Mạng sử dụng Caching Proxies

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết lập mạng cung cấp nội dung (Trang 30)

Một kiểu mạng nội dung được sử dụng trong vài năm gần đây là mô hình sử dụng các caching proxy. Mô hình sử dụng cache được chỉ ra trong hình 2.2

Browser gửi tất cả các yêu cầu HTTP tới cache, nếu đối tượng được yêu cầu có trong cache thì cache sẽ yêu cầu đối tượng từ server gốc, sau đó trả lại đối tượng cho client, cache đóng vai trò là cả client và server.

Như vậy, một mạng được sử dụng bởi một ISP để tạo ra lợi ích cho các user truy nhập Internet, như là quay số hoặc truy nhập qua modern cáp. Để cải thiện được độ thực thi và giảm băng tần sử dụng, các caching proxy được đặt gần với các user. Các user được khuyến khích gửi các yêu cầu của chúng tới các bộ nhớ cache này chứ ko phải gửi trực tiếp tới server gốc. Khi cấu hình thích hợp được thực hiện, toàn bộ phiên trình duyệt của user sẽ đi qua một caching proxy cụ thể. Vì vậy, caching proxy đó sẽ bao gồm “hot set” của tất cả nội dung được quan sát bởi tất cả các user của caching proxy đó.

Khi một yêu cầu đang được xử lý tại caching proxy thay mặt cho user, các quyết định khác có thể được tạo ra, như là :

 Một nhà cung cấp triển khai các bộ nhớ cache trong nhiều vị trí địa lý khác nhau có thể cũng triển khai các caches mẹ của vùng để tập hợp các yêu cầu và đáp ứng khác nhau của người sử dụng. Điều này có thể cải thiện độ thực thi và tiết kiệm được băng tần. Khi có các caches mẹ sẽ có sự phân cấp của các cache.

 Sử dụng các giao thức parenting (rich parenting protocols), các cache proxy mẹ

dư thừa có thể vẫn được triển khai để dự phòng.

 Sử dụng các giao thức parenting tương tự, các yêu cầu có thể được phân chia

như là các yêu cầu về các miền nội dung trung tâm được gửi tới cache mẹ đầu tiên. Điều đó có thể tạo ra hiệu quả sử dụng các tài nguyên của caching proxy là lớn nhất.

Trong mô hình phân cấp cache, client có thể trao đổi trực tiếp với nhiều caching proxies.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết lập mạng cung cấp nội dung (Trang 30)