CÁC QUY ĐỊNH TÀI CHÍNH VÀ CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chính sách tiền tệ (Trang 49)

ở VIỆT NAM

cải cách và thực trạng thị trường tài chính ở Việt nam

Kể từ khi bắt đầu công cuộc Đổi Mới do Đảng và Chính phủ khởi xướng vào năm 1986, nền kinh tế Việt Nam đã và đang chuyển dần từ cơ chế kế hoạch tập trung sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới. Trong quá trình này, Nhà nước rút dần những can thiệp mang tính hành chính vào nền kinh tế, đồng thời gây dựng nền tảng và năng lực

thể chế để điều hành nền kinh tế thông qua các công cụ mang tính định hướng hơn. Trong bối cảnh đó, hệ thống tài chính - ngân hàng nói riêng và thị trường tài chính nói chung đã liên tục được cải cách theo nguyên tắc thị trường, nâng cao năng lực vận hành nhằm bảo đảm hoạt động hiệu quả và an toàn. Những cải cách này không chỉ nhằm cung ứng các dịch vụ tài chính đa dạng và hiện đại hơn, mà còn để hệ thống NHTM phát huy vai trò ngày càng hữu hiệu hơn như là một kênh truyền tải CSTT.

Quá trình cải cách thị trường tài chính Việt Nam khởi đầu bằng sự ra đời của Pháp lệnh Ngân hàng (5/1990), qua đó chuyển hệ thống ngân hàng một cấp thành mô hình hệ thống ngân hàng hai cấp, trong đó: (i) NHNN thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và thực thi CSTT; và (ii) hệ thống NHTM thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ trong khuôn khổ hệ thống chính sách cho phép, qua đó góp phần truyền tải CSTT đến nền kinh tế. Từ đó đến nay, hệ thống tài chính Việt Nam đã trải qua nhiều bước cải cách, nhất là trong khu vực NHNN và khu vực NHTM, từng bước xây dựng, hoàn thiện thị trường tài chính, hệ thống tài chính để đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế đất nước, nhất là thực hiện các cam kết quốc tế.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tạo thuận lợi cho khối tư nhân trong nước và nước ngoài trong việc tham gia hoạt động trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Những nỗ lực này không chỉ phù hợp với định hướng chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, mà còn xuất phát từ chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần mà Đảng và Nhà nước đã khởi xướng. Thực tế cho thấy các khối tư nhân trong nước và nước ngoài nhìn chung đã có những bước phát triển ngày một lớn mạnh, phù hợp với chủ trương đề ra.

Đến nay, sau hơn 26 năm cải cách, thị trường tài chính Việt Nam đã hình thành đủ các cấu phần cơ bản. Tuy nhiên, mức độ phát triển của từng cấu phần này là rất khác nhau. Bản thân sự liên kết giữa các cấu phần cũng chưa đủ chặt chẽ để tạo nên một thị trường

tài chính phát triển thực hiện chức năng thu hút và phân bổ một cách hiệu quả nguồn lực tài chính cho nền kinh tế (Nguyễn Xuân Trình và cộng sự, 2009). Cấu trúc hệ thống tài chính Việt Nam được thể hiện ở Hình 3.

a. Khái quát từng loại thị trường

Thị trường tiền tệ

Theo Luật NHNN, thị trường tiền tệ là thị trường vốn ngắn hạn - nơi diễn ra các giao dịch mua, bán các giấy tờ có giá ngắn hạn, bao gồm tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác. Thị trường tiền tệ bao gồm thị trường nội tệ liên ngân hàng, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc và mua bán các giấy tờ có giá ngắn hạn (thực hiện nghiệp vụ thị trường mở).

Thị trường tiền tệ hoạt động với mục tiêu nhằm hỗ trợ vốn ngắn hạn cho doanh nghiệp, đảm bảo vốn khả dụng cho các tổ chức tín dụng và cũng là nơi để NHNN thực hiện các công cụ CSTT. Bên cạnh đó, NHNN có thể tạm ứng cho ngân sách để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ (song phải được trả lại trong năm ngân sách). Như vậy, thị trường tiền tệ đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu được trong quá trình truyền tải hiệu lực của CSTT đến nền kinh tế.

Thị trường nội tệ liên ngân hàng

Thị trường nội tệ liên ngân hàng được hình thành và đi vào hoạt động kể từ năm 1993. Thị trường này được NHNN tổ chức và điều hành nhằm giúp các tổ chức tín dụng là thành viên sử dụng nguồn vốn của mình có hiệu quả và bảo đảm khả năng chi trả trong thanh toán. Số lượng thành viên trên thị trường - bao gồm các NHTM, kể cả các NHTM nhà nước, NHTM cổ phần, NHTM liên doanh, NHTM 100% vốn nước ngoài và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam - đã liên tục tăng từ 73 vào năm 2002 lên 83 vào năm 2007 và 92 vào năm 2011. Đặc biệt, trong thời kỳ ngay trước

và sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), các hoạt động tài chính - ngân hàng đã bùng nổ nhằm đón đầu cơ hội phát triển và chuẩn bị cho việc thực hiện cam kết mở cửa dịch vụ mạnh hơn. Đáng chú ý là các NHTM 100% vốn nước ngoài đã tham gia thị trường ngay khi ta thực hiện cam kết WTO cho phép loại hình tổ chức tín dụng này hoạt động ở Việt Nam.

Thị trường nội tệ liên ngân hàng thực hiện giao dịch tất cả các ngày trong tuần qua hình thức gián tiếp. Các hình thức cho vay chủ yếu là cho vay thanh toán và cho vay ngắn hạn. Thông qua thị trường này, NHNN phần nào đã nắm bắt được nhu cầu vốn khả dụng của các NHTM, qua đó can thiệp nhằm hỗ trợ thanh khoản ở mức độ phù hợp cho các NHTM.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, quy mô giao dịch trên thị trường nội tệ liên ngân hàng cũng liên tục tăng, nhất là trong giai đoạn từ năm 2006-2010. Điều này một phần là do các can thiệp linh hoạt của NHNN nhằm bảo đảm thanh khoản trên thị trường và một phần do quan hệ chặt chẽ của giới ngân hàng (trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều thuận lợi) giúp tạo niềm tin cho các giao dịch. Tuy nhiên, kể từ năm 2011, thị trường nội tệ liên ngân hàng bắt đầu gặp vấn đề về niềm tin, khi một số tổ chức tín dụng cho vay yêu cầu tổ chức tín dụng đi vay phải có tài sản thế chấp thì mới cho vay. Chính ở đây, việc cho phép thành lập quá nhanh các NHTM có quy mô nhỏ mà không lưu tâm đầy đủ đến bảo đảm an toàn vốn và giám sát chặt hoạt động của các NHTM này, nhất là trong mô hình tăng trưởng với tín dụng khá dễ dãi, đã khiến một số NHTM lâm vào khó khăn về thanh khoản.

Trước bối cảnh mô hình tăng trưởng dựa nhiều vào mở rộng đầu tư công và tín dụng bộc lộ nhiều yếu kém cố hữu, phần nào dẫn đến tình trạng bất ổn kinh tế vĩ mô trong nhiều năm trước đó, từ năm 2011, Chính phủ đã thể hiện quyết tâm xác lập lại ổn định kinh tế vĩ mô và chấp nhận hướng tới một mức tăng trưởng kinh tế hợp lý

để ưu tiên kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, cùng với quá trình này, tín dụng và cung tiền cũng bị cắt giảm, qua đó gây áp lực đối với nhiều NHTM. Áp lực tái cơ cấu hệ thống NHTM trở nên hiện hữu, buộc Thủ tướng Chính phủ phải ban hành Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 1/3/2012 về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng vào cuối năm 2011, dù kết quả thực hiện cho đến hết năm 2012 là chưa nhiều, và quá trình chỉ được đẩy nhanh và hoàn thành (theo công bố của NHNN) vào nửa cuối năm 2013.

Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng

Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 10/1994. Tương tự như thị trường nội tệ liên ngân hàng, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do NHNN tổ chức, giám sát và điều hành nhằm hình thành một thị trường mua bán ngoại tệ có tổ chức giữa các tổ chức tín dụng là thành viên thị trường. Bên cạnh đó, NHNN còn tham gia thị trường với tư cách là người mua, người bán cuối cùng thực hiện can thiệp khi cần thiết vì mục tiêu trung gian của CSTT (cụ thể là ổn định tỷ giá). Đối với thị trường này, NHNN thực hiện hoạt động điều hành thông qua: (i) công bố tỷ giá chính thức hàng ngày của VNĐ so với USD dựa trên tỷ giá giao dịch bình quân của thị trường; (ii) quy định biên độ giao dịch so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng được công bố hàng ngày;

(iii) thực hiện vai trò mua, bán ngoại tệ cuối cùng để can thiệp vào thị trường. Tỷ giá chính thức này và biên độ giao dịch được công bố cho từng thời kỳ sẽ là cơ sở để các NHTM thực hiện các giao dịch mua, bán USD.

Thị trường có 92 thành viên là các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ. So với các cấu phần thị trường tiền tệ khác, nhìn chung, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là thị trường có tổ chức chặt chẽ và hoạt động hiệu quả hơn (Nguyễn Xuân Trình và cộng sự, 2009). Tuy vậy, trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam còn bị vàng hóa và đô-la hóa ở mức độ cao, hoạt động giao dịch ngoại tệ của các

NHTM (với người dân, doanh nghiệp hoặc trên thị trường liên ngân hàng) trong một số trường hợp còn bất cập.

Thị trường tín phiếu kho bạc

Thị trường tín phiếu kho bạc bắt đầu vận hành từ năm 1995. NHNN làm đại lý phát hành cho Kho bạc Nhà nước trong việc tổ chức đấu thầu tín phiếu kho bạc nhà nước. Đối tượng tham gia thị trường này là các định chế tài chính hoạt động tại Việt Nam bao gồm: (i) Các NHTM, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các loại hình ngân hàng khác hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng; (ii) Các công ty tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ bảo hiểm, quỹ đầu tư hoạt động tại Việt Nam. Các thành viên tham gia này phải đáp ứng các điều kiện quy định và phải được NHNN xem xét, công nhận thành viên.

Ngoài tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN cũng là hàng hoá được giao dịch trên thị trường. Tín phiếu NHNN là giấy tờ có giá ngắn hạn, được tự do mua bán, chuyển nhượng, cầm cố giữa các tổ chức tín dụng, cầm cố để vay vốn hoặc chiết khấu tại NHNN. Chính ở đây, việc thị trường tín phiếu kho bạc vận hành hiệu quả và thông suốt sẽ có những tác động tích cực đối với hoạt động điều hành của NHNN.

Thị trường mở

Nghiệp vụ thị trường mở bắt đầu được thực hiện từ ngày 12/7/2000. Đây là một bước tiến lớn để NHNN có thể điều hành thị trường tiền tệ một cách gián tiếp hơn, đồng thời có cơ chế hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM để bảo đảm an toàn hệ thống mà ít phải vận dụng các biện pháp hành chính hơn. Hàng hoá giao dịch là các giấy tờ có giá ngắn hạn phát hành bằng VNĐ đã được đăng ký với NHNN như tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN và một số giấy tờ có giá ngắn hạn khác do Thống đốc NHNN quy định. Phương thức giao dịch được thực hiện là mua, bán hẳn hoặc giao dịch có kỳ hạn (bán

và cam kết mua lại) và chỉ áp dụng một phương thức cho trong một phiên giao dịch. Các thành viên tham gia thị trường còn ít, khá thưa thớt. Ngoài ra, tác động điều tiết vốn khả dụng và ảnh hưởng đến động thái tiền tệ của thị trường mở còn rất nhỏ.

Bên cạnh nghiệp vụ thị trường mở, NHNN còn thực hiện chiết khấu và tái chiết khấu để cung cấp vốn khả dụng cho các tổ chức tín dụng. NHNN chỉ chiết khấu, tái chiết khấu các giấy tờ có giá ngắn hạn là các tín phiếu Kho bạc Nhà nước phát hành thông qua đấu thầu tại NHNN, tín phiếu NHNN. Trong từng thời kỳ, NHNN quy định tổng hạn mức cho nghiệp vụ chiết khấu trong từng thời kỳ và tổng hạn mức chiết khấu cho từng ngân hàng dựa trên vốn tự có, tình hình hoạt động của các ngân hàng.

Thị trường tín dụng trung dài hạn

Các doanh nghiệp Việt Nam nhận tín dụng chính thức từ các nguồn sau: (i) các khoản tín dụng từ các tổ chức tín dụng ngân hàng gồm các NHTM nhà nước, các NHTM cổ phần, NHTM liên doanh, chi nhánh các ngân hàng nước ngoài và NHTM 100% vốn nước ngoài, các quỹ tín dụng nhân dân; (ii) các khoản vay thương mại từ các công ty cho thuê tài chính, các công ty tài chính và một phần hoạt động cho vay trực tiếp từ quỹ đầu tư của các công ty bảo hiểm;

(iii) các khoản vay ưu đãi từ các ngân hàng chính sách và từ chính sách ưu đãi lãi suất kích cầu. Ngoài ra, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn thực hiện các khoản vay nước ngoài từ ngân hàng nước ngoài hoặc từ công ty mẹ ở nước ngoài.

Nhìn chung, tín dụng ngân hàng vẫn là kênh huy động vốn chủ yếu của các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam. Mặc dù là bộ phận quan trọng nhất của thị trường tài chính, nhưng thị trường này cũng chưa thực sự phát triển và hiện đang gặp nhiều vấn đề có tính hệ thống như chất lượng tín dụng thấp, tỷ lệ nợ xấu tương đối cao nếu xét theo chuẩn mực quốc tế, năng lực của các NHTM, nhất là các NHTM nhà nước và khả năng giám sát, kiểm tra chưa đáp ứng

yêu cầu. Bản thân việc tiếp cận tín dụng chính thức nhìn chung chưa thực sự dễ dàng, nhất là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, một phần do ngân hàng và các doanh nghiệp này chưa tìm được tiếng nói chung về các quy định, tài sản thế chấp, yêu cầu thông tin, v.v...

Bên cạnh thị trường tín dụng chính thức do các tổ chức tín dụng cung cấp, còn có một thị trường tín dụng phi chính thức chủ yếu diễn ra ở nông thôn, tuy quy mô không lớn nhưng có phạm vi hoạt động và ảnh hưởng rộng cần được xem xét như là một bộ phận của thị trường tài chính Việt Nam.

Việc điều hành kênh tín dụng được thực hiện một phần thông qua việc quy định chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với các NHTM và một phần gián tiếp thông qua việc can thiệp vào thanh khoản của chính các NHTM. Trong một thời gian dài, NHNN đề ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng của cả nền kinh tế (tùy theo mục tiêu tăng trưởng kinh tế và lạm phát được Quốc hội phê duyệt). Tuy vậy, một số NHTM và định chế tài chính có mức tăng trưởng tín dụng cao hơn mức tăng trưởng tín dụng chung. Lo ngại đặt ra là chỉ tiêu tín dụng của toàn nền kinh tế khó áp cho từng ngân hàng riêng lẻ, trong khi một số NHTM có thế tăng trưởng tín dụng quá cao so với năng lực quản trị và tài chính của mình. Từ năm 2012, NHNN đã thay đổi phương thức cấp tín dụng; theo đó, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng được xác định ở các mức khác nhau tùy thuộc vào tình hình hoạt động nói chung và chất lượng tín dụng nói riêng ở các NHTM.

Thị trường cổ phiếu

Thị trường Chứng khoán Việt Nam chính thức đi vào hoạt động vào tháng 7/2000. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng trực tiếp quản lý nhà nước về hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán (TTCK); Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (SGDCK) (gọi tắt là HOSE) và SGDCK Hà Nội (gọi tắt là HNX) trực thuộc UBCKNN. HOSE là nơi niêm yết và thực hiện các giao dịch tập trung cổ phiếu của các

công ty niêm yết với điều kiện niêm yết nhìn chung khắt khe hơn về vốn và hiệu quả hoạt động. HNX thực hiện niêm yết, giao dịch cổ phiếu của các công ty niêm yết có điều kiện niêm yết ít khắt khe hơn và trái phiếu các công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCOM), đồng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chính sách tiền tệ (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)