MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY LONG PHAN TRONG THỜI GIAN TỚ

Một phần của tài liệu Tình hình tổ chức giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại công ty tnhh tm dv long phan (Trang 35)

LONG PHAN TRONG THỜI GIAN TỚI

1. Các mục tiêu của Công ty Long Phan trong thời gian tới

Với đà tăng trưởng về xuất nhập khẩu như hiện nay và sự ra đời không ngừng của các công ty giao nhận thì việc đề ra một mục tiêu chiến lược là rất quan trọng đối với công ty. Trong những năm tới, công ty cần tập trung vào những mục tiêu chính sau:

+ Đạt được mức tăng trưởng lợi nhuận 25% so trong vòng 3 năm tới.

+ Trong 2 năm tiếp theo sẽ cố gắng hoàn thiện các mảng dịch vụ như: vận tải nội đia; kho bãi; kiểm đếm để trở thành nhà cung cấp chuỗi cung ứng và dịch vụ logistic chuyên nghiệp

+ Mở rộng thị phần trên thị trường trong nước cũng như trên quốc tế, mở rộng thị trường phải đảm bảo được lợi nhuận, đây không phải là một vấn đề một sớm một chiều mà có thể làm được, nó đòi hỏi công ty phải có một tầm nhìn đúng đắn và dài hạn, tránh đi vào cái bẫy của việc mở rộng thị trường là làm cho doanh thu giảm đi.

+ Chú trọng vào việc xây dựng chiến lược marketing để quảng bá đến các doanh nghiệp lớn, tạo tiền đề trong việc tiếp cận và lấy được hợp đồng từ những công ty này.

+ Xây dựng chiến lược nhân sự sao cho nguồn lực luôn được ổn định lâu dài + Xây dựng quy trình theo tiêu chuẩn ISO Việt Nam.

2. Phương hướng phát triển việc tổ chức giao nhận hàng hóa xuất nhậpkhẩu tại Công ty Long Phan trong thời gian tới khẩu tại Công ty Long Phan trong thời gian tới

Tiếp tục mở rộng quan hệ giao dịch đối ngoại với các tổ chức giao nhận quốc tế thông qua hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS)

Giữ vững mối quan hệ với đại lý, những khách hàng đã ký kết hợp đồng. Đồng thời tích cực tìm kiếm bạn hàng mới, tìm hiểu thông tin, nắm chắc điểm mạnh

và điểm yếu của mình và của đối thủ cạnh tranh theo phương châm “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”.

Tăng cường nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vào quy trình quản lý của công ty. Xúc tiến kinh doanh, tăng cường quảng cáo, giới thiệu công ty thông qua các cuộc triễn lãm đến với các bạn hàng trong nước và trên thế giới.

3. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức3.1.Điểm mạnh 3.1.Điểm mạnh

+ Công ty đang trong giai đoạn tăng trưởng và mở rộng, còn nhiều tiềm năng phát triển. Do quy mô công ty chưa lớn nên còn cơ hội phát triển rất lớn.

+ Ban lãnh đạo rất tâm huyết và có năng lực. Cơ cấu tổ chức của công ty được tổ chức theo mô hình chức năng theo hình tháp (functional hierarchy) có khả năng phản ứng nhanh nhạy với thị trường và có được các quyết định kịp thời và hiệu quả.

+ Chế độ lương thưởng rõ ràng và khuyến khích được nhân viên nỗ lực làm việc để mang lại hiệu quả cho bản thân và công ty.

3.2.Điểm yếu

+ Đặc điểm ngành giao nhận làm đội ngũ nhân viên công ty thường xuyên biến động. Khi nhân viên cũ nghỉ, công ty cũng gặp khó khăn khi tuyển dụng nhân viên mới. Nhân viên mới thường thiếu kinh nghiệm, cần một khoảng thời gian để nắm bắt công việc

+ Quy mô công ty còn nhỏ nên không có ngân sách lớn cho Marketing và phát triển khách hàng mới.

+ Công ty chưa có khả năng đào tạo và phát triển nguồn nhân sự kế thừa cho sự mở rộng và thay thế nhân viên nghỉ việc.

+ Các quy trình nghiệp vụ của công ty tuy đã được tinh chỉnh và cập nhật rất nhiều nhưng vẫn còn bộc lộ những bất cập.

+ Việc kiểm soát chi phí vẫn chưa được tập trung đúng mức nên chi phí quản lý doanh nghiệp luôn ở mức cao

mở rộng cho các hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam, tạo cơ hội rất lớn cho hoạt động giao nhận phát triển.

+ Hoạt động xuất nhập khẩu đang diễn ra rất sôi động và có tỷ lệ tăng trưởng trên 20% trong những năm qua. Chính sách hướng về xuất khẩu của Việt Nam cũng như nhu cầu nhập khẩu rất lớn phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu phát triển rất mạnh.

+ Chính sách chú trọng phát triển đội tàu và ngành giao nhận, vận tải biển của Việt Nam tạo điều kiện chính sách và cơ sở vật chất cho ngành giao nhận Việt Nam phát triển.

3.4.Thách thức

+ Ngành giao nhận có sự tham gia của rất nhiều công ty với nhiều quy mô và đặc điểm khác nhau. Ở thị trường Việt Nam, sự cạnh tranh càng khốc liệt hơn nữa với sự tham gia của những hãng vận tải và giao nhận lớn nhất thế giới. Sự cạnh tranh của các công ty nước ngoài tạo ra thách thức rất lớn đối với các công ty trong nước vốn quy mô và năng lực còn nhỏ bé.

+ Đối với ngành giao nhận ở Việt Nam, một trong những thách thức lớn và thường xuyên là vấn đề thủ tục hải quan. Cách thức quản lý về hải quan hiện tại chưa tạo điều kiện tốt nhất cho các công ty trong hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.

+ Ngoài ra một rủi ro lớn khác là rủi ro về hoạt động kinh doanh. Hiện tại 60% doanh thu của công ty đến từ hàng nhập. Rủi ro rất lớn vì doanh thu của công ty quá phụ thuộc vào hàng nhập khẩu, đặc biệt khi mà thị trường hàng nhập sẽ phụ thuộc rất nhiều vào diễn biến của thị trường thế giới và hoàn toàn nằm ngoài sự kiểm soát của công ty. Điều đó dẫn đến việc một sự biến động từ thị trường giao nhận hàng nhập sẽ ngay lập tức tác động rất mạnh đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.

Môi trường bên ngoài Môi trường

bên trong

O: Những cơ hội T: Những đe doạ

S: Các điểm mạnh Chiến lược SO Chiến lược ST

W: Các điểm yếu Chiến lược WO Chiến lược WT

Chiến lược S-O : tận dụng các cơ hội để phát huy lợi thế

Mở rộng thị trường song song với khẳng định và nâng cao vị thế tại các thị trường truyền thống.

Đa dạng hoá sản phẩm đi đôi với tiếp tục phát huy lợi thế về các sản phẩm đang có thế mạnh.

Mở rộng mạng lưới đại lý nhằm giữ vững nguồn hàng chỉ định đường biển, tranh thủ khai thác nguồn thông tin thị trường, đặc biệt là thị trường nước ngoài.

Chiến lược W-O : dựa vào các cơ hội khách quan để khắc phục những điểm còn hạn chế

Cần có thêm nhiều khách hàng mới trong khi vẫn tiết kiệm được chi phí nghiên cứu thị trường, tăng hiệu quả sử dụng vốn.

Việc cải tiến các quy trình sẽ rút ngắn được thời gian làm hàng và nâng cao được chất lượng dịch vụ

Chiến lược T-S : phát huy thế mạnh nhằm đẩy lùi thách thức

Trù liệu những tình huống rủi ro có thể xảy ra bằng chuyên môn, kinh nghiệm và khả năng quản lý, nhanh chóng khắc phục những vướng mắc phát sinh trong quy trình giao nhận-> rút ngắn thời gian, tăng khả năng cạnh tranh.

Thắt chặt các quan hệ đại lý, hãng tàu để nâng dần tỷ trọng hàng chỉ định và tìm được giá tốt để nâng cao tính cạnh tranh về giá cả

Chiến lược T-W : khắc phục điểm yếu, hạn chế tối đa các rủi ro.

Cổ phần hoá để gia tăng nguồn vốn.

Nâng cao năng lực quản lý tài chính để kiểm soát chặt chẽ chi phí.

Một phần của tài liệu Tình hình tổ chức giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại công ty tnhh tm dv long phan (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w