Thực trạng ảnh hưỏng của tỷ giá hối đoái đối với hoạt động kinh doanh thuốc nhập khẩu

Một phần của tài liệu Các biện pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của tỷ giá hối đoái đến hoạt động kinh doanh thuốc nhập khẩu của Công ty Dược-Vật tư y tế Thanh Hóa THEPHACO (Trang 37)

thuốc nhập khẩu của công ty

2.3.1.Ảnh hưởng tích cực:

Tỷ giá giảm,giá bán vẫn cao trong khi giá trị tiêu dùng thuốc trên đầu người liên tục tăng nhanh tạo điều kiện phát triển lợi nhuận cho công ty

Qua hình 2.1 chúng ta có thể nhận thấy rằng,kháng sinh và vitamin là nhóm mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất (hơn 10 %) qua đó có thể nhận thấy rằng xu hướng sử dụng và tiêu dùng thuốc nhập khẩu trong những năm gần đây luôn có xu hướng tăng nhanh.Nguyên nhân đầu tiên là do sự xuất hiện của một số bệnh mới,mang tính chất nguy hiểm trong khi Việt Nam lại chưa đủ điều kiện để sản xuất các loại thuốc

đặc trị các chứng bệnh này,nguyên nhân thứ hai có thể kể đến là việc nhu cầu sống của người tiêu dùng ngày càng cao đòi hỏi chất lượng thuốc chữa bệnh ngày càng cao,bên cạnh đó,việc nhịp hiện đại khiến cho người tiêu dùng có xu hướng tiếp cận với các sản phẩm chức năng để phòng và giảm nguy cơ mắc bệnh.Chính vì những nguyên nhân trên mà nhu cầu nhập khẩu thuốc của công ty trong những năm gần đây có xu hướng tăng nhanh từ hơn 5 triệu USD năm 2008 lên 9 triệu USD và 10 triệu USD trong hai năm 2009 và 2010 (Bảng 2.4) với một công ty mà hoạt động nhập khẩu còn rất non trẻ thì qua đây có thể thấy được nhu cầu về thuốc trên thị trường là cực kỳ lớn và luôn có xu hướng tăng nhanh.Hơn nữa,với việc phát triển mạng lưới phân phối ra ba miền và thị trường nội tỉnh rộng lớn với số dân đông hứa hẹn trong tương lai hoạt động nhập khẩu thuốc của công ty sẽ ngày càng trở nên phát triển cả về doanh thu lẫn quy mô nhập khẩu

Chính vì vậy,với sự biến động của việc tỷ giá giảm,công ty có thể nhập khẩu được nhiều đơn hàng hơn,với số lượng nhiều hơn và chủng loại phong phú hơn với cùng một lượng tiền chi ra.Ngoài ra,tỷ lệ chênh lệch giữa giá thuốc mua vào và giá bán ra ở một số biệt dược,chuyên khoa sâu thường từ 20%-60%,có trường hợp cá biệt tỷ lệ này lên tới tới 279%( thuốc chữa ung thu ).Tỷ giá giảm,giúp công ty thu được nhiều lợi nhuận hơn với việc nhập khẩu được nhiều đơn hàng hơn

Một thực tế khác được ghi nhận ở địa bàn tỉnh cũng như trên thị trường Việt Nam,là mỗi khi có sự ảnh hưởng của tỷ giá hay các nguyên nhân khác tác động làm tăng giá thuốc thì đồng loạt cả thuốc nhập khẩu và thuốc nội đều tăng giá.Nhưng khi giá chi phí đầu vào đã được đưa về mức cân bằng trước đó hoặc thậm chí có thể còn thấp hơn mức chi phí trước đó thì các công ty thường không giảm về mức giá trước đó đã phân phối.Đây là một thực tế rất bất lợi đối với người tiêu dùng,nhưng đứng trên khía cạnh kinh doanh thì đây chính là yếu tố rất có lợi cho việc gia tăng lợi nhuận.Cụ thể như tại THEPHACO đầu năm 2010 có nhập 20 đơn hàng thuốc nhập khẩu,ngay sau đó,các mặt hàng nhập khẩu tăng giá do việc đồng NDT tăng giá so

với USD.Với thực tế đó,công ty có thể đạt được lợi nhuận khá lớn ngay cả khi tỷ giá tăng,và khi tỷ giá bình ổn trở lại mà giá của các mặt hàng vẫn ở giá cao

Cạnh tranh trên thị trường chính còn thấp,gần như công ty đang là độc quyền trên thị trường nội tỉnh

Với tổng giá trị các đơn hàng lên đến hàng trăm tỷ đồng thì dễ dàng có thể nhận thấy thị trường nội tỉnh là thị trường kinh doanh chính của công ty.Với số dân toàn tỉnh gần 4 triệu người thì có thể nhận thấy đây là thị trường béo bở đối với bất cứ doanh nghiệp nào.Nhưng trên thực tế,thì tại thời điểm hiện nay chỉ mới có công ty Dược TRAPHACO và một số doanh nghiệp nhỏ khác bước đầu kinh doanh trên địa bàn tỉnh với số lượng và doanh thu còn khá thấp.Trong khi đó,công ty Dược vật tư y tế Thanh Hóa lại được sự tín nhiệm lớn của lãnh đạo tỉnh và các cơ sở y tế trong tỉnh,đó chính là lợi thế cạnh tranh lớn cho công ty so với các đối thủ cạnh tranh khác.Mặt khác,với tiền thân là doanh nghiệp nhà nước chính vì thế về cơ sở vật chất và các khách hàng luôn được giữ ở mức ổn định,tổng chi phí so với doanh thu luôn ở mức ổn định,chính vì vậy đã tạo điều kiện cạnh tranh tốt cho công ty.Hiện nay,công ty còn được ưu tiên trong các hợp đồng cung ứng thuốc nhập khẩu cho các bệnh viện và cơ sở y tế trong toàn tỉnh.Có thể nói,trong việc nhập khẩu và cung ứng thuốc trên địa bàn tỉnh thì công ty đang còn trong giai đoạn độc quyền.Với giá thuốc liên tục tăng như vậy thì ở vị thế độc quyền thì lợi nhuận của công ty sẽ liên tục tăng.Nếu tỷ giá đồng Nhân dân Tệ của Trung Quốc và Rupee của Ấn độ là hai thị trường nhập khẩu chính của công ty có xu hướng giảm thì công ty sẽ đạt được rất nhiều lợi nhuận từ việc nhập khẩu và cung ứng thuốc

2.3.2.Ảnh hưởng tiêu cực

Ảnh hưởng về giá

Về giá nhập khẩu, có thể nói, thuốc kháng sinh là mặt hàng có giá dễ thay đổi nhất do số lượng mặt hàng phong phú, lượng nhập lớn. Bên cạnh đó, đây cũng là

nhóm hàng nhạy cảm, dễ bị chi phối do giá nguyên liệu, phụ liệu, nhiên liệu tác động lên.

Năm 2008 công ty buộc phải tăng giá một vài loại thuốc nhập khẩu nguồn từ Pháp (mức tăng 5-17% ở khu vực phía Bắc và từ 12-23% ở khu vực miền Trung); khu vực kinh doanh của công ty tại TPHCM cũng có một vài loại kháng sinh nguồn nhập từ Ấn Độ tăng giá, mức tăng xấp xỉ 10%. Thuốc ngoại tăng giá gồm (amoxicilin của Ấn Độ và Thuỵ Sĩ tăng từ 7,14-12,9%, Tanganil của Pháp tăng 12,4%, Theostat của Pháp tăng 12,5%…)

Năm 2009,đáng chú ý, có những mặt hàng được nhập liên tục nhưng giá mỗi lần nhập đều thay đổi như: Alurix 250 mg của Ấn Độ dao động 12,26 – 13,22 USD/hộp; Amoksiklav của Slovenia dao động 2,5 – 2,7 USD/hộp; Ampicillin 500 mg của Ấn Độ dao động 2,28 – 2,5 USD/hộp; Cefalexin 500 mg của Ấn Độ dao động 3,20 – 3,83 USD/hộp…Bên cạnh đó, đây cũng là nhóm hàng tập trung nhiều mặt hàng nhập khẩu song song. Thuốc kháng sinh nhập khẩu song song chủ yếu là các loại thuốc của Ấn Độ, Hàn Quốc và Hồng Kông.Khảo sát các loại thuốc kháng sinh nhập về trong 8 tháng đầu năm 2009 cho thấy tỉ lệ chênh lệch về giá giữa các thị trường khá cao đối với một số mặt hàng như: Pyrazinamide, Cephalexin 500 mg, Cefuroxime 750 mg, Lenmital, Cefonen 1G, Cefixime 200 mg… có khoảng cách chênh lệch về giá trên 30%. Nhìn chung, thuốc nhập khẩu song song từ Ấn Độ thường có đơn giá thấp hơn so thị trường khác.

Qua thực tế trên ta có thể nhận thấy ảnh hưởng tiêu cực của tỷ giá là làm giá thuốc thành phẩm nhập khẩu tăng dẫn tới suy giảm mạnh lợi nhuận gộp của công ty khi kinh doanh thuốc nhập khẩu.Bên cạnh đó,việc tăng giá ở các sản phẩm nhập khẩu khiến cho số lượng thuốc nhập khẩu của công ty sụt giảm dẫn đến việc suy giảm lợi nhuận do việc thu hẹp thị trường và số lượng thuốc phân phối cho thị trường

Thị trường tiêu thụ thuốc

Việc tăng giá thuốc ảnh hưởng mạnh đến người người tiêu dùng đặc biệt là những người có thu nhập thấp, vì vậy đây luôn là mối quan tâm của người dân, ngành y tế và đặc biệt là từ phía Chính phủ. Dược phẩm được xếp vào danh mục hàng hóa thực hiện bình ổn giá của Chính phủ. Điều này đã làm cho giá chỉ tăng rất ít so với chi phí đầu vào.Như vậy,công ty rất khó tăng giá,mà mức độ tăng cũng không thể lớn bằng sự biến động tỷ giá,chính vì vậy,sẽ làm giảm bớt lợi nhuận của công ty. Thực hiện lộ trình cam kết WTO, từ ngày 1-1-2009, thị trường bán lẻ trong nước được mở cửa. Đối với dược phẩm, một lĩnh vực có tác động mạnh tới đời sống, việc mở cửa thị trường bán lẻ sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp dược phẩm nước ngoài được quyền xuất nhập khẩu, phân phối thuốc ở Việt Nam. Thực tế này sẽ tạo ra nhiều sức ép với thị trường trong nước, nhất là đối với doanh nghiệp nội địa khi mà hơn 50% thị phần thuốc trong nước vẫn là thuốc ngoại nhập,chính vì thế,việc giá nhập thuốc đầu vào tăng sẽ làm cho công ty mất đi vị thế cạnh tranh trên chính thị trường của mình.Điều này,cần sự quan tâm đặc biệt của nhà nước cũng như nghiên cứu kỹ lưỡng của công ty về chiến lược cạnh tranh trong sự biến động của tỷ giá hối đoái

2.4. Các biện pháp Thephaco đã sử dụng để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của tỷ giá hối đoái đến hoạt động kinh doanh thuốc nhập khẩu

Theo dõi sát sao và đưa ra nhưng dự báo về biến động của tỷ giá

Thời điểm thực hiện: Trong giai đoạn từ năm 2008-2010 là giai đoạn mà tỷ giá có những biến động mạnh mẽ nhất từ khoảng xấp xỉ 16.000 đồng năm 2008 đã tăng lên trên 20.000 đồng năm 2010.Bên cạnh đó,đồng nhân dân tệ cũng tăng khoảng 25% trong giai đoạn này,chính vì vậy,đã khiến cho giá nhập khẩu biến động thất thường,có thời điểm tăng biến động trong từng ngày thậm chí từng giờ

Phương thức thực hiện:Công ty cử cán bộ phòng xuất nhập khẩu bám sát theo dõi cập nhật giá từng thời điểm dự báo giá có xu hướng lên hay xuống để kịp thời báo cáo cho tổng giám đốc nhập khẩu đúng thời điểm giá thành tốt nhất mà vẫn đáp ứng đủ nguyên liệu kịp tiến độ sản xuất của công ty. Bên cạnh đó qua tìm hiểu thị trường tìm hiểu qua bạn hàng,đối tác,qua thông tin của nhà sản xuất,thấy giá nguyên liệu đang có xu hướng giảm,công ty tạm ngừng nhập khẩu trong thời điểm đấy,đợi thời điểm thích hợp và có dự báo giá thành tốt nhất sẽ quyết định nhập

Hiệu quả mang lại: Cuối năm 2010 công ty đã kịp thời nhập khẩu hơn 20 hợp đồng thuốc với tổng giá trị hơn 1 triệu USD với giá cả ưu đãi và rất cạnh tranh đem lại lợi nhuận hơn 1 tỷ đồng do nhập đúng thời điểm giá tốt nhất,bởi sau khi ký xong hợp đồng thì giá thuốc trên thị trường liên tục tăng như Amox ,Ampi tăng 110%, Chloramphenicol, Trimethoprim, Dextromono hydrat tăng 210%,Licomycin,Piracetam,Ciprofloxacin tăng 110%. Các mặt hàng khác đều tăng ít nhất 103% do tỷ giá đồng nhân dân tệ tăng 103% so với đồng đô la.

Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá

Thời điểm thực hiện: Trong giai đoạn 2008-2010 có những thời điểm mà công ty đạt được lợi nhuận dôi ra do biến động tỷ giá cụ thể như cuối năm 2008 công ty có ký hợp đồng nhập khẩu thuốc với tỷ giá lúc đó là 16.500 đồng,đến cuối năm 2009 khi công ty bắt đầu phân phối mặt hàng thì tỷ giá đã là hơn 17.000 đồng.Đây chính là thời điểm mà công ty đã trích quỹ dự phòng rủi ro về tỷ giá vì dự đoán tỷ giá sẽ còn có chiều hướng tăng ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu của công ty

Phương thức thực hiện: Khi nào kiếm được phần lợi nhuận dôi thêm do biến động tỷ giá thuận lợi công ty sẽ trích phần lợi nhuận này lập ra quỹ dự phòng bù đắp rủi ro tỷ giá. Khi nào tỷ giá biến động bất lợi khiến công ty bị tổn thất, thì sử dụng quỹ này để bù đắp, trên cơ sở đó hạn chế tác động tiêu cực đến kết quả hoạt động kinh doanh.Cụ thể,năm 2009 quỹ dự phòng này được trích lập 1.137.559.775 VND.Đây chỉ là giải pháp tình thế của công ty trong giai đoạn tỷ giá biến động mạnh và có chiều hướng xấu đối với hoạt động nhập khẩu của công ty

Hiệu quả mang lại: Về mặt thực tế thì giải pháp này chỉ là giải pháp tình thế nên hiệu quả đem lại rất thấp.Bên cạnh đó,công ty thực sự cũng chưa lường được hết sự biến động của tỷ giá nên thực sự quỹ dự phòng này là thấp so với sự biến động của tỷ giá ( tăng gần 2.000 đồng).Nhưng nó cũng phần nào đó,giải quyết một số gánh nặng của công ty trong việc giải quyết sức ép của tỷ giá lên hoạt động nhập khẩu

Sử dụng thị trường tiền tệ và các ưu đãi của ngân hàng

Thời điểm thực hiện: Vì công ty là một trong những doanh nghiệp kinh doanh lớn trong tỉnh,chính vì thế nên luôn được các ngân hàng hỗ trợ thanh toán với mức giá ổn định.Bên cạnh đó,khi tỷ giá có sự biến động giảm xuống công ty đã nhanh nhạy trong việc sử dụng thị trường tiền tệ

Phương thức thực hiện: Công ty đã tăng cường hoạt động nhập khẩu thuốc và nguyên phụ liệu làm thuốc phục vụ cho sản xuất kinh doanh hiện nay là mang lại lợi thế cạnh tranh cho công ty,chính vì thế đã tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh cho công ty (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh đó,một biện pháp mà công ty cũng đã sử dụng trong những năm qua là trích từ lợi nhuận tiền VND để mua ngoại tệ ở các mức giá thấp phục vụ cho các hợp đồng nhập khẩu sau này.Đây là một biện pháp mà công ty đã sử dụng và đem lại khá nhiều hiệu quả,phòng tránh tốt những yếu tố của rủi ro tỷ giá.

Hiệu quả mang lại: Năm 2009-2010 tỷ giá ngoại tệ biến động rất mạnh nhưng công ty vẫn được các ngân hàng hỗ trợ cho thanh toán với mức tỷ giá ngoại tệ tương đối ổn định,tỷ giá USD công ty thanh toán ở ngân hàng thường thấp hơn so với thanh toán ở thị trường ngoài từ 7-10%

Bên cạnh đó,năm 2008 khi giá USD chỉ là hơn 16.000 VND,công ty đã mua 1,1 triệu USD,để phục vụ cho mục tiêu nhập khẩu năm 2009 mà công ty dự đoán là giá USD sẽ tăng.Năm 2009,khi tỷ giá USD là 16.900 công ty cũng đã mua 1,5 triệu USD để thực hiện mục tiêu nhập khẩu cuối năm 2009.Nhưng mới đây,chính phủ ban hành pháp lệnh cấm buôn bán ngoại tệ ở thị trường tự do thì biện pháp này gần như

không có tác dụng,vì nếu muốn mua ngoại tệ ở ngân hàng thì công ty phải thực sự có nhu cầu,nhưng khi có nhu cầu thực sự thì chưa chắc tỷ giá đã ở mức thấp.

Bước đầu sử dụng giải pháp xuất nhập khẩu song hành

Thời điểm thực hiện: Đối với giải pháp này công ty đang xem xét để trở thành phương án phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái trong thời gian dài,và thị trường được hướng đến là Trung Quốc và Hàn Quốc

Phương thức thực hiện: Hiện công ty có hai sản phẩm tương đối được ưa thích là viên trị đau lưng Hydan được ưa chuộng ở thị trường Trung Quốc và ống thuốc uống Biofil khá được ưa chuộng ở thị trường Hàn Quốc.Chính vì thế,công ty đã lên kế hoạch phát triển và cung cấp sản phẩm ở hai thị trường này.Mới đây công ty đã cho nghiên cứu thị trường và bước đầu xuất khẩu một số đơn hàng nhỏ sang hai thị trường này.Đây chính là bước tiến lớn trong quá trình phát triển của công ty.Bên cạnh đó,sẽ tạo tiền đề cho việc xuất khẩu các sản phẩm khác.Ngoài ra,có thể tạo cơ hội có thêm nguồn ngoại tệ cho công ty,hoặc các hợp đồng hàng đổi hàng với các đối tác nước ngoài

Hiệu quả mang lại: Giải pháp này thực sự là một bước tiến đối với công ty vì nó có rất nhiều lợi ích.Đầu tiên,nó giúp cho công ty có thể mở rộng thị trường sang các quốc gia khác,thứ hai,nó giúp cho công ty ổn định được nguồn hàng và có thêm được các nguồn thu về ngoại tệ.Và cuối cùng,rất quan trọng là nó giúp cho công ty có thể giảm bớt gánh nặng về rủi ro tỷ giá trong giai đoạn tỷ giá biến động mạnh

Một phần của tài liệu Các biện pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của tỷ giá hối đoái đến hoạt động kinh doanh thuốc nhập khẩu của Công ty Dược-Vật tư y tế Thanh Hóa THEPHACO (Trang 37)