Nghị định 79/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chính sách tiền tệ (Trang 87)

và hoạt động của Công ty tài chính 4/10/2002 19/10/2002 11

Quyết định 1081/2002/QĐ-NHNN của NHNN về trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối

7/10/2002 22/10/2002

12

Quyết định 381/2003/QĐ-NHNN của NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 297/1999/QĐ-NHNN ngày 25/8/1999 của Thống đốc NHNN

23/4/2003 9/6/2003

13

Quyết định 193/2004/QĐ-NHNN của NHNN về việc mở tài khoản tiền gửi ở nước ngoài và việc sử dụng vốn được cấp, vốn điều lệ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh hoạt động tại Việt Nam

22/3/2004 2004

14

Nghị định 28/2005/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam

15

Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của NHNN về việc ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng

22/4/2005 15/5/2005

16

Quyết định 1328/2005/QĐ-NHNN của NHNN về việc ban hành Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở

6/9/2005 5/11/2005

17

Nghị định 22/2006/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam

28/2/2006 24/3/2006

18

Quyết định số 24/2006/QĐ-NHNN của NHNN về việc ban hành Quy chế cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân, mở, chấm dứt hoạt động sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện và phòng giao dịch, điểm giao dịch của Quỹ tín dụng nhân dân, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập Quỹ tín dụng nhân dân, thanh lý Quỹ tín dụng nhân dân dưới sự giám sát của NHNN

6/6/2006 7/7/2006

19

Quyết định 31/2006/QĐ-NHNN của NHNN về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát và người điều hành Quỹ tín dụng nhân dân

18/7/2006 14/8/2006

20

Quyết định 45/2006/QĐ-NHNN của NHNN về việc ban hành Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, bộ máy điều hành Quỹ tín dụng nhân dân 11/9/2006 11/10/2006 21 Nghị định 141/2006/NĐ-CP của Chính phủ về ban hành Danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng 22/11/2006 18/12/2006 22

Quyết định 03/2007/QĐ-NHNN của NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 457/2005/ QĐ-NHNN ngày 19/4/2005 của Thống đốc NHNN

19/1/2007 16/2/2007

24

Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN của NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN

25/4/2007 6/6/2007

25

Quyết định 20/2008/QĐ-NHNN của NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về cổ đông, cổ phần, cổ phiếu và vốn điều lệ của NHTM cổ phần của Nhà nước và nhân dân ban hành theo Quyết định số 1122/2001/QĐ-NHNN ngày 04/9/2001 của Thống đốc NHNN

4/7/2008 6/8/2008

26

Nghị định 81/2008/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2002/ NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Công ty Tài chính

29/7/2008 24/8/2008

27

Nghị định 95/2008/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2001/ NĐ-CP ngày 02/5/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính

25/8/2008 23/9/2008

28

Quyết định 34/2008/QĐ-NHNN của NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 457/2005/ QĐ-NHNN ngày 19/4/2005 của Thống đốc NHNN

5/12/2008 3/1/2009

29

Thông tư 07/2009/TT-NHNN của NHNN Việt Nam quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ

17/4/2009 1/6/2009

30

Thông tư 15/2009/TT-NHNN của NHNN Việt Nam quy định về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức tín dụng

10/8/2009 24/9/2009

31

Thông tư 04/2010/TT-NHNN của NHNN Việt Nam quy định việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng

11/2/2010 28/3/201032 32

Thông tư 13/2010/TT-NHNN của NHNN Việt Nam quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng

33

Thông tư 15/2010/TT-NHNN của NHNN Việt Nam quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay trong hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ

16/6/2010 31/7/2010

34

Thông tư 19/2010/TT-NHNN của NHNN Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 13/2010/ TT-NHNN ngày 20/05/2010 của Thống đốc NHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng

27/9/2010 1/10/2010

Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả từ Luatvietnam.vn.

Có thể thấy trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay, cùng với quá trình cải cách pháp lý trong nước, ngành ngân hàng cũng có khá nhiều quy định mới và/hoặc được điều chỉnh ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực thi các công cụ CSTT, cũng như mức độ hoạt động an toàn của các NHTM và định chế tài chính khác. Các quy định này cũng đi kèm với những thay đổi cấu trúc thị trường tài chính Việt Nam, như sẽ phân tích ở phần tiếp theo. Cần lưu ý rằng nghiên cứu này không thể tách biệt tác động của từng văn bản, quy định do các văn bản, quy định này được ban hành khá sát, trong khi lại thiếu các số liệu cụ thể trong từng thời kỳ để minh chứng.

những thay đổi cấu trúc thị trường tài chính Việt nam

a. Mở rộng quy mô thị trường

Sau 26 năm đổi mới, thị trường tài chính Việt Nam đã có nhiều chuyển biến quan trọng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Cho đến những năm hậu gia nhập WTO, thị trường tài chính Việt Nam đã hình thành đủ các cấu phần cơ bản. Tuy vậy, hệ thống tài chính vẫn dựa chủ yếu vào các NHTM, trong khi vai trò của các định chế tài chính phi ngân hàng còn khá hạn chế. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trong thời kỳ hậu gia nhập WTO đã mở ra nhiều cơ hội cho các đối tượng tham gia thị trường tài chính với khả năng nắm bắt khác nhau, qua đó càng đào sâu thêm sự khác biệt về trình độ phát triển giữa các cấu phần thị trường.

Xét theo chiều rộng, số lượng các định chế tài chính tham gia thị trường tăng mạnh (Bảng 4). Trong những năm đầu thập kỷ 1990, các định chế tài chính ở Việt Nam còn rất hạn chế, chỉ bao gồm bốn NHTM Nhà nước và 10 NHTM cổ phần và số ít các hợp tác xã tín dụng. Cũng tại thời điểm này, Việt Nam vẫn chưa có các chi nhánh NHTM nước ngoài. Bắt đầu từ năm 1992, số định chế tài chính trên thị trường bắt đầu tăng, khởi điểm là việc thành lập năm chi nhánh NHTM nước ngoài, một NHTM liên doanh. Trong thời kỳ ngay trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các hoạt động tài chính, ngân hàng đã bùng nổ nhằm đón đầu cơ hội phát triển và chuẩn bị cho việc thực hiện cam kết mở cửa dịch vụ mạnh hơn. Tuy vậy, số lượng NHTM mới được cấp phép trong giai đoạn hậu gia nhập WTO là không nhiều. Nói cách khác, các NHTM hầu hết đều đã được cấp phép và đi vào hoạt động từ trước năm 2007, nhằm đón đầu cơ hội phát triển sau khi Việt Nam gia nhập WTO.

Tính đến cuối năm 2011, số lượng NHTM hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam đã lên đến 101 (gồm năm NHTM Nhà nước, hai ngân hàng chính sách, 50 chi nhánh NHTM nước ngoài, năm NHTM 100% vốn nước ngoài, bốn ngân hàng liên doanh và 35 NHTM cổ phần). Đến năm 2010, ngoài các hoạt động kinh doanh cốt lõi, các tập đoàn, công ty lớn (nhất là của nhà nước) còn tham gia trực tiếp vào các hoạt động đầu tư tài chính, bất động sản. Bản thân các NHTM cũng nỗ lực đa dạng hóa các dịch vụ cung ứng và thiết lập đối tác chiến lược với các công ty lớn, nhất là với các tổng công ty và các tập đoàn kinh tế nhà nước, cũng như với định chế tài chính nước ngoài. Hệ thống tài chính còn đa dạng hơn với sự hiện diện của khoảng gần 1.100 qũy tín dụng nhân dân, 18 công ty tài chính, 12 công ty cho thuê tài chính, các quỹ hỗ trợ phát triển của thành phố, quỹ đầu tư, công ty chứng khoán và công ty bảo hiểm, v.v... Quy mô về vốn của các tổ chức tín dụng cũng tăng mạnh: vốn điều lệ của riêng hệ thống NHTM đã tăng tới 44% vào năm 2006, 89% vào năm 2007 và 18% vào năm 2008.

Bảng 4: các nHTm hoạt động trên lãnh thổ Việt nam, 2002-2011

2002 2006 2007 2008 2010 2011

NHTM cổ phần 36 35 35 36 37 35

NHTM liên doanh 5 5 5 5 5 4

Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 26 27 35 37 48 50

Ngân hàng 100% vốn nước ngoài 0 0 0 5 5 5

NHTM nhà nước 5 5 5 5 5 5

Ngân hàng chính sách 1 2 2 2 2 2

Nguồn: Nguyễn Xuân Trình và cộng sự (2009), Cục Dự trữ Liên bang - Chi nhánh

San Francisco (2011); NHNN (2012).

Bảng 5: các chỉ số phản ánh độ sâu thị trường tài chính 2000-2011 (đVT: %)

chỉ số 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Tiền gửi/GDP 38,4 66,7 78,4 95,4 114,0 132,6 151,2 129,9

Tín dụng/GDP 35,1 65,9 71,2 93,4 90,2 112,7 125,0 109,4

% tăng vốn hóa thị trường - 28 146,3 89 -55,8 223,3 -38,5 -9,6

Tỷ lệ vốn hóa/GDP - 0,69 22,7 43 19 55 28,3 20

Số công ty niêm yết - 32 108 251 342 453 647 708

Giá trị niêm yết trái phiếu (Tỷ đồng) - 37.000 69.000 - 213.800 - 284.718 -

Nguồn: Nguyễn Anh Dương (2012); Nguyễn Thị Kim Thanh (2009).

Tuy vậy, số lượng NHTM nói chung và số lượng NHTM cổ phần nói riêng có xu hướng giảm, nhất là sau Quyết định 254/QĐ- TTg ngày 1/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại. Trên thực tế, trong năm 2012, một số vụ sáp nhập ngân hàng đã diễn ra (chẳng hạn như giữa ngân hàng SHB và ngân hàng Habubank), trong khi nhiều NHTM thực hiện nỗ lực đàm phán để tái cơ cấu, sáp nhập.

Bên cạnh đó, độ sâu của thị trường tài chính cũng có mức phát triển khá. Điều này được phản ảnh qua nhiều chỉ số khác nhau ở Bảng 5. Tỷ lệ huy động vốn từ tiền gửi các các tổ chức và dân cư qua hệ thống các tổ chức tín dụng trên GDP đã tăng từ mức 15% năm 1992 lên 38,4% vào năm 2000, 66,7% vào năm 2005 và đạt đỉnh

151,2% vào năm 2010, trước khi giảm xuống còn xấp xỉ 130% vào năm 2011. Tỷ lệ tiền gửi so với GDP có xu hướng tăng mạnh, nhất là trong giai đoạn 2007-2010 nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế, cũng như do cạnh tranh giữa các NHTM nhằm cải thiện khả năng thanh khoản của mình. Trong giai đoạn 2007- 2010, các NHTM vẫn được tự do cạnh tranh về lãi suất huy động, dù một số ngân hàng nhỏ có xu hướng nâng cao mức lãi suất này nhằm cạnh tranh với các ngân hàng lớn.

Trong khi đó, tỷ lệ dư nợ tín dụng trên GDP cũng tăng từ 13,7% năm 1992 lên 35,1% vào năm 2000, 65,9% năm 2005 và 125% năm 2010, sau đó giảm xuống còn 109,4% vào năm 2011. Nhìn chung, tỷ lệ này tăng khá nhanh trong giai đoạn 2007-2010, dù có những bước giảm vào năm 2008 do tác động của chính sách kiềm chế lạm phát (vào giữa năm) và do suy giảm kinh tế trong nước (từ quý IV). Chỉ số vốn hóa thị trường cũng tăng mạnh từ 0,69% năm 2005 lên khoảng 55% vào năm 2009, trước khi giảm liên tục còn 20% vào năm 2011. Mức vốn hóa giảm vào các năm 2010-2011 một phần còn do hạn chế tín dụng cho lĩnh vực chứng khoán và bất động sản đã làm giảm dòng tiền vào TTCK. Bên cạnh đó, có thể thấy biến động của các chỉ số này gắn bó khá mật thiết với diễn biến của nền kinh tế nói chung. Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô còn nhiều rủi ro bất ổn như hiện nay, điều này cũng cho thấy sự phát triển của thị trường tài chính còn chưa thực sự vững chắc.

Cùng với quá trình cải cách kinh tế theo hướng thị trường, trong đó có tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân và các cải cách song hành với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam cũng chứng kiến tầm quan trọng ngày càng tăng của các NHTM cổ phần và NHTM nước ngoài. Sau khi trở thành thành viên của WTO, Việt Nam cũng đã thực hiện cam kết mở cửa trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng từ ngày 1/4/2007, dù phải mất thêm một thời gian để xem xét và cấp phép hoạt động cho các doanh nghiệp nước ngoài. Sự hiện diện của các NHTM cổ phần, NHTM liên doanh, NHTM 100% vốn

nước ngoài cũng như các chi nhánh ngân hàng nước ngoài không chỉ làm tăng cạnh tranh và năng lực quản trị của hệ thống ngân hàng, mà còn giúp đa dạng hóa các loại hình dịch vụ tài chính, qua đó củng cố độ sâu của thị trường tài chính.

Tuy nhiên, sự hiện diện ngày càng tăng của khu vực NHTM nước ngoài chưa thực sự chèn lấn hoạt động huy động và cho vay của khu vực NHTM trong nước (Bảng 6). Cụ thể, trái với quan ngại trước khi mở cửa thị trường ngân hàng, thị phần hoạt động của khối NHTM nước ngoài hầu như không tăng mạnh, xét cả về huy động và cho vay. Tỷ lệ của NHTM nước ngoài trong tổng huy động chỉ tăng nhẹ từ 8,1% lên gần 8,8% trong giai đoan 2006-2007, sau đó giảm liên tục xuống còn 5,6% vào năm 2010. Đến cuối tháng 10/2011, thị phần huy động của NHTM nước ngoài được phục hồi mạnh, tăng lên 11,0%. Ngược lại, thị phần tín dụng của khối này có xu hướng tăng từ 9,01% năm 2007 lên hơn 10,5% vào năm 2008 và xấp xỉ 13,4% vào tháng 10/2011. Kết quả này có lẽ là do các NHTM nước ngoài tiếp tục duy trì tăng trưởng tín dụng cho các doanh nghiệp có vốn FDI trong điều kiện kinh tế có nhiều khó khăn kể từ năm 2010.

Thị phần tín dụng của ngân hàng nước ngoài nhìn chung chưa lớn, song tỷ lệ nợ xấu của khu vực này lại thấp hơn nhiều so với của

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chính sách tiền tệ (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)