Chiến lược thâm nhập thông qua Mua lại.

Một phần của tài liệu Quản trị chiến lược Acer.doc (Trang 38 - 40)

C. CHIẾN LƯỢC CÔNG TY.

1.Chiến lược thâm nhập thông qua Mua lại.

Acer luôn khao khát thâm nhập và thành công trên thị trường quốc tế, trên cả những thị trường mà Acer chưa có kinh nghiệm kinh doanh và chưa có nhiều danh tiếng và sự thành công nhãn hiệu. Tuy nhiên Acer nhận thức được rằng muốn thực hiện được điều này nó phải đối mặt với những rào cản rất cao như việc phải tạo ra những nhà xưởng với quy mô lớn, tạo ra sự trung thành với nhãn hiệu hay là việc thiết lập một hệ thống phân phối mới. Để làm được điều này nếu lưaj chọn việc đầu tư nội bộ thì thực sự là rất khó thực hiện chính vì lẽ đó chiến lược thâm nhập thông qua Mua lại là chiến lược mà Acer đã lựa chọn để có thể đối mặt và vượt qua những rào cản và thách thức này và cạnh tranh thành công trên thị trường quốc tế. Chiến lược thâm nhập thị trường của Acer được thực hiện thông qua việc mua lại hãng máy tính lớn thứ ba của Mỹ là Gateway, hãng Packard Bell và Emachines.

Việc mua lại Gateway - hãng máy tính lớn thứ 3 của Mỹ được đánh giá “là vụ thâu tóm lớn nhất trong lịch sử 30 năm của Acer”. Sự kết hợp giữa Acer và Gateway cho thấy tầm quan trọng của việc liên minh trong thị trường máy tính cá nhân khốc liệt, ngày càng nhiều đối thủ này. Acer cũng đánh dấu một bước tiến mới trong công cuộc bành trướng của mình khi chiếm lấy vị trí một trong những nhà sản xuất máy tính hàng đầu thế giới. Thành quả của việc mua lại này đã được nhìn nhận ngày từ đầu năm 2008 khi mà công ty đã dành được vị trí số 3 của

Lenovo. Tuy nhiên, đây không phải là một điều quá bất ngờ. Hồi đầu năm nay, Acer đã khẳng định tham vọng vượt qua Lenovo để trở thành hãng sản xuất PC lớn thứ 3 trên thế giới. Ngoài ra, chi phí linh kiện, sản xuất cũng sẽ được hạ thấp không lâu sau khi sáp nhập thành công, giúp công ty giảm thiểu nguồn chi phí mua nguyên liệu đầu vào và tạo cơ hội kinh doanh đa dạng sản phẩm khác bên cạnh những sản phẩm gốc mang thương hiệu Acer. . Và động thái này chính là câu trả lời cho tham vọng đó của Acer. Việc mua lại hãng Gateway của Acer không đơn thuần mang tính chất mua bán mà đây là một nước cờ chiến lược. Điều này thể hiện ở chỗ: "Đây là một cột mốc quan trọng, chiến lược trong lịch sử của Acer", ông J.T.Wang, Chủ tịch Acer bình luận. "Việc mua lại Gateway sẽ giúp Acer tiếp tục bành trướng và củng cố vị thế, dù hãng đang kinh doanh rất mạnh tại châu Âu và châu Á". Đối với Acer, vụ hợp tác này chính là "con mồi béo bở" giúp công ty "chộp" lấy thị trường Mỹ.

Ông Ed Coleman, Giám đốc điều hành Gateway lên tiếng chào đón Acer. "Được sát cánh cùng Acer sẽ cho phép chúng tôi mang đến nhiều giá trị hơn cho khách hàng. Chúng tôi sẽ được tận dụng mạng lưới điều hành, phân phối và uy tín toàn cầu của thương hiệu Acer"

Không lâu sau đó là sự thành công của Acer trong vụ mua lại Packard Bell – trong đó một phần đóng góp rất lớn từ Gateway, công ty máy tính Mỹ mà họ mới thôn tính trong năm 2007 vừa qua. Trước khi về tay Acer, Gateway từng có thỏa thuận với công ty mẹ của Packard Bell, theo đó, hãng máy tính Mỹ có quyền ưu tiên cao nhất nếu muốn mua lại Packard Bell. Acer đã sử dụng quyền ưu tiên của Gateway để mua lại tổng cộng 37.500 cổ phiếu của Packard Bell thuộc các hạng khác nhau, với tổng số tiền là 45,8 triệu USD, tương ứng với 75% giá trị công. ty. Theo các nhà phân tích trên thị trường chứng khoán, việc mua lại Packard Bell không có nhiều ý nghĩa với Acer, bởi tại thị trường châu Âu, bản thân hãng máy tính Đài Loan cũng đã rất mạnh. Tuy nhiên, các chuyên gia của thị trường máy tính lại cho rằng, đây là một động thái cần thiết để đảm bảo một chỗ đứng vững chắc cho Acer, trước áp lực cạnh tranh mạnh mẽ từ Lenov. Việc mua lại Packard Bell cũng sẽ giúp tăng cường vị thế của Acer trong lĩnh vực sản xuất máy tính văn phòng, một trong những điểm yếu của hãng này hiện nay. Đây chính là minh chứng rõ ràng cho tính kinh tế về phạm vi của chiến lược thâm nhập qua các thương vụ mua lại của Acer.

Việc mua lại các doanh nghiệp trong cùng ngành kinh doanh đã giúp Acer phát triển thị trường, tăng tính kinh tế nhờ quy mô, tính kinh tế về phạm vi và cả

sự trung thành nhãn hiệu. Diều này thực sự giúp Acer thành công và tạo ra những bước tiến mới, thay đổi một cách nhanh chóng danh mực những đơn vị kinh doanh của mình. Với việc mua lại 2 công ty nói trên, Acer sẽ vượt tập đoàn Lenovo của Trung Quốc đại lục, hãng hiện cũng đang để mắt tới Packard Bell và trở thành hãng chế tạo máy tính lớn thứ 3 thế giới, chỉ sau Hewlett-Packard và Dell. Các thương vụ với Packard Bell và Gateway sẽ đưa Acer trở thành một tập đoàn có doanh thu tới 20 tỷ USD và doanh số bán gần 25 triệu máy tính mỗi năm; trong đó thị trường châu Âu chiếm 48%, thị trường Bắc Mỹ và châu Á lần lượt là 34% và 18%.

Và với Acer việc mua lại cũng được xem như là cơ sở, là đòn bẩy để Acer thực hiện chiến lược đa dạng hóa của mình. Cụ thể là chiến lược đa dạng hóa nhãn hiệu và sản phẩm mà Acer đang theo đuổi. Chủ tịch Gianfranco Lanci của Acer thì tin rằng các thương vụ sáp nhập sẽ giúp Acer có cơ hội triển khai một "chiến lược đa thương hiệu hiệu quả và bao quát được toàn bộ các phân khúc thị trường quan trọng"– chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu ở phần nội dung tiếp theo.

Một phần của tài liệu Quản trị chiến lược Acer.doc (Trang 38 - 40)