6. Bố cục của đề tài
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CƠ BẢN TRONG VIỆC
VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong suốt quá trình cách mạng Việt Nam về chính sách dân tộc là nhất quán, theo nguyên tắc: Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ nhau cùng phát triển.
Đảng ta xác định bình đẳng giữa các dân tộc là một nguyên tắc cơ bản có ý nghĩa quan trọng hàng đầu của chính sách dân tộc về quyền của các dân tộc thiểu số. Các dân tộc không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ phát triển cao hay thấp đều ngang nhau về quyền lợi và nghĩa vụ trong mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội và được bảo đảm bằng Hiến pháp và pháp luật. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, trước hết là quyền bình đẳng về chính trị, chống mọi biểu hiện chia rẽ kỳ thị dân tộc, dân tộc hẹp hòi, dân tộc cực đoan, tự ti dân tộc,… Quyền bình đẳng về kinh tế, đảm bảo sự bình đẳng trong quan hệ lợi ích giữa các dân tộc. Nhà nước có trách nhiệm giúp các dân tộc có kinh tế chậm phát triển để cùng đạt được trình độ phát triển chung với các dân tộc khác trong cả nước. Bình đẳng về văn hoá, xã hội bảo đảm cho việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá của các dân tộc, làm phong phú và đa dạng nền văn hoá Việt Nam thống nhất.
Đảng và Nhà nước ta cũng đã xác định đoàn kết dân tộc là một trong những nguyên tắc cơ bản. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các dân tộc đang phát huy truyền thống đoàn kết tốt đẹp, cùng nhau xây dựng đất nước với mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh và tiến bộ. Tất cả các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều phải có trách nhiệm chăm lo, vun đắp, củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc theo lời dạy của Bác Hồ kính yêu:
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công”.
Đảng và Nhà nước ta coi tương trợ nhau cùng phát triển là một nguyên tắc quan trọng của chính sách dân tộc trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Các dân tộc có trình độ phát triển kinh tế – xã hội cao hơn phải có trách nhiệm giúp đỡ các dân tộc có điều kiện phát triển khó khăn hơn. Tương trợ lẫn nhau không phải chỉ là giúp đỡ một chiều, ngược lại chính sự phát triển của dân tộc này là điều kiện để cho các dân tộc khác ngày càng phát triển hơn. Giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển thể hiện trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Tương trợ, giúp nhau để không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc, nhằm thực hiện đầy đủ quyền bình đẳng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.
Bước vào thời kỳ đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chính sách dân tộc của Đảng đã được thể hiện ở Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, theo đó Đảng ta đã khẳng định: “Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Xuất phát từ quan điểm trên, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định một số mục tiêu chủ yếu để thực hiện tốt chính sách dân tộc. Trong đó: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm 2011- 2015 là 7,0-7,5%/năm. Giá trị tăng công nghiệp - xây dựng bình tăng 7,8-8%; giá trị tăng nông nghiệp bình quân 5 năm 2,6-3%/năm. Cơ cấu GDP: nông
nghiệp 17-18%/, công nghiệp và xây dựng 41-42%, dịch vụ 41-42%; tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%. Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 12%/năm. Giải quyết việc làm cho 8 triệu lao động. Tỷ trọng lao động nông – lâm – thủy sản năm 2015 chiếm 40-41% lao động xã hội. Thu nhập của người nông dân nông thôn tăng 1,8 – 2 lần so với năm 2010. Tốc độ tăng dân số đến 2015 khoảng 1%. GDP bình quân đầu người khoảng 2.000 USD. Tỉ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2%/năm. Xóa nhà ở đơn sơ, tỉ lệ nhà ở kiên cố đạt 70%. Tỉ lệ độ che phủ rừng đạt 45%; 95% chất thải rắn thông thường, 85% chất thải nguy hại và 100% chất thải y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn…”
Chính sách dân tộc của Đảng cũng đã được thể chế bằng Hiến pháp, luật pháp và bằng các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước. Tại điều 5 Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam sửa đổi năm 2013 đã ghi: “Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của mình. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát
triển với đất nước”[26]. Trên nền tư tưởng chỉ đạo của Hiến pháp, các bộ
luật, luật như Bộ Luật Dân sự, Luật Hôn nhân gia đình, Luật Giáo dục, Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân,… đều từng bước thể hiện rõ quyền bình đẳng của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Đồng thời với việc thể chế bằng Hiến pháp và pháp luật, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước được cụ thể hoá trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, trong các chương trình, dự án đầu tư phát triển cho vùng dân tộc và miền núi, trong các chính sách, các quy định cụ thể ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội,… đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
3.
Trên cơ sở phương hướng chung của cả nước, Báo cáo Chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đã xác định: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; phát huy nội lực, tranh thủ tối đa các nguồn ngoại lực; khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của tỉnh; tích cực thu hút đầu tư, liên kết, hợp tác với các địa phương, các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh nhà, trong đó tập trung phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao, hiệu quả và bền vững. Gắn phát triển kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái; tạo tiền đề để đến năm 2020, tỉnh Bình Định cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp”. Để thực hiện được mục tiêu trên, Bình Định cũng đã xác định một số chỉ tiêu quan trọng như: “Tổng sản phẩm địa phương bình quân hàng năm tăng 13% - 14%. Cơ cấu kinh tế (năm 2015): nông - lâm - ngư nghiệp 26,2%; công nghiệp - xây dựng 36,1%; dịch vụ 37,7%. Cơ cấu lao động xã hội: nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 52%; công nghiệp - xây dựng: 26%; dịch vụ: 23%. Giá trị kim ngạch xuất khẩu 5 năm 2011 - 2015 là 2,8 tỉ USD. Huy động vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm đạt 43% GDP. Tỉ lệ lao động qua đào tạo, bồi dưỡng nghề đạt khoảng 55%. Mỗi năm tạo việc làm mới cho 25.000 - 30.000 lao động. Phấn đấu mỗi năm giảm từ 1,5 - 2% hộ nghèo (theo tiêu chí mới). Đến năm 2015: GDP bình quân đầu người trên 2.000 USD; tổng thu ngân sách đạt 5.500 tỉ đồng, phấn đấu đủ chi thường xuyên và chừng mức có dư cho đầu tư phát triển; tỉ lệ đô thị
i; 95% số trạm y tế xã có bác sĩ; 95% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh
dưỡng còn dưới mức 17%; giảm tỉ suất sinh hàng năm 0,2 - 0,3%o; tỉ lệ che phủ rừng đạt trên 47%. 70% dân cư đô thị được cấp nước sạch, 95% hộ dân cư nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh; chất thải rắn sinh hoạt được thu gom và xử lý đạt 100% ở thành phố Quy Nhơn và 70% các đô thị”.
Qua gần 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XVIII của Đảng bộ tỉnh đề ra, tỉnh Bình Định đã có nhiều chủ trương, nghị quyết, chính sách cụ thể để đầu tư phát triển cho vùng dân tộc và miền núi. Tuy nhiên, vùng dân tộc thiểu số và miền núi vẫn còn nhiều khó khăn do xuất phát điểm kinh tế - xã hội thấp, kinh tế phát triển chậm, tập quán canh tác lạc hậu, kết cấu hạ tầng nhiều nơi còn thấp kém chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động còn chậm; nhiều tiềm năng lợi thế chưa được khai thác….
Từ thực tế đó, năm 2013 UBND tỉnh Bình Định đã xây dựng Đề án phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh Bình Định từ nay đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 đã xác định mục tiêu tổng quát: “Phát triển toàn diện, nhanh và bền vững kinh tế - xã hội; rút ngắn khoảng cách phát triển giữa vùng đồng bào dân tộc thiểu số với các vùng, miền khác trong tỉnh; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số; giải quyết dứt điểm vùng đặc biệt khó khăn hiện nay; giảm mạnh tỉ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo, mỗi năm giảm ít nhất từ 4- 5% trở lên; hình thành các cụm kinh tế, văn hóa tạo ra vùng động lực cho sự phát triển chung của cả vùng; coi trọng phát triển nguồn nhân lực; tăng cường số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ xã, thôn đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa; nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở; giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; giữ vững khối đại đoàn kết toàn dân tộc”.
những chỉ tiêu quan trọng như: Phấn đấu nâng tỷ trọng giá trị sản xuất nội bộ ngành nông nghiệp: Trồng trọt 30%, chăn nuôi 40%, lâm nghiệp 25%, thủy sản 5%; tỉ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, tập huấn đạt 25%; có 85% đường giao thông từ trung tâm xã đến thôn, làng được cứng hóa và đạt chuẩn; hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh, trên 60% km kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa, 85% diện tích lúa nước được đảm bảo nước tưới, trên 95% số hộ được dùng nước sạch hợp vệ sinh theo chuẩn quốc gia, trên 98% số hộ được sử dụng điện lưới; có 90% hộ được xem truyền hình và nghe đài phát thanh; trên 50% thôn, làng được công nhận và giữ vững danh hiệu thôn, làng văn hóa; phấn đấu giảm tỉ lệ hộ nghèo hàng năm 4-5%, cơ bản xóa hết nhà tạm, thu nhập bình quân đầu người bình quân khoảng 8-9 triệu đồng/người/năm; giữ vững chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và trung học cơ sở, 100% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo đến lớp, 90% các em trong độ tuổi đi học phổ thông đến trường; có 40% số xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế; tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm còn dưới 20%; có 100% người dân là đồng bào DTTS được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí.
Và định hướng đến năm 2020 với những chỉ tiêu, phấn đấu nâng tỷ trọng giá trị sản xuất nội bộ ngành nông nghiệp: Trồng trọt 20%, chăn nuôi 45%, lâm nghiệp 28%, thủy sản 7%; tỉ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, tập huấn đạt 40%; có 100% đường giao thông từ trung tâm xã đến thôn, làng được cứng hóa; trên 80% km kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa, 95% diện tích lúa nước được đảm bảo nước tưới, trên 98% số hộ được dùng nước sạch hợp vệ sinh theo chuẩn quốc gia, 99% số hộ được sử dụng điện lưới; trên 70% thôn, làng được công nhận và giữ vững danh hiệu thôn, làng văn hóa; giảm tỉ lệ hộ nghèo hàng năm 4-5%, thu nhập bình quân đầu người bình quân khoảng 18 triệu đồng/người/năm; 100% thôn, xã đủ trường, lớp từ
mầm non đến đến trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất; có 70% số xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế, tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm còn dưới 15%.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP
Để thực hiện được những mục tiêu nêu trên, xuất phát từ yêu cầu quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc; nội dung định hướng thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay; căn cứ thực trạng (thành quả và những bất cập) trong việc thực hiện chính sách dân tộc tại Bình Định thời gian qua, thời gian đến, các chủ thể lãnh đạo, quản lý trên địa bàn tỉnh Bình Định cần ưu tiên quán triệt và thực hiện các nhóm giải pháp cơ bản sau đây:
3.2.1. Nhóm giải pháp về các chính sách phát triển
Xuất phát từ những vấn đề bức xúc đang đặt ra đối với đời sống của đồng bào DTTS trong tỉnh; xuất phát từ vai trò của chính sách - khung thể chế cho mọi hoạt động, đặc biệt là những hoạt động góp phần giải quyết các nhu cầu vật chất - cải thiện và từng bước nâng cao đời sống vật chất, từ đó nâng cao đời sồng tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số - nhóm giải pháp về các chính sách phát triển ở các huyện miền núi (khu vực sinh sống của đại bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số ) nên chăng có sự ưu tiên cho các loại chính sách cơ bản sau:
Thứ nhất, chính sách trên lĩnh vực nông nghiệp.
Cần xây dựng và tạo lập các chính sách tại địa phương để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xây dựng nông thôn mới. Tập trung triển khai xây dựng nhanh các công trình trọng điểm. Tiếp tục đầu tư tạo cơ hội cho nông dân, nhất là những nơi có đông đồng bào dân tộc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, thúc đẩy phát triển sản xuất để tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích và tăng giá trị thu nhập cho người lao
động. Quy hoạch và đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, thuỷ lợi phục vụ nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, tăng cường công tác khuyến nông, khuyến ngư. Xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp, nông hộ hoàn chỉnh, mô hình sản xuất, kinh doanh tổng hợp để nhân rộng. Tăng cường trang bị kiến thức cho các hộ đồng bào dân tộc nghèo biết lập kế hoạch sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm; đồng thời, có chính sách phát huy khả năng và tiềm năng về vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý của một số dân tộc. Xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ nhằm thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp nông nghiệp với các hợp tác xã nông nghiệp, nhóm hộ nông dân vùng dân tộc thiểu số.
Có chính sách khuyến khích phát triển giống cây trồng thích nghi dưới tán rừng cho giá trị sản phẩm thu hoạch cao trên diện tích rừng giao, nhận