Các mạng CDN ngang cấp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết lập mạng cung cấp nội dung (Trang 81)

Các mạng CDN đồng cấp cho phép nhiều tài nguyên CDN được kết hợp để phục vụ cho quy mô lớn hơn các khách hàng. Lõi của hệ thống CDN ngang hàng bao gồm 4 phẩn tử chính. Các thành phần này là: Hệ thống tương tác định tuyến, hệ thống tương tác phân phối/phân phát, hệ thống tương tác tính cước và các nút thay thế (server sao lưu).

Cụ thể, các thành phần trong hệ thống lõi phải được kết nối là hệ thống định tuyến, hệ thống phân phối, hệ thống tính cước. Kết quả của việc kết nối giữa các mạng CDN là tạo ra một tập lớn các server sao lưu khả dụng đối với khách hàng. Hình 2.23 cho thấy một cái nhìn tổng quát về sự kết nối của 3 mạng CDN: CDN A, CDN B, CDN C. Trong đó có sự tương tác với nhau do chúng được kết nối tại các CIG, để tăng phạm vi cung cấp và đưa tới các khách hàng. Các mạng CDN này đều có đầy đủ 3 hệ thống cơ bản: hệ

thống định tuyến yêu cầu, hệ thống phân phối và hệ thống tính cước. Tuy nhiên, không phải tất cả các mạng nội dung đều có đầy đủ 3 thành phần cơ bản. Do đó, đối với một số mạng nội dung, hoạt động đồng cấp sẽ chỉ được thực hiện với các phần tử cơ bản có trong mạng CDN đó.

Hình 2.23: Các mạng CDN ngang cấp

Các giả thiết để cho liên mạng có thể hoạt động được là:

 Nội dung mà được đáp ứng cho bất kì CDN khởi tạo nào có thể được phân

phối vào bất kì CN nào trong mạng liên kết.

 Các lệnh phân phối nội dung có thể do ORGINATING CDN tạo ra, hoặc có

thể do CDN khác trong mạng tạo ra. Nếu do CDN khác trong mạng tạo ra thì các quyết định nội bộ về phân phối được tạo ra trong CDN đó, nhưng các lệnh này sẽ không điều khiển phân phối trong ORIGINATING CDN bởi các CDN trong mạng.

 ORIGINATING CDN sẽ cung cấp thông tin tính cước tới PUBLISHER dựa

trên các SLA.

Các yêu cầu của client được định hướng tới các server sao lưu của bất kì CDN nào trong mạng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết lập mạng cung cấp nội dung (Trang 81)