Ma sát là sự tác động giữa hai bề mặt khi có sự dịch chuyển hoặc xu hướng dịch chuyển tương đối giữa chúng mà kết quả của nó một phần năng lượng (cơ năng, nhiệt năng) và một phần vật chất của hai bề mặt bị tiêu hao.
Vì tính chất phức tạp và ý nghĩa quan trọng của ma sát nên gần đây đã hình thành một ngành khoa học kỹ thuật mới được gọi là ma sát học.
Do hạn chế của chương trình nên trong cơ học lý thuyết chúng ta chỉ quan tâm đến các hiện tượng cơ hình học phát sinh giữa hai bề khi chúng có xu hướng hoặc chuyển động tương đối
với nhau. Hình 4.1: Minh họa ma sát
4.1.2 Phân loại
a. Ma sát tĩnh và ma sát động:
- Ma sát được gọi là tĩnh khi giữa hai vật mới chỉ có xu hướng chuyểnđộng tươngđối nhưng còn vẫnởtrạng thái cân bằngtươngđối.
- Ma sát đượcgọi là độngnếu hai vậttiếp xúc chuyểnđộngtươngđốivới nhau.
Hình 4.2: Trường hợp xuất hiện ma sát tĩnh Hình 4.3: Trường hợp xuất hiện ma sát động
b. Ma sát trượt và ma sát lăn:
- Nếu giữa các điểm của hai bề mặt tiếp xúc có xu hướng chuyển động hoặc chuyển độngtương đốinhau, (trượt lên nhau) ta có ma sát trượt.
- Nếu ở vùng tiếp xúc các điểm không có dịch chuyển tương đối mà dịch chuyển giữa chúng có xu hướng lăn với nhau, ta có ma sát lăn.
Hình 4.4: Trường hợp xuất hiện ma sát trượt Hình 4.5: Trường hợp xuất hiện ma sát lăn
c. Ma sát khô và ma sát ướt (ma sát ngoài và ma sát trong):
- Ma sát đượcgọi là khô khi hai vậttiếp xúc trựctiếpvới nhau (ma sát ngoài).
- Ma sát đượcgọi là ướt khi hai vật tiếp xúc gián tiếpvới nhau thông qua một màng bôi trơn (dầu, khí…) ma sát trực tiếp giữa hai bề mặt được thay thế bởi ma sát nội tại của chất lỏng nên còn được gọi là ma sát trong.
Ta chỉkhảo sát ma sát tĩnh và ma sát khô.
Hình 4.6: Trường hợp xuất hiện ma sát khô Hình 4.7: Ma sát ướt thường xuất hiện trong các ổ bi
4.2 MA SÁT TRƯỢT, ĐỊNH LUẬT MA SÁT TRƯỢT, GÓC VÀ NÓN MA SÁT 4.2.1 Ma sát trượt