Tình hình trƣớc QĐ 06/2012/QĐ-TTg Giai đoạn đàm phán WTO, các FTAs

Một phần của tài liệu báo cáo nghiên cứu giải pháp tăng cường hiệu quả tham vấn doanh nghiệp trong đàm phán các hiệp định thương mại tự do (Trang 29)

III. Hiện trạng cơ chế tham vấn chính sách TMQT ở VN

1.Tình hình trƣớc QĐ 06/2012/QĐ-TTg Giai đoạn đàm phán WTO, các FTAs

các FTAs trong khu vực ASEAN

Nhƣ đã đề cập, trƣớc 06/2012/QĐ-TTg, các văn bản pháp luật có liên quan tới việc hoạch định chính sách, đàm phán, ký kết/gia nhập các điều ƣớc quốc tế nói chung và các hiệp định TMQT nói riêng đều không có một quy định nào về việc tham vấn công chúng hay cộng đồng doanh nghiệp trong quá trình này.

Luật Ký kết, Gia nhập và Thực hiện Điều ước quốc tế 2005, văn bản luật

30 quốc tế nói chung và các cam kết TMQT nói riêng không có quy định hay cơ chế nào để công chúng mà đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp đƣợc tham gia, có tiếng nói hay đƣợc trình bày trƣớc các cơ quan đàm phán về:

- Năng lực cạnh tranh, khả năng khai thác các thị trƣờng nội địa và xuất khẩu của mình, của ngành mình;

- Các nguy cơ và lợi ích trực tiếp cũng nhƣ gián tiếp của ngành khi tiếp cận từng thị trƣờng nƣớc ngoài cũng nhƣ ở trong nƣớc;

- Các quan ngại khác liên quan đến việc mở cửa thị trƣờng nội địa và/hoặc tiếp cận thị trƣờng nƣớc ngoài.

Điều 9.2 Luật Ký kết, Gia nhập và Thực hiện Điều ƣớc quốc tế chỉ có quy định chung theo đó “Trước khi đề xuất với Chính phủ về việc đàm phán, ký kết

điều ước quốc tế, cơ quan đề xuất phải lấy ý kiến kiểm tra bằng văn bản của Bộ Ngoại giao…, ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp… và ý kiến các cơ quan, tổ chức hữu quan”. Không có giải thích nào về tính “hữu quan” của cơ quan, tổ chức

đƣợc lấy ý kiến, vì vậy trên thực tế việc này chỉ giới hạn ở các Bộ, ngành (cơ quan quản lý Nhà nƣớc liên quan), việc mở rộng đến các đối tƣợng khác hoàn toàn phụ thuộc vào cách giải thích và thông lệ làm việc của đơn vị liên quan. Đứng từ góc độ này, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ghi nhận một quy trình mở hơn, cầu thị và dân chủ hơn trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật nội địa so với Luật Ký kết và Gia nhập Điều ƣớc quốc tế (một văn bản có ý nghĩa tƣơng tự liên quan đến việc thiết lập các chính sách, cam kết quốc tế).

Quyết định 174/2007/QĐ-TTg ngày 19/11/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ

về việc kiện toàn bộ máy Ủy ban quốc gia về Hợp tác Kinh tế quốc tế và Quyết định 30/2003/QĐ-TTg ngày 21/2/2003 ban hành Quy chế làm việc của Đoàn đàm phán Chính phủ về Kinh tế - TMQT, hai văn bản pháp luật duy nhất về vấn đề đàm phán TMQT cho đến thời điểm hiện nay cũng không có bất kỳ quy định nào về việc tham vấn, lấy ý kiến của đối tƣợng chịu tác động mà cụ thể là cộng đồng doanh nghiệp.

Sự thiếu vắng một cơ chế chính thức để cộng đồng doanh nghiệp tham gia vào quá trình này cũng là một lý do đáng kể dẫn tới tình trạng đàm phán thƣơng mại là độc quyền, là bí mật của Nhà nƣớc, cộng đồng doanh nghiệp không đƣợc thông báo, cũng không đƣợc phép tham gia vào quá trình này nếu không đƣợc sự đồng ý của cơ quan liên quan.

31

Một phần của tài liệu báo cáo nghiên cứu giải pháp tăng cường hiệu quả tham vấn doanh nghiệp trong đàm phán các hiệp định thương mại tự do (Trang 29)