Đánh giá việc sử dụng các biện pháp mà Thephaco đã sử dụng để hạn chế ảnh hưởng

Một phần của tài liệu Các biện pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của tỷ giá hối đoái đến hoạt động kinh doanh thuốc nhập khẩu của Công ty Dược-Vật tư y tế Thanh Hóa THEPHACO (Trang 44)

chế ảnh hưởng tiêu cực của tỷ giá hối đoái đến hoạt động kinh doanh thuốc nhập khẩu

2.5.1.Ưu điểm

Các giải pháp được công ty sử dụng ở đây đều đã đạt được những hiệu quả nhất định.Xét về tính hiệu quả thì các giải pháp đã phần nào giải quyết được những khó khăn gây ra bởi tỷ giá hối đoái,còn hiệu quả về mặt kinh tế thì có thể thấy rõ,công ty đã tiết kiệm được hàng tỷ đồng nhờ việc sử dụng các biện pháp này.Bên cạnh đó,việc sử dụng các biện pháp giúp công ty ổn định được các nguồn cung ứng thuốc,các kế hoạch nhập khẩu không bị ảnh hưởng nhiều,từ đó trở thành bạn hàng uy tín của các đối tác cung ứng thuốc trên thế giới.Mặt khác,các giải pháp còn tận dụng được tối đa sự quan tâm của chính quyền tỉnh và các ngân hàng thương mại kinh doanh trên địa bàn tỉnh qua các chính sách về ưu tiên trong cung ứng thuốc hay bán ngoại tệ với giá ưu đãi

Phương thức thực hiện

Các giải pháp mà công ty đã thực hiện đều là những biện pháp đơn giản,mang tính tình thế,chính vì thế phương thức thực hiện đơn giản mà chi phí bỏ ra lại thấp.Các giải pháp này không đòi hỏi quá nhiều các phương pháp nghiệp vụ nên có thể dễ dàng áp dụng vào bất cứ thời điểm nào.Ngoài ra việc thực hiện còn giúp cho các cán bộ của phòng xuất nhập khẩu có thể nâng cao được nghiệp vụ,khả năng phân tích và dự đoán tình hình trở nên tốt hơn giúp ích rất nhiều cho công ty.Và nhiệm vụ của phòng kế toán cũng sẽ hết sức quan trọng để quản lý các luồng tiền một cách tốt nhất không để gây ra tình trạng thất thoát khi dùng vào mục đích khác

2.5.2.Hạn chế

Tính triệt để

Với những giải pháp trên,công ty mới chỉ thực hiện ở mức độ rất thấp,tần suất sử dụng ít,vì thế việc ngăn ngừa triệt để rủi ro từ tỷ giá là còn thấp.Với việc nhập khẩu thuốc đầu vào tăng cao trong giai đoạn 2009-2010,nhiều mặt hàng của công ty đã phải điều chỉnh tăng giá,việc này đã làm cho một số hợp đồng với các cơ sở y tế trong tỉnh phải đàm phán lại,người tiêu dùng có xu hướng chuyển qua các sản phẩm nội trừ các sản phẩm biệt dược độc quyền hoặc chuyên khoa sâu.Lý do cho tình

trạng trên là việc ngành dược trong nước nói chung và công ty nói riêng có rất nhiều những tiến bộ,ngày càng phát triển,các sản phẩm sản xuất ra đã được nhiều người tiêu dùng chấp nhận vì chất lượng đảm bảo mà giá thành thì thấp hơn so với sản phẩm ngoại. Chính việc tăng giá đã ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ kinh doanh cũng như doanh thu của công ty

Chi phí cơ hội

Mặc dù các giải pháp đã sử dụng không phải bỏ ra nhiều chi phí về mặt kinh tế,nhưng nó sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến chi phí cơ hội để sử dụng nguồn vốn đó.Việc trích quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá cũng đã có những ảnh hưởng nhất định,cụ thể lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2009 chỉ ở mức 14 tỷ trong khi đó,việc trích trừ lên đến 1,2 tỷ đồng.Việc này ảnh hưởng đến mục tiêu đầu tư cơ sở sản xuất của công ty ở khu đông bắc Ga và việc hoàn thành dự án ở khu công nghiệp Hà Bình Phương-TP Hà Nội.Ngoài ra,với việc mua ngoại tệ dự trữ cũng làm cho nguồn vốn của công ty không được lưu chuyển,từ đó,sẽ tạo ra một khoảng tiền lớn “chết” trong khoảng 6-12 tháng mà không tạo ra một chút lợi nhuận nào

2.5.3.Nguyên nhân của những hạn chế

Nguyên nhân chủ quan

Công ty chưa thực sự chú trọng đến khâu dự báo tỷ giá,những biện pháp đưa ra chủ yếu mang tính dự đoán nhiều hơn,chưa có nhiều những báo cáo phân tích cụ thể về tình hình biến động của tỷ giá hối đoái.Chính vì vậy,những biện pháp đưa ra chỉ mang tính tình thế,giải quyết tình thế trước mắt hơn là đưa ra những giải pháp mang tính dài hạn.Bên cạnh đó,nguồn lực của công ty còn nhiều hạn chế,số cán bộ về kinh doanh xuất nhập khẩu còn rất ít và thiếu kinh nghiệm trong việc đối phó với biến đổi tỷ giá

Là một công ty thuộc nhà nước chỉ mới chuyển sang cổ phần được 8 năm,chính vì thế,việc đối phó với các biến đổi kinh tế của công ty còn khá nhiều hạn chế.Bên cạnh đó,việc phòng xuất nhập khẩu mới chỉ được thành lập tháng 10 năm 2008,nên

quy trình cũng như các công trình nghiên cứu về xuất nhập khẩu cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xuất nhập khẩu là chưa có,hoặc đang trong giai đoạn nghiên cứu.Cụ thể ở đây,việc nghiên cứu các biến động về tỷ giá cũng chỉ đang bước đầu được theo dõi và phân tích trong năm 2010.Có thể nói,công ty đang còn trong giai đoạn học hỏi và rút đúc các kinh nghiệm.

Vì thị trường chính của công ty là thị trường trong nước nên nguồn thu chủ yếu của công ty là VND,đây sẽ là bất lợi rất lớn cho công ty,bởi hầu hết nguyên liệu và thành phẩm của công ty đều phải nhập khẩu bằng ngoại tệ,mà trong giai đoạn 2008- 2010 thì VND liên tục mất giá so với các đồng ngoại tệ khác.Chính điều này đã làm cho công ty rất khó khăn trong việc nhập khẩu và buộc công ty phải đề ra những giải pháp để có được các nguồn thu ngoại tệ khác

Nguyên nhân khách quan

Ngành dược Việt Nam còn thiếu định hướng và đang phải đối mặt với hàng loạt thách thức. Mặc dù nước ta là một quốc gia có nguồn dược liệu đa dạng và phong phú cả về số lượng, chất lượng, chủng loại nhưng vẫn chưa được khai thác tốt để đáp ứng nhu cầu xã hội,do đó phần lớn phải phụ thuộc vào nguồn thuốc ngoại nhập.Bên cạnh đó, mạng lưới cung ứng, phân phối dược vẫn mang tính tự phát, thiếu chuyên nghiệp và tiêu chuẩn hóa nên chưa đóng vai trò chủ đạo để bình ổn thị trường thuốc trong nước cả về nguồn cung cấp, cũng như giá cả

Thị trường nhập khẩu thuốc chủ yếu của công ty là Trung Quốc,đây lại là thị trường có sự biến động tỷ giá diễn ra mạnh mẽ nhất,với việc thả nổi đồng NDT,chính vì vậy,ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động kinh doanh thuốc nhập khẩu của công ty

Nền kinh tế thế giới thời gian vừa qua đang có dấu hiệu phục hồi nhưng những biến động về tỷ giá ngày càng xảy ra nhiều hơn và có biên độ lớn hơn.Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật chung đó,liên tục trong thời gian vừa qua,ngân hàng nhà nước ba lần điều chỉnh giá VND so với đồng USD.Với việc làm này chính phủ đang hướng tới việc giữ đồng nội tệ trở nên cạnh tranh hơn, từ đó hỗ trợ cho xuất

khẩu trong bối cảnh Việt Nam đã có lợi thế là một nước có nguồn lực lao động cạnh tranh. Và tất cả hướng tới mục tiêu cuối cùng là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.Nhưng xét trong tổng thể,khi Việt Nam còn là nước phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu,kể cả những ngành xuất khẩu chủ đạo thì việc điều chỉnh này gây khó khăn rất nhiều cho doanh nghiệp khi nhập khẩu những nguyên liệu và thành phẩm để sản xuất và kinh doanh

Chương III.GIẢI PHÁP HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC VẬT TƯ Y TẾ THANH HÓA-THEPHACO

Một phần của tài liệu Các biện pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của tỷ giá hối đoái đến hoạt động kinh doanh thuốc nhập khẩu của Công ty Dược-Vật tư y tế Thanh Hóa THEPHACO (Trang 44)