt qua.

Đối với các cơ quan Nhà nƣớc, việc tổ chức các sự kiện lấy ý kiến cộng đồng doanh nghiệp cũng đòi hỏi phải có nguồn kinh phí nhất định.

Vì vậy, việc tìm kiếm giải pháp để hỗ trợ nguồn lực tài chính cho các hoạt động tham vấn này từ cả góc độ của cơ quan nhà nƣớc và doanh nghiệp là rất quan trọng.

- Về nguồn lực vật chất cho cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền liên quan tới đàm phán: Cùng với việc quy định trách nhiệm tham vấn cộng đồng nói chung và doanh nghiệp nói riêng của các Cơ quan đàm phán, thẩm định, thông qua/phê chuẩn các hiệp định, Chính phủ cần có dự kiến về khoản kinh phí để các cơ quan này thực hiện nhiệm vụ nói trên.

- Về nguồn lực vật chất cho các doanh nghiệp: Trong một nền kinh tế định hƣớng thị trƣờng, Nhà nƣớc không thể có nguồn lực cũng nhƣ cơ chế nào để tài trợ cho tất cả các doanh nghiệp thực hiện việc tham vấn chính sách TMQT. Điều này là không bàn cãi. Mặc dù vậy, việc hỗ trợ nguồn lực tài chính cho các hiệp hội doanh nghiệp, chủ thể đƣợc cho là đại diện tập trung cho lợi ích của doanh nghiệp trong các ngành cụ thể, để các hiệp hội này thực hiện các hoạt động phục vụ tham vấn và có tham vấn hiệu quả là rất cần thiết.

Một phần của tài liệu báo cáo nghiên cứu giải pháp tăng cường hiệu quả tham vấn doanh nghiệp trong đàm phán các hiệp định thương mại tự do (Trang 83)