6. Bố cục của đề tài
2.2.3. Một số kinh nghiệm trong việc thực hiện chính sách dân tộc ở
Với những yếu tố trên, việc thực hiện chính sách đối với vùng các DTTS Bình Định dẫu có nhiều nỗ lực nhưng kết quả chưa được như ý muốn cũng là điều dễ lý giải.
2.2.3. Một số kinh nghiệm trong việc thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Bình Định tỉnh Bình Định
Nghiên cứu thực trạng vùng miền núi Bình Định cũng như tình hình thực hiện chính sách dân tộc Bình Định thời gian qua, tôi xin nêu lên một số kinh nghiệm để thực hiện tốt chính dân tộc tại địa phương như sau:
Thứ nhất, phát triển kinh tế - xã hội các huyện miền núi là nhiệm vụ
chính trị hết sức quan trọng. Để lập nên một kế hoạch, chương trình thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, cần làm rõ 2 nội dung. Đầu tiên phải chỉ ra được thực trạng về chênh lệch trong sự phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội giữa miền núi và các vùng khác về tổng giá trị sản xuất, bình quân đầu người, thu chi ngân sách, phát triển kết cấu hạ tầng; những chỉ tiêu về đời sống nhân dân như bình quân lương thực đầu người, mức hưởng thụ về y tế, giáo dục, văn hóa; so sánh thu nhập thực tế của nhân dân miền núi với các vùng khác; tình trạng nhà ở, điện, nước sinh hoạt, phương tiện đi lại của miền núi so với các vùng. Tiếp theo, để thu hẹp khoảng cách chênh lệch, cần đề ra
các chỉ tiêu cụ thể trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội và các giải pháp đảm bảo thực hiện được các chỉ tiêu đó. Và cuối cùng, tính toán nếu thực hiện các mục tiêu đó thì kết quả là khoảng cách chênh lệch được thu hẹp đến mức độ nào, thu hẹp được bao nhiêu phần trăm…Tất cả đều cần được đặt vào chương trình có mục tiêu cụ thể và khi báo cáo cũng phải rõ ràng, bằng các số liệu để chứng minh và so sánh mới có cơ sở khoa học và tính thuyết phục. Như vậy, quá trình hoạch định cũng như triển khai các chính sách và hành động mới thực sự khoa học và đem lại hiệu quả cao.
Thứ hai, thực tế cho thấy, những năm qua nơi nào hệ thống cơ sở hạ
tầng, nhất là giao thông phát triển thì nơi ấy kinh tế - xã hội phát triển mạnh, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên. Đây chính là tiền đề cơ sở để việc thực hiện chính sách dân tộc được triển khai thuận lợi và đồng bộ. Chính vì vậy việc phát triển giao thông được xác định là “đòn bẩy” phát triển kinh tế - xã hội, là điều kiện để thu hẹp dần khoảng cách giữa các vùng, miền trong tỉnh.
Thời gian tới, đối với vùng miền núi Bình Định, cần phải đẩy mạnh việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng – đặc biệt là giao thông và điện, tạo sức bật cho các vùng miền núi. Bên cạnh đó, cần đề ra các giải pháp cụ thể để đưa kinh tế của tỉnh phát triển đúng định hướng, có tính cân bằng giữa các vùng, miền. Để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn cần chú trọng đến các nguồn lực đầu tư của toàn xã hội, không trông chờ vào nguồn vốn ngân sách; đồng thời cần đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm thu hút đầu tư trên các lĩnh vực từ đó thúc đẩy quá trình thu hút đầu tư; khẩn trương hoàn thành các quy hoạch, đề án phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng các cơ chế chính sách góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ ba, việc thực hiện các chính sách dân tộc vùng miền núi, vùng
sự tham gia nhiệt tình của đội ngũ cán bộ tri thức trình độ cao. Điều này lại càng là một trở lực lớn hơn đối với những cán bộ đã có cuộc sống ổn định ở các vùng thành thị đầy đủ tiện nghi về điều kiện sống. Vì vậy, để đội ngũ cán bộ tri thức hăng hái tham gia vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội miền núi, ngoài việc kêu gọi động viên về tinh thần thì cần có chính sách khen thưởng và đãi ngộ đúng mức. Kịp thời hỗ trợ, động viên tinh thần và vật chất cũng như xem đó là một tiêu chí để ưu tiên trong việc bổ nhiệm cho các cá nhân, tổ chức tham gia thực hiện tốt chính sách xã hội vùng miền núi của tỉnh.
Thứ tư, thực tiễn cho thấy, những chủ trương chính sách dân tộc được
xuất phát từ mục tiêu “của dân, do dân, vì dân” mang lại lợi ích thiết thực cho người dân thì chủ trương, chính sách đó thực sự đi vào cuộc sống. Trong điều kiện khả năng ngân sách có hạn, thì việc phát huy sức mạnh tổng hợp, khai thác triệt để mọi tiềm năng là vấn đề có ý nghĩa quan trọng.
Giảm nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngoài việc tiến hành bằng những giải pháp hợp lý, phù hợp với tập quán, trình độ sản xuất và điều kiện kinh tế-xã hội của từng dân tộc thì đòi hỏi sự đồng thuận từ hai phía. Thực tế, mọi chính sách và sự hỗ trợ của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương chỉ là yếu tố tác động, là điều kiện cần, còn cơ bản vẫn là xuất phát từ ý thức vươn lên của đồng bào các DTTS. Đồng bào các dân tộc ở vùng miền núi Bình Định cần phải có ý thức tự lực vươn lên với mong muốn thoát nghèo. Chính quyền cần hướng dẫn tổ chức sản xuất cho đồng bào một cách kiên trì, thiết thực.
Thứ năm, khi thực hiện chính sách dân tộc tại các địa phương miền núi
Bình Định, cần rút kinh nghiệm kịp thời và sử dụng phương pháp nhân rộng các điển hình trong sản xuất tại các vùng miền núi cao để các địa phương miền núi cùng học tập thực hiện. Nhất là những điển hình cần thiết phải được tuyên truyền, nhân rộng để đồng bào các DTTS các huyện cùng học tập và làm theo.
Thứ sáu, quan tâm xây dựng lực lượng chính trị nòng cốt trong đồng bào dân tộc thiểu số, phát huy vai trò của già làng, trưởng thôn, người có uy tín trong vùng đồng bào từng dân tộc thiểu số đối với việc vận động nhân dân đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Thứ bảy, để đưa các chính sách dân tộc một cách sâu rộng vào trong
thực tiễn và phát triển kinh tế - xã hội, cần quan tâm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Giáo dục là nhân tố hàng đầu để tạo ra nguồn nhân lực. Giáo dục cần được vun đắp ngay từ khi các bậc học cơ bản đầu tiên trong cải cách giáo dục, nhất là đối với các vùng đặc biệt khó khăn. Đối với các vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, nơi mà nguồn nhân lực cần được chú trọng vun đắp ngay từ các bậc học thuộc hệ giáo dục cơ bản để giảm nghèo bền vững cho tương lai. Thực tế cho thấy, không chỉ riêng Bình Định mà nhiều vùng DTTS, vùng đặc biệt khó khăn trong cả nước, vấn đề giáo dục hiện đang thực hiện đã bộc lộ nhiều bất cập. Một số chính sách chỉ mang tính giải quyết tình thế là chính, chưa đáp ứng yêu cầu hình thành chiến lược lâu dài hướng tới tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao đủ khả năng giải quyết triệt để vấn đề giảm nghèo bền vững. Đội ngũ giáo viên thiếu và còn hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc nếu đủ về số lượng thì lại mất cân đối, thiếu đồng bộ về môn học, rất ít người biết tiếng dân tộc. Học sinh lại không thông thạo tiếng Việt, dẫn đến việc giao tiếp và giảng dạy giữa thầy và trò rất thấp.
Một kinh nghiệm nữa đó là, khi triển khai thực hiện các chương trình,
dự án xóa đói giảm nghèo đối với vùng miền núi, khu vực có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở Bình Định, cần thực hiện theo những mô hình nhỏ, gọn, ít tốn kém và phù hợp với điều kiện thực tế của đồng bào DTTS. Đặc biệt, điều mấu chốt được xem như một phương pháp chủ đạo là phải lôi
kéo được sự tham dự của cả cộng đồng dân cư vào quá trình phân tích, đánh giá chương trình, dự án. Nên để cho các hộ dân tự nguyện bàn bạc thống nhất tham gia ngay từ mỗi gia đình. Chỉ có như vậy mới mong xác định đúng được các nhu cầu, mong muốn của cộng đồng. Từ đó có thể phát huy hết các nhân tố tích cực cũng như kinh nghiệm, sáng kiến của cả cộng đồng tham gia và kết quả của các dự án mới được như mong muốn.
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Ở TỈNH BÌNH ĐỊNH
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY