Giới thiệu mô hình lớp học hiện trường nông dân

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG các PHƯƠNG PHÁP KHUYẾN NÔNG (Trang 29 - 30)

Lớp học hiệ n trường, hay còn gọi lớp học đồng ruộng nông dân (lớp IPM hoặc

FFS) là phương pháp giáo dục không chính thức được dựa trên phương pháp luận tự

học, "học thông qua là m". Cách tiếp cận này, cùng với đào tạo giảng viên và các hoạt

động sau lớp học đồng ruộng để duy trì và mở rộng ứng dụng các TBKT tại cộng đồng. Do vậy đây là một tiếp cận khuyến nông tốt để duy trì và mở rộng việc tiếp nhận kỹ

thuật tiến bộ trong cộng đồng nông .

Lớp huấn luyện nông dân về IPM là "lớp học không có trường”. FFS áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp là giải pháp sinh thái. Mục đíc h là để nông dân ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp vào thực tiễn trên cơ sở sử dụng bốn nguyên lý cơ bản sau

đây:

Trồng cây khoẻ mạnh và có sức sống tốt: áp dụng đúng quy trình kỹ thuật canh tác cây trồng giúp cho cây sinh trưởng phát triển tốt, khoẻ mạnh, chống chịu tốt nhất với mọi yếu tố bất lợi của điều kiện ngoại cảnh, cho năng suất cao.

Đây là biện pháp quan trọng nhất, xuyên suốt cả mùa vụ sản xuất. Nguyên lý này có nghĩa là các học viên cần áp dụng các thực hành về nông học và cần có những hiểu biết về đặc điểm sinh vật học cây trồng để từ đó có biệ n pháp tác động thích hợp.

Bảo tồn những thiê n địch và côn trùng có ích. Thiên địch được bảo tồn sẽ phát triển, không chế, tiêu diệt sâu hại không để cho phát sinh thành dịch, giữ cho hệ sinh thái cân bằng. Đây là biện pháp bảo vệ cây trồng tiên tiến nhất, khoa học nhất, rẻ nhất và hiệu quả nhất. Người nông dân quan sát dịch hại và các thiên địch của chúng, dự đoán tiề m năng gây hại, dự đoán yêu cầu dinh dưỡng và các yếu tố sinh thái khác của

cây. Người nông dân hiểu được vai trò của thiên địch và thiết lập các quyết định kiểm soát dịch hại dựa trên số lượng dịch hại và thiên địc h có trên đồng ruộng. Bảo vệ thiên

địch đòi hỏi giảm sử dụng thuốc trừ sâu và dần dần thành các kiến thức của người dân

địa.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG các PHƯƠNG PHÁP KHUYẾN NÔNG (Trang 29 - 30)