Chương trình và kết quả mô phỏng thuật toán s-ALOAH

Một phần của tài liệu Kiến trúc chương trình đảm bảo yêu cầu chất lượng dịch vụ trong mạng WIMAX (Trang 33)

2.4.2.1 Tham số và cấu trúc chương trình

Chương trình mô phỏng s-ALOHA về cơ bản giống chương trình mô phỏng p-ALOHA, tuy nhiên, có sự định thời (timing) để việc truyền gói được đồng bộ với khe thời gian. Tham khảo định thời trong chương trình mô phỏng s-ALOHA saloha.m trong phụ lục.

Hình 2.10 Lƣu lƣợng yêu cầu và thông lƣợng của s-ALOHA

Những kết quả mô phỏng thông lượng và trễ truyền trung bình được chỉ ra trong hình 2.10 và 2.11. Tác động của hiệu ứng lấn át là đáng kể trong việc tăng thông lượng mạng và giảm trễ truyền

Chƣơng 3 – Lôgic mờ và điều khiển tiếp nhận trong WiMAX

Trong phần này luận văn sẽ đi sâu tìm hiểu một trong các đề xuất giải quyết vấn đề cấp phát tài nguyên và điều khiển tiếp nhận được đề xuất đó là mô hình Logic mờ

Động lực dùng lôgic mờ là do nhiều tham số hệ thống (như chất lượng kênh, chuyển động, lưu lượng nguồn) không thể ước lượng thật chính xác. Do đó áp dụng phương pháp truyền thống để điều khiển tối ưu không cho hiệu quả và đảm bảo thời gian thực đồng thời cho các loại hình dịch vụ khác nhau. Dùng phương pháp lôgic mờ có độ phức tạp tính toán thấp chính là lựa chọn thích hợp.

Trước hết ta sử dụng một mô hình hàng đợi Markov thời gian rời rạc (DTMC) để phân tích QoS của gói (thí dụ như trễ trung bình) khi dùng OFDMA kết hợp mã hóa và điều chế thích nghi AMC. Từ mô hình này ảnh hưởng của những tham số nguồn (như tốc độ đến, tốc độ đỉnh, và xác suất đạt tốc độ đỉnh..), tham số chất lượng kênh (tức là tỉ lệ tín hiệu trên nhiễu SNR trung bình) đối với hiệu quả truyền (tức là chiều dài hàng đợi trung bình, xác suất “rơi” gói, thông lượng và trễ..) có thể được khảo sát.

Tiếp đó, ta thiết lập một tập các quy tắc cho điều khiển mờ, nó được dùng online để quản lý nguồn tài nguyên vô tuyến và điều khiển tiếp nhận. Bởi vì quyết định điều khiển nhận dựa trên cơ sở lượng tài nguyên yêu cầu (để thỏa mãn QoS), tình trạng kết nối đang thực hiện, kết nối yêu cầu vào và tài nguyên còn lại. Kết quả nhận được từ mô hình hàng đợi rất hữu ích cho việc thiết kế bộ cấp phát tài nguyên trong hệ thống điều khiển lôgic mờ. Hiệu quả của sơ đồ điều khiển nhận được phân tích bằng kết quả mô phỏng và được so sánh với hiệu quả của một vài sơ đồ truyền thống (ví dụ như sơ đồ điều khiển nhận tĩnh và thích nghi).

Mô hình hàng đợi và bộ điều khiển logic mờ được biểu diễn trong hình 1.6 ở trên

Một phần của tài liệu Kiến trúc chương trình đảm bảo yêu cầu chất lượng dịch vụ trong mạng WIMAX (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)