Các bước tổ chức lớp học hiện trường

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG các PHƯƠNG PHÁP KHUYẾN NÔNG (Trang 33 - 35)

2.9.4.1. Chọn cộng đồng và thành viên tham gia

* Chọn cộng đồng tham gia

Mục đích:

Lựa chọn được cộng đồng có mối quan tâm phù hợp với lĩnh vực triển khai FFS tham gia vào lớp học hiện trường.

Cách tiến hành/hoạt động

+ Thu thp thông tin th cp

Thực hiện các cuộc điều tra trước khi tiến hành chọn điểm, thảo luận với cán bộ

xã, thôn để có thông tin chung và tạo sự hiểu biết lẫn nhau .

Lựa chọn các công cụ thích hợp của RRA hoặc PRA để thu thập và phân tích thông tin.

Rà soát kết quả của kế hoạch thôn, xã (VDP, CDP) (nếu có).

Nghiên cứu những tài liệu cơ bản đã được ghi chép của các cơ quan cấp huyện có thể đã được thực hiện trước đây ở các thôn/xã trong vùng.

Các số liệ u đã được thu thập từ những hoạt động này có thể rất có ích đối với việc đánh giá sơ bộ nhu cầu và nguyện vọng học tập của người dân địa phương .

+ Xác định tiêu chí la chn cộng đồng.

Không có một quy định cụ thể nào về những tiêu chí lựa chọn cộng đồng. Những tiêu chí này phụ thuộc chủ yếu vào quyết định của nhó m thúc đẩy và lĩnh vực áp dụng FFS tại đó. Tuy nhiên, cũng cần xây dựng trước một số tiêu chí vì nó sẽ cho

phép chúng ta xác định được cộng đồng có mối quan tâm học tập về các phương thức sản xuất. Đồng thời các tiêu chí cũng cho chúng ta biết cộng đồng nào có khả năng và

tích cực tham gia nhất và cộng đồng nào có thể ca m kết thực hiện tha m gia vào quá trình một cách có hiệu quả.

+ Tiếp xúc với địa phương

Theo tiêu chí đã đề ra, chuẩn bị một danh sách những thô n “có tiề m năng” mà

chúng ta cho rằng họ mong muốn học tập những phương thức sản xuất phù hợp với lĩnh vực triển khai FFS, sau đó tiếp xúc với lãnh đạo địa phương (thôn/xã) để tìm hiểu và thu thập thông tin.

Khi đã xác định được cộng đồng, cần triển khai các cuộc họp chính thức hoặc không chính thức với cán bộ địa phương để giải thích mục tiêu và phương pháp của FFS. Cuối cùng khẳng định sự tha m gia của cộng đồng vào quá trình FFS.

* Lựa chọn thành viê n tham gia

Mục đích:

- Hỗ trợ thôn chọn được một nhóm nông dân tham gia học tập FFS.

- Xác định vai trò của các thành viên và cách chia sẻ thông tin giữa nhóm học tập và các thà nh viên khác trong thô n.

Cách tiến hành

+ Xây dng tiêu chí la chn thành viên tham gia.

Nhóm thúc đẩy xây dựng trước một số tiêu chí, sau đó thảo luận với cán bộ thôn

để thống nhất. Sau đây là ví dụ về một số tiêu chí lựa chọn thành viê n:

Thà nh viên phả i là người đại diện trong cộng đồng (sở thích, giới, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế)

Thà nh viên nhó m phải có trách nhiệm và sẵn sàng chia sẻ kiến thức cho nông dân khác.

Nhóm học tập nên có cả những người có kinh nghiệm về sản xuất nhưng cũng

cần ưu tiên hộ nghèo.

Các thành viên phải có động cơ học tập và mo ng muốn áp dụng phương thức sản xuất tiến bộ.

Các thành viên phải là những người đi tiê n phong và sẵn sàng là m việc theo nhó m.

Những thành viên phải là những người có khả năng giao tiếp tốt với các thành viên khác trong cộng đồng để có thể truyề n đạt lại những gì họ đã học được và họ tự

nguyện tha m gia.

+ Hp thôn la chn thành viên

Cán bộ khuyến nông phối hợp với cán bộ thôn tiến hà nh tổ chức họp thôn. Tr ình tự tiến hành cuộc họp thôn như sau:

Giới thiệu cho toàn thể bà con về mục đích, ý nghĩa và yêu cầu của FFS. Thống nhất lĩnh vực và giới hạn của FFS sẽ được thực hiện tại thôn. Nêu vai trò trách nhiệm và lợi ích của các bên thực hiện FFS.

Thống nhất tiêu chí lựa chọn thành viê n tha m gia.

Hướng dẫn bà con lựa chọn thành viên (có thể lựa chọn bằng hình thức biểu quyết giơ tay hoặc bỏ phiếu kín).

Thống nhất danh sách thành viê n tham gia.

Xác định cách trao đổi thông tin giữa các thành viên trong nhó m và toàn thể

cộng đồng.

Khi các thành viên nhó m học tập đã được thống nhất, có thể hỗ trợ nhóm lựa chọn địa điểm và thời gian bắt đầu triển khai quá trình học tập.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG các PHƯƠNG PHÁP KHUYẾN NÔNG (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)