Các đề xuất giải pháp về cơ chế

Một phần của tài liệu báo cáo nghiên cứu giải pháp tăng cường hiệu quả tham vấn doanh nghiệp trong đàm phán các hiệp định thương mại tự do (Trang 75)

I. Hoạt động tham vấn chính sách thƣơng mại trên thế giới và những bài học kinh

6. Những giải pháp nhằm tăng cƣờng hiệu quả tham vấn doanh nghiệp trong đàm

6.1. Các đề xuất giải pháp về cơ chế

So với các giải pháp khác đƣợc đề xuất trong nghiên cứu này, nhóm giải pháp về cơ chế tƣơng đối đặc biệt. Sự đặc biệt này xuất phát từ những đặc trƣng riêng liên quan tới cơ chế pháp lý cho bất kỳ hoạt động nào ở Việt Nam,khác với các nƣớc trên thế giới, đặc biệt là các nƣớc có hoạt động vận động hành lang mạnh mẽ.

Đối với thế giới, một cơ chế cụ thể, đầy đủ, và có sự kiểm soát cao có thể là cần thiết nhƣng không phải để thúc đẩy việc tham vấn mà chủ yếu là để tiết chế hoạt động này trong những khuôn khổ nhất định nhằm đảm bảo rằng các doanh nghiệp tham vấn không lợi dụng hoạt động này để làm ảnh hƣởng đến lợi ích của xã hội (đặc biệt là của các nhóm yếu thế) hoặc tác động tiêu cực tới sự vận hành minh bạch và công bằng của bộ máy nhà nƣớc liên quan. Một cơ chế vì mục tiêu ngƣợc lại (buộc các cơ quan Nhà nƣớc phải thực hiện các nghĩa vụ tham vấn để thúc đẩy và khuyến khích các chủ thể tham vấn) hầu nhƣ không đặt ra ở các nƣớc phát triển và có trình độ dân trí cũng nhƣ thông lệ sinh hoạt chính trị dân chủ phát triển bởi đây đƣợc coi là yêu cầu đƣơng nhiên, không bàn cãi. Hơn nữa, với nguyên tắc pháp luật “đƣợc làm tất cả những gì luật pháp không cấm”, các doanh nghiệp nói riêng và cộng đồng nói chung ở các nƣớc này trên thực tế cũng không cần tới các cơ chế để tiến hành việc vận động, tham vấn với các cơ quan có thẩm quyền.

Đối với các nƣớc đang phát triển hoặc mới chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa nhƣ Việt Nam, vấn đề dƣờng nhƣ diễn biến theo chiều ngƣợc lại. Các cơ quan đàm phán có thẩm quyền hầu nhƣ bao trùm toàn bộ quá trình đàm phán, và chỉ thực hiện nghĩa vụ nào đó nếu đó là yêu cầu bắt buộc của pháp luật. Các doanh nghiệp hoặc là hành xử theo nguyên tắc “làm những gì pháp luật cho phép” hoặc là theo nhận định rằng những ý kiến của mình không có tác động gì tới việc hoạch định chính sách, và vì vậy hầu nhƣ chƣa quan tâm tới việc cho ý kiến khi nhà nƣớc tham vấn, chƣa nói tới chuyện chủ động tìm cách chuyển tải các ý kiến của mình tới cơ quan đàm phán bằng nguồn lực của chính mình.

Vì vậy, giải pháp về cơ chế đối với Việt Nam nhằm tăng cƣờng hiệu quả của việc tham vấn chính sách TMQT cần đi theo chiều từ trên xuống, nhằm một

76 mặt gây sức ép để các cơ quan đàm phán buộc phải thực hiện việc tham vấn, mặt khác thúc đầy, khuyến khích doanh nghiệp lên tiếng trong các vấn đề này.

Một phần của tài liệu báo cáo nghiên cứu giải pháp tăng cường hiệu quả tham vấn doanh nghiệp trong đàm phán các hiệp định thương mại tự do (Trang 75)